24/05/2018, 23:21

Các phương pháp biễu diễn tri thức trên máy tính

LOGIC MỆNH ĐỀ Đây có lẽ là kiểu biểu diễn tri thức đơn giản nhất và gần gũi nhất đối với chúng ta. Mệnh đề là một khẳng định, một phát biểu mà giá trị của nó chỉ có thể hoặc là đúng hoặc là sai. Ví dụ : ...

LOGIC MỆNH ĐỀ

Đây có lẽ là kiểu biểu diễn tri thức đơn giản nhất và gần gũi nhất đối với chúng ta. Mệnh đề là một khẳng định, một phát biểu mà giá trị của nó chỉ có thể hoặc là đúng hoặc là sai.

Ví dụ :

phát biểu "1+1=2" có giá trị đúng.

phát biểu "Mọi loại cá có thể sống trên bờ" có giá trị sai.

Giá trị của mệnh đề không chỉ phụ thuộc vào bản thân mệnh đề đó. Có những mệnh đề mà giá trị của nó luôn đúng hoặc sai bất chấp thời gian nhưng cũng có những mệnh đề mà giá trị của nó lại phụ thuộc vào thời gian, không gian và nhiều yếu tố khác quan khác. Chẳng hạn như mệnh đề : "Con người không thể nhảy cao hơn 5m với chân trần" là đúng khi ở trái đất , còn ở những hành tinh có lực hấp dẫn yếu thì có thể sai.

Ta ký hiệu mệnh đề bằng những chữ cái la tinh như a, b, c, ...

Có 3 phép nối cơ bản để tạo ra những mệnh đề mới từ những mệnh đề cơ sở là phép hội (∨ ), giao(∧ ) và phủ định ( )

Bạn đọc chắn hẳn đã từng sử dụng logic mệnh đề trong chương trình rất nhiều lần (như trong cấu trúc lệnh IF ... THEN ... ELSE) để biểu diễn các tri thức "cứng" trong máy tính !

Bên cạnh các thao tác tính ra giá trị các mệnh đề phức từ giá trị những mệnh đề con, chúng ta có được một cơ chế suy diễn như sau :

Modus Ponens : Nếu mệnh đề A là đúng và mệnh đề A→ B là đúng thì giá trị của B sẽ là đúng.

Modus Tollens : Nếu mệnh đề A→ B là đúng và mệnh đề B là sai thì giá trị của A sẽ là sai.

Các phép toán và suy luận trên mệnh đề đã được đề cập nhiều đến trong các tài liệu về toán nên chúng ta sẽ không đi vào chi tiết ở đây.

0