29/01/2018, 21:24

Phát biểu cảm nghĩ về bài Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) – Văn mẫu lớp 7

Nội dung bài viết1 Phát biểu cảm nghĩ về bài Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) – Bài số 1 2 Phát biểu cảm nghĩ về bài Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) – Bài số 2 3 Phát biểu cảm nghĩ về bài Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) – Bài số 3 4 Phát biểu cảm nghĩ về bài ...

Nội dung bài viết1 Phát biểu cảm nghĩ về bài Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) – Bài số 1 2 Phát biểu cảm nghĩ về bài Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) – Bài số 2 3 Phát biểu cảm nghĩ về bài Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) – Bài số 3 4 Phát biểu cảm nghĩ về bài Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) – Bài số 4 Phát biểu cảm nghĩ về bài Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) – Bài số 1 Trần Quang Khải (1241 – 1294) là con thứ ba của vua Trần Thánh Tông. Ông được phong chức thượng tướng vì có công rất lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông (1284 – 1287) và là một trong những anh hùng đã đem tài thao lược làm nên chiến công Chương Dương, Hàm Tử lừng lẫy muôn đời. Trần Quang Khải không chỉ là một võ tướng kiệt xuất mà còn là một thi sĩ tài hoa. Bài thơ Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) được sáng tác trong hoàn cảnh thượng tướng cùng ddaonf tùy tùng đi đón hai vua Trần (vua cha Trần Thánh Tông và vua con Trần Nhân Tông) về Thăng Long sau khi kinh đô được giải phóng. Sau đây là nguyên tác bằng chữ Hán: Tụng giá hoàn kinh sư Đoạt sáo Chương Dương độ, Cầm Hồ Hàm Tử quan. Thái bình tu nỗ lực, Vạn cổ thử giang san. Dịch ra thơ tiếng Việt: Phò giá về kinh Chương Dương cướp giáo giặc, Hàm Tử bắt quân thù. Thái bình nên gắng sức, Non nước ấy ngàn thu. (Trần Trọng Kim dịch) Hình thức bài thơ tuy ngắn gọn, cô đúc nhưng đã thể hiện được hào khí chiến thắng và khát vọng lớn lao của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần. Tác giả đã ghi lại hai chiến công vang dội của quân và dân Đại Việt vào xuân – hè năm Ất Dậu 1285. Đoạt sáo Chương Dương độ, Cầm Hồ Hàm Tử quan. (Chương Dương cướp giáo giặc Hàm Tử bắt quân thù.) Chương Dương là bến sông nằm ở phía hữu ngạn sông Hồng, thuộc huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông (cũ), nay là Hà Nội. Chiến thắng Chương Dương diễn ra vào tháng 6 năm Ất Dậu (1285) do Trần Quang Khải trực tiếp chỉ huy. Hàm Tử là địa danh ở tả ngạn sông Hồng, thuộc huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên. Chiến thắng Hàm Tử vào tháng 4 cùng năm do tướng Trần Nhật Duật lãnh đạo cùng với sự hỗ trợ đắc lực của Trần Quang Khải. Đây là những trận thủy chiến dữ dội nổ ra tren chiến tuyến sông Hồng. Trận Hàm Tử diễn ra vào tháng 4, tướng Trần Nhật Duật chém được Toa Đô. Hai thán sau, Trần Quang Khải đại thắng giặc Nguyên – Mông tại Chương Dương. Hàng vạn tên lính xâm lược bị tiêu diệt, hoặc bị bắt làm tù binh. Quân ta chiếm được nhiều chiến thuyền, vũ khí và lương thảo của giặc. Hai cụm từ: Đoạt sáo (cướp giáo) và Cầm Hồ (bắt giặc) được đặt ở đầu mỗi câu thơ giống như những nốt nhấn trong khúc ca đại thắng. Giọng thơ sảng khoái, hào hùng, phản ánh khí thế bừng bừng của dân tộc ta thời ấy. Từ vua quan, tướng sĩ đến dân chúng ai cũng hả hê, sung sướng, tự hào. Hai câu thơ ngũ ngôn tứ tuyệt với nhịp thơ nhanh, gấp và các động từ biểu thị động tác mạnh mẽ, dứt khoát (đoạt: cướp lấy; cầm: bắt) thể hiện nhịp độ dồn dập, sôi động, quyết liệt của chiến trận. Tác giả không nói nhiều về những chiến công và cũng không tỏ ra say sưa với chiến thắng nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được niềm phấn khởi, kiêu hãnh vô bờ toát lên từ âm hưởng của bài thơ. Mùa hè năm Ất Dậu là một mốc son trọng đại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Hiện thực sôi động đã truyền cảm hứng vào những vần thơ hùng tráng khiến bài thơ mang đậm phong vị anh hùng ca. Nhà thơ đã sử dụng thủ pháp liệt kê và phép đói để làm nổi bật hai sự kiện lịch sử mang tầm chiến lược. Chiến thắng Chương Dương diễn ra sau nhưng lại được nói đến trước là do nhà thơ đang sống trong khống khí hào hùng của chiến thắng Chương Dương vừa diễn ra. Kế đó, nhà thơ làm sống lại không khí sôi động của chiến thắng Hàm Tử trước đó chưa lâu. Hai chiến công Chương Dương độ và Hàm Tử quan đã làm thay đổi cục diện thế trận của quân ta. Từ chỗ rút lui theo chiến lược, quân ta đã tiến lên phản công như vũ bão. Mới ngày nào, 50 vạn quân Nguyên do tướng Thoát Hoan cầm đầu ồ ạt sang cướp phá nước ta. Kinh thành Thăng Long chìm trong khói lửa ngút trời. Hai mũi tấn công của giặc từ Nam Quan đánh xuống, từ Chiêm Thành đánh ra, kẹp lại như hai gọng kìm sắt. Vận nước lúc đó như "chỉ mành treo chuông" nhưng với tài thao lược của các vị danh tướng, quân ta đã lấy đoản binh chế trường trận, lấy yếu đánh mạnh. Với chiến thắng Chương Dương và Hàm Tử, quân ta đã giáng sấm sét xuống đầu lũ giặc phương Bắc hung hăng, ngạo mạn. Kinh thành Thăng Long được giải phóng. Quân xâm lược đã bị quét sạch ra khỏi bờ cõi nước ta. Trần Quang Khải là nhà thơ đầu tiên đã đưa địa danh sông núi Đại Việt thân yêu vào thơ ca. Cái tên Chương Dương và Hàm Tử đã in đậm vào lịch sử chống ngoại xâm, vào lịch sử văn chương như một dấu son chói lọi. Phải là người trong cuộc, tha thiết yêu non sông gấm vóc của đất nước mình, Trần Quang Khải mới viết được những câu thơ hào hùng đến thế! Hai câu thơ sau: Thái bình tu nỗ lực, Vạn cổ thử giang san. (Thái bình nên gắng sức, Non nước ấy ngàn thu.) Đây là lời vị thượng tướng động viên dân chúng hãy bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước trong hòa bình và tin tưởng sắt đá vào sự bền vững muôn đời của Tổ quốc. Danh tướng Trần Quang Khải vừa từ chiến trường trở về, áo bào còn vương khói súng, chưa kịp nghỉ ngơi đã lo ngay đến nhiệm vụ trước mắt cũng như kế sách lâu dài cho quốc gia, dân tộc. Ông nhấn mạnh: Trong thời bình, mọi người cần phải dốc hết sức lực để xây dựng non sông. Nước mạnh, dân giàu thì mới đánh tan được tham vọng ngông cuồng của giặc ngoại xâm, đồng thời chủ quyền độc lập mới được giữ gìn lâu dài. Điều đó chứng tỏ Trần quang Khải vừa là một chiến tướng, vừa là một vị đại thần có tài kinh bang tế thế, luôn đặt trách nhiệm với dân, với nước lên hàng đầu. Ngôn ngữ bài thơ Phò giá về kinh rất giản dị nhưng ý tưởng chứa đựng bên trong thật lớn lao. Khi Tổ quốc đứng trước họa xâm lăng thì vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức (Trần Quốc Tuấn). Trong hòa bình, từ vua quan đến tướng sĩ, từ vương hầu đến chúng dân, ai ai cũng phải tu trí lực để đất nước Đại Việt được trường tồn. Câu thơ hàm chứa một tư tưởng vĩ đại, cho thấy tầm nhìn xa rộng và sáng suốt của Trần Quang Khải. Tuy bài thơ ra đời cách đây gần tám trăm năm nhưng cho đến nay ý nghĩa của nó vẫn còn nguyên vẹn. Bài học rút ra từ bài thơ là nếu chúng ta không chăm lo xây dựng đất nước hùng mạnh, dân trí mở mang thì làm sao chống lại được ý đồ xâm lược, đồng hóa của các thế lực phản động nước ngoài đang rình rập, nhòm ngó đất nước ta? Tương tự bài Sông núi nước Nam, bài thơ Phò giá về kinh cũng thể hiện lòng yêu nước theo kiểu mộc mạc, tự nhiên nhưng mạnh mẽ, hào hùng. Hai bài thơ đều phản ánh bản kĩnh vững vàng, khí phách hiên nagng của dân tộc ta. Một bài nêu cao chủ quyền độc lập thiêng liêng, khẳng định nước Nam là của vua Nam, không kẻ nào được phép xâm phạm, nếu cố tình xâm phạm tất sẽ chuốc lấy bại vong. Một bài thể hiện khí thế hào hùng và bày tỏ khát vọng xây dựng, phát triển đất nước trong hòa bình với niềm tin đất nước sẽ bền vững nghìn thu. Bài Phò giá về kinh của Trần Quang Khải là một kiệt tác trong thơ văn cổ. Ý thơ hàm súc, cô đọng; ngôn ngữ thơ giản dị, gợi cảm. Bài thơ thể hiện niềm tự hào to lớn veefsuwcs mạnh chiến thắng của dân tộc ta và làm sống lại những năm tháng hào hùng đánh đuổi quân xâm lược Nguyên – Mông. Đồng thời nó nhắc nhở mỗi người Việt Nam phải biết nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ và sây dựng đất nước thanh bình, giàu đẹp, bền vững muôn đời. Phát biểu cảm nghĩ về bài Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) – Bài số 2 Thượng tướng thái sư Trần Quang Khải (1241-1294), con trai thứ ba của vua Trần Thánh Tông, không những là một danh tướng kiệt xuất mà còn là một nhà thơ đã in dấu ấn trong văn chương dân tộc. Trần Quang Khải làm thơ không nhiều, nhưng chỉ cần một bài như Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) cũng đủ để thành một tên tuổi. Bài thơ ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt, giữa không khí hào hùng, ngây ngất men say của vinh quang chiến thắng. Và tác giả của nó, một vị tướng lỗi lạc, mà tên tuổi đã từng phải: 10 phen khiến quân thù phải kinh hồn bạt vía, người vừa lập công lớn trong chiến trận, nay kiêu hãnh giữ trọng trách phò giá hai vua về kinh đô trong khúc khải hoàn ca của dân tộc. Tức cảnh sinh tình. Trong hào quang của chiến thắng, tâm hồn vị tướng- nhà thơ của chúng ta bỗng dạt dào cảm hứng thi ca, kết tinh thành những vần thơ thật đẹp: Chương Dương cướp giáo giặc, Hàm tử bắt quân thù. Thái bình nên gắng sức. Non nước ấy ngàn thu. (Trần Trọng Kim dịch) Dường như sự xúc động quá lớn về niềm vui chiến thắng khiến nhà thơ không nói được nhiều. Bao nhiêu cảm xúc, suy tư dồn nên cả lại vào bốn dòng ngũ ngôn tứ tuyệt gân guốc, chắc nịch. Hai câu mở đầu nóng bỏng hơi thở chiến trận và đậm chất anh hùng ca: Chương Dương cướp giáo giặc, Hàm Tử bắt quân thù. Chương Dương và Hàm Tử là hai chiến thắng lẫy lừng của Đại Việt trong cuộc kháng chiến vĩ đại chống quân xâm lược Mông Cổ năm 1285. Đối với quân dân nhà Trần lúc đó, chỉ cần nhắc đến cái tên Chương Dương – Hàm Tử cũng đã đủ thấy nức lòng. Đặc biệt, đối với thượng tướng Trần Quang Khải, người trực tiếp chỉ huy và lập nên chiến công trong trận Chương Dương, cũng là người góp phần hỗ trợ đắc lực cho Trần Nhật Duật đánh trận Hàm Tử, thì càng thêm xao xuyến, bồi hồi. Tác giả không tả lại cảnh khói lửa binh đao, cũng không tả lại cảnh quyết chiến của quân ta, mà chỉ kể lại theo cách liệt kê sự kiện, nhưng vẫn làm sống dậy cả một không khí trận mạc hào hùng bởi tiếng gươm khua, ngựa hí, tiếng binh khí, và cả tiếng thét tiến công vang dội. Sức gợi cảm của cách nói giản dị mà cương quyết, rắn rỏi là ở đó. Nên như mạch cảm xúc của hai câu đầu hướng về chiến trận, về hào quang chiến thắng, thì ở hai câu sau, mạch cảm xúc lại mở ra một hướng khác: Thái bình nên gắng sức, Non nước ấy ngàn thu. Vẫn với hai câu thơ ngắn gọn, chắc nịch mà lại chất chứa cảm xúc, tâm trạng và bao nỗi niềm suy tư. Vị tướng thắng trận mới đang trên đường trở về kinh đô, chưa kịp nghỉ ngơi (chứ đừng nói tới việc hưởng thụ chiến công), đã lo nghĩ cho đất nước, những mong một nền thái bình muôn thuở cho ngàn đời con cháu mai sau. Thật cảm động và đáng kính phục! Tuy nhiên, Trần Quang Khải cảm nhận sâu sắc nền thái bình ấy đâu phải cứ mong là có. Để có nó, cần có sự chung lòng, chung sức, với bao tâm huyết (tu trí lực) của triều đình và trăm họ, trong đó có sự gắng sức của chính bản thân ông. Niềm mong mỏi của nhà thơ chính là khát vọng của cả một dân tộc, của muôn triệu trái tim Đại Việt xưa và nay. Vì thế hai câu kết với cảm hứng hoà bình đậm chất nhân văn đã đem lại cho bài thơ một vẻ đẹp mới, lấp lánh đến muôn đời. Phát biểu cảm nghĩ về bài Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) – Bài số 3 Ra đời trong máu lửa của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, thơ văn thời Trần thấm đẫm tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc. Bài thơ Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) của Trần Quang Khải là một hồn thơ như thế. Chủ nghĩa yêu nước thời Trần được kết tinh từ ý chí quyết chiến, quyết thắng giặc thù, từ bản lĩnh và khí phách hiên ngang lẫm liệt trong cuộc đọ sức với quân thù. Cuộc đụng đầu lịch sử quyết liệt giữa, một bên là một dân tộc đại diện cho chính nghĩa với một bên là một đạo quân xâm lược hung hãn mà vó ngựa của chúng đi tới đâu là gieo rắc kinh hoàng đến đó, diễn ra vô cùng quyết liệt. Từ thế yếu, với tài trí thao lược, dân tộc ta đã chuyển sang thế thắng: Chương Dương cướp giáo giặc Hàm Tử bắt quân thù Còn nhớ mới ngày nào ta còn tạm nhường kinh thành Thăng Long cho giặc, mà nay đã ở vào tư thế của người chiến thắng, đạp trên đầu thù mà xốc tới (cướp giáo giặc, bắt quân thù). Thật là những tinh thần quả cảm vô song. Song, nhìn từ góc độ câu thơ nguyên tác, ta mới thấy hết được dũng khí cùa tướng sĩ nhà Trần. Mặt đối mặt với một kẻ thù hung dữ và thiện chiến mà cứ bình thản, bình tĩnh như không (đoạt sáo, cầm Hồ). Thật đáng cảm phục. Chưa bao giờ mà chủ nghĩa anh hùng Đại Việt lại ngời sáng đến thế. Từ câu thơ của Trần Tuấn Khải, ta còn nhìn thấy hình ảnh cả một đạo quân xâm lược mất hết ý chí chiến đấu, để cho tướng sĩ nhà Trần tước vũ khí và bắt trói dễ dàng như bắt lợn, bắt dê. Thật là thảm bại và nhục nhã. Nhắc lại hai chiến công chói lọi mà bản thân mình đã góp phần trong đó, trong lòng vị thượng tướng của chúng ta vừa hả hê, vừa tự hào. Niềm tự hào chân chính của một dân tộc vì chính nghĩa mà chiến thắng. Nếu như ở hai câu thơ đầu, chủ nghĩa yêu nước Đại Việt được thể hiện ở việc phát huy chủ nghĩa anh hùng trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù, bảo vệ Tổ quốc, thì ở hai câu thơ cuối, chủ nghĩa yêu nước lại mang một nội dung mới đầy tính nhân văn. Đó chính là niềm mong mỏi, khát khao mãnh liệt về một nền thái bình thịnh trị muôn thuở cho đất nước, cho nhân dân: Thái bình nên gắng sức Non nước ấy nghìn thu Với những công lao lớn, lại là một vương thân hoàng thích dòng dõi Tôn thất nhà Trần, Trần Quang Khải có quyền được nghỉ ngơi để an hưởng vinh hoa phú quý sau những ngày gian lao xông pha nơi trận mạc. Nhưng, ngay trên đường về lại kinh đô, giáp binh còn vương khói lửa chiến tranh, vị tướng ấy đã có tấm lòng hướng tới trăm dân muôn họ. Ở đây yêu nước đã gắn với yêu dân, mong cho dân được an hưởng thái bình hạnh phúc, tránh xa được vòng binh đao loạn lạc. Tình cảm yêu nước của Trần Quang Khải mang đậm dấu ấn thời đại và còn đi xa hơn thế. Sau này, gần hai thế kỉ sau, Nguyễn Trãi lại một lần nữa nhấn mạnh thêm và nâng nó lên một tầm cao lí tưởng: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo (Bình Ngô đại cáo) Chao ôi, tấm lòng của người xưa đến hôm nay ta vẫn thấy rưng rưng. Phát biểu cảm nghĩ về bài Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) – Bài số 4 Trong văn học trung đại Việt Nam, yêu nước là một đề tài lớn thu hút đông đảo các nhà văn, nhà thơ chắp bút. Dân tộc Việt Nam trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong quá trình đó dân tộc ta liên tiếp phải đối phó với những vó ngựa của kẻ xâm lược. Tuy nhiên, bằng sức mạnh của lòng đoàn kết, của tinh thần đấu tranh, lòng tự tôn dân tộc, thì nước ta đã vượt qua bao thăng trầm, khẳng định được nền độc lập như ngày nay. Cũng viết về tình yêu tha thiết đối với đất nước cùng sự tự hào đối với sức mạnh của dân tộc, Trần Quang Khải đã sáng tác bài thơ “Phò giá về kinh”. Đọc bài thơ ta sẽ cảm nhận được thấm thía, tình yêu cũng như sự tự hào to lớn này. Bài thơ “Phò giá về kinh sư” được Trần Quang Khải sáng tác khi quân ta thu lại được kinh thành Thăng Long trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai, lúc này tác giả đang nhận nhiệm vụ về Thiên Trường để bảo vệ, phò giá hai vị vua trở về kinh đô. Bài thơ này đã thể hiện được niềm tự hào to lớn về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta cũng như sức mạnh chống xâm lược của toàn quân, đồng thời qua đó cũng thể hiện được niềm tin mãnh liệt vào vận mệnh vững bền của quốc gia, dân tộc. “Đoạt sóc Chương Dương độ Cầm Hồ Hàm Tử quan” Dịch: (Chương Dương cướp giáo giặc Hàm Tử bắt quân thù) Trong hai câu thơ đầu tiên, Trần Quang Khải đã gợi lại những chiến thắng hiển hách của dân tộc trong niềm tự hào. Đó chính là những chiến thắng ở Chương Dương và Hàm Tử, tuy đây không phải những chiến thắng lớn nhất, lừng lẫy nhất của quân ta nhưng đây lại là những chiến thắng cuối cùng, quyết định sự thắng lợi của quân ta. Nhà thơ nhớ lại những giây phút hân hoan, đầy tự hào đó “Chương Dương cướp giáo giặc”, nhà thơ dùng những động từ chỉ hành động để nói về những chiến thắng của quân ta. Tuy nhiên, ta có thể thấy, ở phần phiên âm, nhà thơ dùng từ “đoạt” mang nhiều ý nghĩa hơn ở phần dịch thơ “cướp”. Vì về sắc thái, từ “cướp” chỉ hành động không chính nghĩa, dùng sức mạnh để chiếm đoạt, như vậy sẽ làm mất đi sự hào hùng vốn có của câu thơ. Từ “đoạt” vừa thể hiện được sự thắng lợi của quân ta với giặc khi đoạt được vũ khí – thứ mà chúng dùng để gây chiến tranh, gây ra đau khổ cho dân ta, mà còn thể hiện được tư thế, thái độ của người chiến thắng, quân ta đứng trên thế chủ động, dùng chính nghĩa mà đoạt đi giấc mộng bạo tàn, phi nghĩa của quân giặc. Hiểu như thế ta không chỉ thấy tính chính nghĩa của hành động mà còn thể hiện được tư thế của một dân tộc anh hùng, chính nghĩa. Ở cửa Hàm Tử cũng ghi dấu một trận chiến oai hùng, một chiến thắng thật đáng tự hào, đó là khi ta giành được thắng lợi cuối cùng, cái gian ác đã bị diệt trừ, nền độc lập được bảo vệ “bắt quân thù”. “Thái bình tu trí lực Vạn cổ cựu giang san” Dịch: (Thái bình nên gắng sức Non nước ấy nghìn thu) Nếu ở hai câu thơ đầu, Trần Quang Khải đã dẫn ra những chiến thắng để thể hiện lòng tự hào về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, thì ở hai câu thơ cuối này, nhà thơ lại hướng đến khẳng định sự vững bền của nền độc lập, của không khí thái bình cũng như tin tưởng tuyệt đối vào vận mệnh trường tồn của đất nước. “Thái bình nên gắng sức” , thái bình là không khí hòa bình, yên ả của đất nước sau khi đã giành được độc lập, đã đánh đuổi được lũ giặc ngoại xâm. Ở câu thơ này, tác giả thể hiện niềm tự hào song cũng là lời nhắc nhở đầy chân tình “nên gắng sức”. Bởi Việt Nam luôn là đối tượng xâm chiếm của những kẻ thù, tuy ta có sức mạnh có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giặc nhưng cũng không nên chủ quan, phải luôn gắng sức để duy trì không khí thái bình và đề cao sự cảnh giác đối với các thế lực bên ngoài. Nhà thơ còn thể hiện một niềm tin bất diệt đối với vận mệnh của đất nước, nhà thơ tin chắc rằng, khi toàn dân ta gắng sức cho nền độc lập, cho không khí thái bình ấy thì dân tộc ta sẽ không còn bị cản trở bởi bất cứ thế lực nào nữa, vận mệnh đất nước sẽ cứ vậy đi lên, cứ mãi vững bền “Non nước ấy nghìn thu”. Như vậy, bài thơ “Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải là một bài thơ đề cao sức mạnh của dân tộc Việt Nam trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, tự hào về truyền thống anh hùng, truyền thống chính nghĩa ấy. Đồng thời, bài thơ cũng thể hiện được ý thức của bản thân nhà thơ đối với vận mệnh cũng như sự trường tồn của đất nước, không chỉ là ý thức cho mình, Trần Quang Khải còn đưa ra những lời khuyên chân thành đến với toàn thể nhân dân, những con người anh hùng của một dân tộc giàu truyền thống. Nguyễn Tuyến tổng hợp Phát biểu cảm nghĩ về bài Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) – Văn mẫu lớp 74.8 (95.71%) 28 đánh giá Từ khóa tìm kiếmviết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bài thơ phò giá về kinhbiểu cảm phò giá về kinhbieu cam ve bai tho pho gia ve kinhlap dan y phat bieu cam nghi ve bai pho gia ve kinhPBCNcuar em sau khi đọc sau bài phò giá về kinhphat bieu cam nghi ve bai pho gia ve kinh danh cho hoc sinh gioi Có thể bạn quan tâm?Cảm nhận khi đọc bài thơ Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) – Văn mẫu lớp 7Cảm xúc về một người thân trong gia đình – Văn mẫu lớp 7Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra – Văn mẫu lớp 7Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu – Văn mẫu lớp 7Kể lại nội dung bài thơ Đêm nay Bác không ngủ – Văn mẫu lớp 7Kể lại sự việc làm em nhớ mãi – Văn mẫu lớp 7Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bài ca Côn Sơn – Văn mẫu lớp 7Tìm ví dụ chứng minh sự giản dị trong thơ văn của Bác – Văn mẫu lớp 7

Phát biểu cảm nghĩ về bài Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) – Bài số 1

Trần Quang Khải (1241 – 1294) là con thứ ba của vua Trần Thánh Tông. Ông được phong chức thượng tướng vì có công rất lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông (1284 – 1287) và là một trong những anh hùng đã đem tài thao lược làm nên chiến công Chương Dương, Hàm Tử lừng lẫy muôn đời. Trần Quang Khải không chỉ là một võ tướng kiệt xuất mà còn là một thi sĩ tài hoa.

Bài thơ Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) được sáng tác trong hoàn cảnh thượng tướng cùng ddaonf tùy tùng đi đón hai vua Trần (vua cha Trần Thánh Tông và vua con Trần Nhân Tông) về Thăng Long sau khi kinh đô được giải phóng. Sau đây là nguyên tác bằng chữ Hán:

Tụng giá hoàn kinh sư
Đoạt sáo Chương Dương độ,
Cầm Hồ Hàm Tử quan.
Thái bình tu nỗ lực,
Vạn cổ thử giang san.

Dịch ra thơ tiếng Việt:

Phò giá về kinh
Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.
Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy ngàn thu.
(Trần Trọng Kim dịch) 

Hình thức bài thơ tuy ngắn gọn, cô đúc nhưng đã thể hiện được hào khí chiến thắng và khát vọng lớn lao của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần. Tác giả đã ghi lại hai chiến công vang dội của quân và dân Đại Việt vào xuân – hè năm Ất Dậu 1285.

Đoạt sáo Chương Dương độ,
Cầm Hồ Hàm Tử quan.

(Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù.)

Chương Dương là bến sông nằm ở phía hữu ngạn sông Hồng, thuộc huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông (cũ), nay là Hà Nội. Chiến thắng Chương Dương diễn ra vào tháng 6 năm Ất Dậu (1285) do Trần Quang Khải trực tiếp chỉ huy. Hàm Tử là địa danh ở tả ngạn sông Hồng, thuộc huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên. Chiến thắng Hàm Tử vào tháng 4 cùng năm do tướng Trần Nhật Duật lãnh đạo cùng với sự hỗ trợ đắc lực của Trần Quang Khải.

Đây là những trận thủy chiến dữ dội nổ ra tren chiến tuyến sông Hồng. Trận Hàm Tử diễn ra vào tháng 4, tướng Trần Nhật Duật chém được Toa Đô. Hai thán sau, Trần Quang Khải đại thắng giặc Nguyên – Mông tại Chương Dương. Hàng vạn tên lính xâm lược bị tiêu diệt, hoặc bị bắt làm tù binh. Quân ta chiếm được nhiều chiến thuyền, vũ khí và lương thảo của giặc.

Hai cụm từ: Đoạt sáo (cướp giáo) và Cầm Hồ (bắt giặc) được đặt ở đầu mỗi câu thơ giống như những nốt nhấn trong khúc ca đại thắng. Giọng thơ sảng khoái, hào hùng, phản ánh khí thế bừng bừng của dân tộc ta thời ấy. Từ vua quan, tướng sĩ đến dân chúng ai cũng hả hê, sung sướng, tự hào.

Hai câu thơ ngũ ngôn tứ tuyệt với nhịp thơ nhanh, gấp và các động từ biểu thị động tác mạnh mẽ, dứt khoát (đoạt: cướp lấy; cầm: bắt) thể hiện nhịp độ dồn dập, sôi động, quyết liệt của chiến trận. Tác giả không nói nhiều về những chiến công và cũng không tỏ ra say sưa với chiến thắng nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được niềm phấn khởi, kiêu hãnh vô bờ toát lên từ âm hưởng của bài thơ.

Mùa hè năm Ất Dậu là một mốc son trọng đại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Hiện thực sôi động đã truyền cảm hứng vào những vần thơ hùng tráng khiến bài thơ mang đậm phong vị anh hùng ca.

Nhà thơ đã sử dụng thủ pháp liệt kê và phép đói để làm nổi bật hai sự kiện lịch sử mang tầm chiến lược. Chiến thắng Chương Dương diễn ra sau nhưng lại được nói đến trước là do nhà thơ đang sống trong khống khí hào hùng của chiến thắng Chương Dương vừa diễn ra. Kế đó, nhà thơ làm sống lại không khí sôi động của chiến thắng Hàm Tử trước đó chưa lâu.

Hai chiến công Chương Dương độ và Hàm Tử quan đã làm thay đổi cục diện thế trận của quân ta. Từ chỗ rút lui theo chiến lược, quân ta đã tiến lên phản công như vũ bão. Mới ngày nào, 50 vạn quân Nguyên do tướng Thoát Hoan cầm đầu ồ ạt sang cướp phá nước ta. Kinh thành Thăng Long chìm trong khói lửa ngút trời. Hai mũi tấn công của giặc từ Nam Quan đánh xuống, từ Chiêm Thành đánh ra, kẹp lại như hai gọng kìm sắt. Vận nước lúc đó như "chỉ mành treo chuông" nhưng với tài thao lược của các vị danh tướng, quân ta đã lấy đoản binh chế trường trận, lấy yếu đánh mạnh. Với chiến thắng Chương Dương và Hàm Tử, quân ta đã giáng sấm sét xuống đầu lũ giặc phương Bắc hung hăng, ngạo mạn. Kinh thành Thăng Long được giải phóng. Quân xâm lược đã bị quét sạch ra khỏi bờ cõi nước ta.

Trần Quang Khải là nhà thơ đầu tiên đã đưa địa danh sông núi Đại Việt thân yêu vào thơ ca. Cái tên Chương Dương và Hàm Tử đã in đậm vào lịch sử chống ngoại xâm, vào lịch sử văn chương như một dấu son chói lọi. Phải là người trong cuộc, tha thiết yêu non sông gấm vóc của đất nước mình, Trần Quang Khải mới viết được những câu thơ hào hùng đến thế!

Hai câu thơ sau:

Thái bình tu nỗ lực,
Vạn cổ thử giang san.

(Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy ngàn thu.)

Đây là lời vị thượng tướng động viên dân chúng hãy bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước trong hòa bình và tin tưởng sắt đá vào sự bền vững muôn đời của Tổ quốc.

Danh tướng Trần Quang Khải vừa từ chiến trường trở về, áo bào còn vương khói súng, chưa kịp nghỉ ngơi đã lo ngay đến nhiệm vụ trước mắt cũng như kế sách lâu dài cho quốc gia, dân tộc. Ông nhấn mạnh: Trong thời bình, mọi người cần phải dốc hết sức lực để xây dựng non sông. Nước mạnh, dân giàu thì mới đánh tan được tham vọng ngông cuồng của giặc ngoại xâm, đồng thời chủ quyền độc lập mới được giữ gìn lâu dài. Điều đó chứng tỏ Trần quang Khải vừa là một chiến tướng, vừa là một vị đại thần có tài kinh bang tế thế, luôn đặt trách nhiệm với dân, với nước lên hàng đầu.

Ngôn ngữ bài thơ Phò giá về kinh rất giản dị nhưng ý tưởng chứa đựng bên trong thật lớn lao. Khi Tổ quốc đứng trước họa xâm lăng thì vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức (Trần Quốc Tuấn). Trong hòa bình, từ vua quan đến tướng sĩ, từ vương hầu đến chúng dân, ai ai cũng phải tu trí lực để đất nước Đại Việt được trường tồn. Câu thơ hàm chứa một tư tưởng vĩ đại, cho thấy tầm nhìn xa rộng và sáng suốt của Trần Quang Khải.

Tuy bài thơ ra đời cách đây gần tám trăm năm nhưng cho đến nay ý nghĩa của nó vẫn còn nguyên vẹn. Bài học rút ra từ bài thơ là nếu chúng ta không chăm lo xây dựng đất nước hùng mạnh, dân trí mở mang thì làm sao chống lại được ý đồ xâm lược, đồng hóa của các thế lực phản động nước ngoài đang rình rập, nhòm ngó đất nước ta?

Tương tự bài Sông núi nước Nam, bài thơ Phò giá về kinh cũng thể hiện lòng yêu nước theo kiểu mộc mạc, tự nhiên nhưng mạnh mẽ, hào hùng. Hai bài thơ đều phản ánh bản kĩnh vững vàng, khí phách hiên nagng của dân tộc ta. Một bài nêu cao chủ quyền độc lập thiêng liêng, khẳng định nước Nam là của vua Nam, không kẻ nào được phép xâm phạm, nếu cố tình xâm phạm tất sẽ chuốc lấy bại vong. Một bài thể hiện khí thế hào hùng và bày tỏ khát vọng xây dựng, phát triển đất nước trong hòa bình với niềm tin đất nước sẽ bền vững nghìn thu.

Bài Phò giá về kinh của Trần Quang Khải là một kiệt tác trong thơ văn cổ. Ý thơ hàm súc, cô đọng; ngôn ngữ thơ giản dị, gợi cảm. Bài thơ thể hiện niềm tự hào to lớn veefsuwcs mạnh chiến thắng của dân tộc ta và làm sống lại những năm tháng hào hùng đánh đuổi quân xâm lược Nguyên – Mông. Đồng thời nó nhắc nhở mỗi người Việt Nam phải biết nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ và sây dựng đất nước thanh bình, giàu đẹp, bền vững muôn đời.

Phát biểu cảm nghĩ về bài Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) – Bài số 2

Thượng tướng thái sư Trần Quang Khải (1241-1294), con trai thứ ba của vua Trần Thánh Tông, không những là một danh tướng kiệt xuất mà còn là một nhà thơ đã in dấu ấn trong văn chương dân tộc.

Trần Quang Khải làm thơ không nhiều, nhưng chỉ cần một bài như Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) cũng đủ để thành một tên tuổi.

Bài thơ ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt, giữa không khí hào hùng, ngây ngất men say của vinh quang chiến thắng. Và tác giả của nó, một vị tướng lỗi lạc, mà tên tuổi đã từng phải: 10 phen khiến quân thù phải kinh hồn bạt vía, người vừa lập công lớn trong chiến trận, nay kiêu hãnh giữ trọng trách phò giá hai vua về kinh đô trong khúc khải hoàn ca của dân tộc. Tức cảnh sinh tình. Trong hào quang của chiến thắng, tâm hồn vị tướng- nhà thơ của chúng ta bỗng dạt dào cảm hứng thi ca, kết tinh thành những vần thơ thật đẹp:

Chương Dương cướp giáo giặc,

Hàm tử bắt quân thù.

Thái bình nên gắng sức.

Non nước ấy ngàn thu.

(Trần Trọng Kim dịch)

Dường như sự xúc động quá lớn về niềm vui chiến thắng khiến nhà thơ không nói được nhiều. Bao nhiêu cảm xúc, suy tư dồn nên cả lại vào bốn dòng ngũ ngôn tứ tuyệt gân guốc, chắc nịch.

Hai câu mở đầu nóng bỏng hơi thở chiến trận và đậm chất anh hùng ca:

Chương Dương cướp giáo giặc,

Hàm Tử bắt quân thù.

Chương Dương và Hàm Tử là hai chiến thắng lẫy lừng của Đại Việt trong cuộc kháng chiến vĩ đại chống quân xâm lược Mông Cổ năm 1285. Đối với quân dân nhà Trần lúc đó, chỉ cần nhắc đến cái tên Chương Dương – Hàm Tử cũng đã đủ thấy nức lòng. Đặc biệt, đối với thượng tướng Trần Quang Khải, người trực tiếp chỉ huy và lập nên chiến công trong trận Chương Dương, cũng là người góp phần hỗ trợ đắc lực cho Trần Nhật Duật đánh trận Hàm Tử, thì càng thêm xao xuyến, bồi hồi.

Tác giả không tả lại cảnh khói lửa binh đao, cũng không tả lại cảnh quyết chiến của quân ta, mà chỉ kể lại theo cách liệt kê sự kiện, nhưng vẫn làm sống dậy cả một không khí trận mạc hào hùng bởi tiếng gươm khua, ngựa hí, tiếng binh khí, và cả tiếng thét tiến công vang dội. Sức gợi cảm của cách nói giản dị mà cương quyết, rắn rỏi là ở đó.

Nên như mạch cảm xúc của hai câu đầu hướng về chiến trận, về hào quang chiến thắng, thì ở hai câu sau, mạch cảm xúc lại mở ra một hướng khác:

Thái bình nên gắng sức,

Non nước ấy ngàn thu.

Vẫn với hai câu thơ ngắn gọn, chắc nịch mà lại chất chứa cảm xúc, tâm trạng và bao nỗi niềm suy tư. Vị tướng thắng trận mới đang trên đường trở về kinh đô, chưa kịp nghỉ ngơi (chứ đừng nói tới việc hưởng thụ chiến công), đã lo nghĩ cho đất nước, những mong một nền thái bình muôn thuở cho ngàn đời con cháu mai sau. Thật cảm động và đáng kính phục!

Tuy nhiên, Trần Quang Khải cảm nhận sâu sắc nền thái bình ấy đâu phải cứ mong là có. Để có nó, cần có sự chung lòng, chung sức, với bao tâm huyết (tu trí lực) của triều đình và trăm họ, trong đó có sự gắng sức của chính bản thân ông.

Niềm mong mỏi của nhà thơ chính là khát vọng của cả một dân tộc, của muôn triệu trái tim Đại Việt xưa và nay. Vì thế hai câu kết với cảm hứng hoà bình đậm chất nhân văn đã đem lại cho bài thơ một vẻ đẹp mới, lấp lánh đến muôn đời.

Phát biểu cảm nghĩ về bài Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) – Bài số 3

Ra đời trong máu lửa của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, thơ văn thời Trần thấm đẫm tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc. Bài thơ Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) của Trần Quang Khải là một hồn thơ như thế.

Chủ nghĩa yêu nước thời Trần được kết tinh từ ý chí quyết chiến, quyết thắng giặc thù, từ bản lĩnh và khí phách hiên ngang lẫm liệt trong cuộc đọ sức với quân thù. Cuộc đụng đầu lịch sử quyết liệt giữa, một bên là một dân tộc đại diện cho chính nghĩa với một bên là một đạo quân xâm lược hung hãn mà vó ngựa của chúng đi tới đâu là gieo rắc kinh hoàng đến đó, diễn ra vô cùng quyết liệt. Từ thế yếu, với tài trí thao lược, dân tộc ta đã chuyển sang thế thắng:

Chương Dương cướp giáo giặc

Hàm Tử bắt quân thù

Còn nhớ mới ngày nào ta còn tạm nhường kinh thành Thăng Long cho giặc, mà nay đã ở vào tư thế của người chiến thắng, đạp trên đầu thù mà xốc tới (cướp giáo giặc, bắt quân thù). Thật là những tinh thần quả cảm vô song. Song, nhìn từ góc độ câu thơ nguyên tác, ta mới thấy hết được dũng khí cùa tướng sĩ nhà Trần. Mặt đối mặt với một kẻ thù hung dữ và thiện chiến mà cứ bình thản, bình tĩnh như không (đoạt sáo, cầm Hồ). Thật đáng cảm phục. Chưa bao giờ mà chủ nghĩa anh hùng Đại Việt lại ngời sáng đến thế.

Từ câu thơ của Trần Tuấn Khải, ta còn nhìn thấy hình ảnh cả một đạo quân xâm lược mất hết ý chí chiến đấu, để cho tướng sĩ nhà Trần tước vũ khí và bắt trói dễ dàng như bắt lợn, bắt dê. Thật là thảm bại và nhục nhã.

Nhắc lại hai chiến công chói lọi mà bản thân mình đã góp phần trong đó, trong lòng vị thượng tướng của chúng ta vừa hả hê, vừa tự hào. Niềm tự hào chân chính của một dân tộc vì chính nghĩa mà chiến thắng.

Nếu như ở hai câu thơ đầu, chủ nghĩa yêu nước Đại Việt được thể hiện ở việc phát huy chủ nghĩa anh hùng trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù, bảo vệ Tổ quốc, thì ở hai câu thơ cuối, chủ nghĩa yêu nước lại mang một nội dung mới đầy tính nhân văn. Đó chính là niềm mong mỏi, khát khao mãnh liệt về một nền thái bình thịnh trị muôn thuở cho đất nước, cho nhân dân:

Thái bình nên gắng sức

Non nước ấy nghìn thu

Với những công lao lớn, lại là một vương thân hoàng thích dòng dõi Tôn thất nhà Trần, Trần Quang Khải có quyền được nghỉ ngơi để an hưởng vinh hoa phú quý sau những ngày gian lao xông pha nơi trận mạc. Nhưng, ngay trên đường về lại kinh đô, giáp binh còn vương khói lửa chiến tranh, vị tướng ấy đã có tấm lòng hướng tới trăm dân muôn họ. Ở đây yêu nước đã gắn với yêu dân, mong cho dân được an hưởng thái bình hạnh phúc, tránh xa được vòng binh đao loạn lạc. Tình cảm yêu nước của Trần Quang Khải mang đậm dấu ấn thời đại và còn đi xa hơn thế.

Sau này, gần hai thế kỉ sau, Nguyễn Trãi lại một lần nữa nhấn mạnh thêm và nâng nó lên một tầm cao lí tưởng:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

(Bình Ngô đại cáo)

Chao ôi, tấm lòng của người xưa đến hôm nay ta vẫn thấy rưng rưng.

Phát biểu cảm nghĩ về bài Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) – Bài số 4

Trong văn học trung đại Việt Nam, yêu nước là một đề tài lớn thu hút đông đảo các nhà văn, nhà thơ chắp bút. Dân tộc Việt Nam trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong quá trình đó dân tộc ta liên tiếp phải đối phó với những vó ngựa của kẻ xâm lược. Tuy nhiên, bằng sức mạnh của lòng đoàn kết, của tinh thần đấu tranh, lòng tự tôn dân tộc, thì nước ta đã vượt qua bao thăng trầm, khẳng định được nền độc lập như ngày nay. Cũng viết về tình yêu tha thiết đối với đất nước cùng sự tự hào đối với sức mạnh của dân tộc, Trần Quang Khải đã sáng tác bài thơ “Phò giá về kinh”. Đọc bài thơ ta sẽ cảm nhận được thấm thía, tình yêu cũng như sự tự hào to lớn này.

Bài thơ “Phò giá về kinh sư” được Trần Quang Khải sáng tác khi quân ta thu lại được kinh thành Thăng Long trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai, lúc này tác giả đang nhận nhiệm vụ về Thiên Trường để bảo vệ, phò giá hai vị vua trở về kinh đô. Bài thơ này đã thể hiện được niềm tự hào to lớn về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta cũng như sức mạnh chống xâm lược của toàn quân, đồng thời qua đó cũng thể hiện được niềm tin mãnh liệt vào vận mệnh vững bền của quốc gia, dân tộc.

“Đoạt sóc Chương Dương độ

Cầm Hồ Hàm Tử quan”

Dịch:

(Chương Dương cướp giáo giặc

Hàm Tử bắt quân thù)

Trong hai câu thơ đầu tiên, Trần Quang Khải đã gợi lại những chiến thắng hiển hách của dân tộc trong niềm tự hào. Đó chính là những chiến thắng ở Chương Dương và Hàm Tử, tuy đây không phải những chiến thắng lớn nhất, lừng lẫy nhất của quân ta nhưng đây lại là những chiến thắng cuối cùng, quyết định sự thắng lợi của quân ta. Nhà thơ nhớ lại những giây phút hân hoan, đầy tự hào đó “Chương Dương cướp giáo giặc”, nhà thơ dùng những động từ chỉ hành động để nói về những chiến thắng của quân ta. Tuy nhiên, ta có thể thấy, ở phần phiên âm, nhà thơ dùng từ “đoạt” mang nhiều ý nghĩa hơn ở phần dịch thơ “cướp”. Vì về sắc thái, từ “cướp” chỉ hành động không chính nghĩa, dùng sức mạnh để chiếm đoạt, như vậy sẽ làm mất đi sự hào hùng vốn có của câu thơ.

Từ “đoạt” vừa thể hiện được sự thắng lợi của quân ta với giặc khi đoạt được vũ khí – thứ mà chúng dùng để gây chiến tranh, gây ra đau khổ cho dân ta, mà còn thể hiện được tư thế, thái độ của người chiến thắng, quân ta đứng trên thế chủ động, dùng chính nghĩa mà đoạt đi giấc mộng bạo tàn, phi nghĩa của quân giặc. Hiểu như thế ta không chỉ thấy tính chính nghĩa của hành động mà còn thể hiện được tư thế của một dân tộc anh hùng, chính nghĩa. Ở cửa Hàm Tử cũng ghi dấu một trận chiến oai hùng, một chiến thắng thật đáng tự hào, đó là khi ta giành được thắng lợi cuối cùng, cái gian ác đã bị diệt trừ, nền độc lập được bảo vệ “bắt quân thù”.

“Thái bình tu trí lực

Vạn cổ cựu giang san”

Dịch:

(Thái bình nên gắng sức

Non nước ấy nghìn thu)

Nếu ở hai câu thơ đầu, Trần Quang Khải đã dẫn ra những chiến thắng để thể hiện lòng tự hào về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, thì ở hai câu thơ cuối này, nhà thơ lại hướng đến khẳng định sự vững bền của nền độc lập, của không khí thái bình cũng như tin tưởng tuyệt đối vào vận mệnh trường tồn của đất nước. “Thái bình nên gắng sức” , thái bình là không khí hòa bình, yên ả của đất nước sau khi đã giành được độc lập, đã đánh đuổi được lũ giặc ngoại xâm. Ở câu thơ này, tác giả thể hiện niềm tự hào song cũng là lời nhắc nhở đầy chân tình “nên gắng sức”. Bởi Việt Nam luôn là đối tượng xâm chiếm của những kẻ thù, tuy ta có sức mạnh có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giặc nhưng cũng không nên chủ quan, phải luôn gắng sức để duy trì không khí thái bình và đề cao sự cảnh giác đối với các thế lực bên ngoài. Nhà thơ còn thể hiện một niềm tin bất diệt đối với vận mệnh của đất nước, nhà thơ tin chắc rằng, khi toàn dân ta gắng sức cho nền độc lập, cho không khí thái bình ấy thì dân tộc ta sẽ không còn bị cản trở bởi bất cứ thế lực nào nữa, vận mệnh đất nước sẽ cứ vậy đi lên, cứ mãi  vững bền “Non nước ấy nghìn thu”.

Như vậy, bài thơ “Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải là một bài thơ đề cao sức mạnh của dân tộc Việt Nam trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, tự hào về truyền thống anh hùng, truyền thống chính nghĩa ấy. Đồng thời, bài thơ cũng thể hiện được ý thức của bản thân nhà thơ đối với vận mệnh cũng như sự trường tồn của đất nước, không chỉ là ý thức cho mình, Trần Quang Khải còn đưa ra những lời khuyên chân thành đến với toàn thể nhân dân, những con người anh hùng của một dân tộc giàu truyền thống.

Nguyễn Tuyến tổng hợp

0