Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết. Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về ỷ kiến trên?
“Người chê ta mà chê phải là thầy ta; người khen ta mà khen phải là bạn ta; những kẻ vuốt ve nịnh bợ ta chính là kè thù của ta vậy”. (Tuân Tử) Trong cuộc sống, việc khen chê có một ý nghĩa vô cùng quan trọng: nếu khen chỉ là ...
“Người chê ta mà chê phải là thầy ta; người khen ta mà khen phải là bạn ta; những kẻ vuốt ve nịnh bợ ta chính là kè thù của ta vậy”.
(Tuân Tử)
Trong cuộc sống, việc khen chê có một ý nghĩa vô cùng quan trọng: nếu khen chỉ là “bạn” vì nó động viên, khuyến khích những mặt tốt đẹp, thánh thiện của con người, thì phê phán, chê trách những mặt tồn tại, mặt dở lại là “thầy” vì nó giúp ta tiến bộ, từ người xấu trở thành người tốt. Chính vì thế mà có lời nhận xét: “Phê phán thái độ thờ ơ ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết”.
Vậy thế nào là “phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người”?
Phê phán là vạch ra cái sai trái đế tỏ thái độ không đồng tình hoặc lên án. Còn “thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người” là thái độ của những người tỏ ra lạnh nhạt vô cảm, không hề quan tâm đến hoặc không hề chút tình cảm gì với con người, mà ở đây là những con người có số phận nghiệt ngã, rơi vào cảnh bi thảm. Tóm lại, sông thờ ơ, ghẻ lạnh là thái độ sống vô tâm, vô cảm trước nỗi đau của người thân, đồng loại, không biết thông cảm, quan tâm, chia sẻ với những cảnh đời bất hạnh xung quanh mình, chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân, chỉ biết đề cao cái tôi riêng mình. Đó là lối sống ích kỉ, vô lương tâm, cần phải lên án.
Còn thế nào là “ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết”?
Ca ngợi là nêu lên để khen và tỏ lòng yêu quý cái hay, cái đẹp. Sống vị tha là sống vì người khác, là biết cảm thông, chia sẻ và yêu thương con người bằng một tình cảm y chân thành. Lòng vị tha sẽ giúp con người vượt lên trên mọi hận thù, mọi ganh ghét cá nhân để cùng sống vì lợi ích chung.
Vì sao “phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết”? Vì theo lẽ thường, con người ta ai cũng thích được khen, từ đó nảy sinh tâm lí chung là chỉ thiên về biểu dương, ca ngợi những mặt tốt đẹp của con người mà m ngại phê phán những mặt còn hạn chế, yếu kém của họ. Ý kiên trên muốn nhân mạnh đến sự cần thiết của tinh thần đấu tranh, phê phán thái độ I thờ ơ, ghẻ lạnh đôi với con người trước hết là vì thế. Trong cuộc sống, không thê chỉ có một chiều ca ngợi những điều tốt đẹp mà thiếu đi tiếng nói đấu tranh, phê phán những thói hư tật xấu, những lôi sống không đẹp trong xã hội. Bởi xét đến cùng, bản chất của hai sự việc trên đều cùng chung mục đích: hướng con người đến sự hoàn thiện nhân cách và có cuộc sống tốt đẹp hơn, muốn con người được sống trong biển đời giàu tình yêu thương.
Hạnh phúc của tôi là đây, là chính cái giây phút mà tôi được nhìn thấy đồng bào tôi ai củng có cơm no áo ấm, ai củng được học hành”. Lúc sinh thời, Bác thương yêu con người hết mực. Người đã hi sinh hạnh phúc của mình để mang lại hạnh phúc cho nhân dân. Chúng ta là những thế hệ con cháu của Bác, tại sao lại không noi gương Bác, một con người luôn có tình thương yêu bao la rộng lớn?
“Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người”.
(Tố Hữu)
Qua ý kiến trên, ta có thể rút ra một bài học quý giá: phải sống có trách nhiệm, biết yêu thương con người, không chỉ có lợi ca ngợi một chiều mà cùng với lời ngợi ca, mỗi người cần phải có tiếng nói đấu tranh, phê phán những biểu hiện còn lệch lạc, cách sống vô trách nhiệm, thiếu tình thương trong cuộc đời. Tuy nhiên, cần phải có thái độ khen chê rõ ràng, đúng mức, đúng lúc, đúng nơi. Tất cả phải xuất phát từ thiện tâm, thiện ý của mình. Không gì có sức thuyết phục và lay động mạnh mẽ trái tim mọi người hơn là cách sống chan hoà, giàu tình yêu thương của bạn trong cuộc sống hằng ngày đối với người thân và cộng đồng.
Trong cuộc đời, nếu lời ca ngợi được ví như đường thì lời phê phán được ví như muối. Lẽ nào cuộc sống chỉ cần đến vị ngọt ngào của đường mà không cần dến cái mặn của muối? Bản chất của con người là thánh thiện “Nhân chi sơ tính bản thiện” (Khổng Tử) và ai ai cũng đều mong muốn có một cuộc sống ngập tràn tình yêu thương. Nhưng để có một cuộc sống “Người yêu người sống để yêu nhau", mỗi người cần phải sống chân thành, chân thành trong cả lời khen và lời chê. Câu nói trên không phải là một tư tưởng mới mẻ nhưng nó có ý nghĩa thực tế vô cùng sâu sắc.
“Kẻ mất đi của cải là kẻ mất ít, mất bạn là kẻ mất nhiều, nhưng đánh mất đi cái “tình” là mất tất cả”.