Cảm nghĩ về đoạn trích Sau phút chia li – Văn mẫu lớp 7
Nội dung bài viết1 Cảm nghĩ về đoạn trích Sau phút chia li – Bài số 1 2 Cảm nghĩ về đoạn trích Sau phút chia li – Bài số 2 3 Cảm nghĩ về đoạn trích Sau phút chia li – Bài số 3 4 Cảm nghĩ về đoạn trích Sau phút chia li – Bài số 4 5 Cảm nghĩ về đoạn trích Sau phút chia li ...
Nội dung bài viết1 Cảm nghĩ về đoạn trích Sau phút chia li – Bài số 1 2 Cảm nghĩ về đoạn trích Sau phút chia li – Bài số 2 3 Cảm nghĩ về đoạn trích Sau phút chia li – Bài số 3 4 Cảm nghĩ về đoạn trích Sau phút chia li – Bài số 4 5 Cảm nghĩ về đoạn trích Sau phút chia li – Bài số 5 Cảm nghĩ về đoạn trích Sau phút chia li – Bài số 1 Trong văn chương từ khúc Việt Nam, Chinh phụ ngâm khúc nổi lên như một viên kim cương óng ánh sắc màu. Cả bản nguyên tác chữ Hán của Đặng Trần Côn và bản diễn nôm của Đoàn Thị Điểm đều là những kiệt tác nghệ thuật bất hủ. Chinh phụ ngâm khúc ra đời vào đầu thế kỉ XVIII, cái thời mà chiến tranh loạn lạc kéo dài dẫn đến bao cảnh chia li bi thương sâu thiết: Chàng thì đi cõi xa mưa gió Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn Đoái trông theo đã cách ngăn Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh. Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại Bến Tiều Dương thiếp hãy trông sang Khói Tiên Tương cách Hàm Dương Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng. Cùng trông lại mà cũng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? (Sau phút chia li – Trích Chinh phụ ngâm khúc) Mười hai câu song thất lục bát với giọng điệu lâm li, vừa bùi ngùi xót xa cho chính mình, vừa vời vợi nỗi sầu nhớ thương, đọc xong rồi cứ ám ảnh mãi. Người chinh phu và người chinh phụ còn trẻ tuổi, đang trong tình vợ chồng gắn bó yêu thương bỗng vì đâu mà ra nông nỗi: Chàng thì đi cõi xa mưa gió Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn. Chàng thì đi- Thiếp thì về, hai hình ảnh tương phản nhau như hình sự ngăn cách nghiệt ngã. Dường như người vợ cũng cảm nhận thấm thía điều đó. Và nỗi sầu đã nhuốm cả không gian: Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh Ngàn núi xanh đã chia cách họ mà tâm lòng nhớ thương vẫn cứ đau đáu dõi về nhau: Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang Từ Chốn Hàm Dương- Bến Tiêu Tương đến khói Tiêu Tương – Cây Hàm Dương thì sự xa cách đã lên đến mấy trùng, cũng như nỗi sầu đã dâng lên trùng trùng lớp lớp trong lòng người chinh phụ: Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng Càng dõi trông theo chồng, ước mong gặp mặt càng trở nên vô vọng. Còn đâu bóng dáng cua người chồng thân yêu? Chỉ còn những ngàn dâu xanh xanh trải dài tít tắp đến tận chân trời như nỗi bi thương vô vọng không biết đến tận bao giờ: Cùng trông mà lại cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? Câu nghi vấn như một nốt nhấn làm hằn sâu nỗi sầu chất chứa trong lòng người chinh phụ một khối sầu càng lắc càng đầy. Cả một khối sầu nặng trĩu trong lòng người vợ trẻ tội nghiệp và đè nặng tâm can người đọc. Trong câu thơ dường như có cả tiếng nấc nghẹn ngào uất ức của người vợ. Vì đâu mà dẫn đến nỗi sầu nghịch chướng, oái oăm này? Vì đâu mà người chinh phụ phải đi vào cõi xa mưa gió, còn người chinh phụ trở về buồng cũ chiếu chăn vò võ một mình? Chiến tranh thật là tàn nhẫn. Nhà thơ không chỉ nhận thấy, mà còn nghe thấy cả tiếng lòng sâu thẳm của người vợ trẻ và thể hiện nó một cách chân thực qua những sáng tạo nghệ thuật tài hoa và điêu luyện. Chưa bao giờ có trong văn học Việt Nam, nỗi sầu chia li và tiếng lòng của người phụ nữ lại được thể hiện một cách sâu đậm đến thế. Mười hai câu song thất lục bát trở thành tiếng nói chung cho cảnh biệt li của tất cả những cặp vợ chồng (Hoàng Xuân Hãn) và in dấu ấn trong tiềm thức của tất cả những ai yêu văn chương cổ điển Việt Nam. Cảm nghĩ về đoạn trích Sau phút chia li – Bài số 2 Chinh phụ ngâm khúc hay còn gọi là Chinh phụ ngâm có nghĩa là khúc ngâm về nỗi lòng sầu thương, nhớ nhung của người vợ trẻ có chồng ra trận, được Đặng Trần Côn người làng Nhân Mục (còn gọi là làng Mọc) nay thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội, sáng tác vào khoảng thời gian từ 1741 – 1742. Thời kì này, chế độ phong kiến đang lâm vào tình trạng rối ren, suy thoái. Các cuộc khởi nghĩa nông dân liên tiếp nổ ra khắp nơi. Triều đình ra sức đàn áp, gây nên cảnh nổi da xáo thịt, nhân dân đau khổ, đất nước rối loạn, kinh thành náo động. Trước hoàn cảnh đó, trái tim đa cảm của nhà thơ quặn thắt bởi nỗi đau sinh li tử biệt. Ông đã dùng ngòi bút để bày tỏ sự thông cảm và xót thương chân thành, làm rung động lòng người. Chinh phụ ngâm khúc nguyên bản được viết bằng chữ Hán, sau đó được nhiều người dịch Nôm. Bản diễn Nôm trong sách Ngữ văn 7 từng được xem là của Đoàn Thị Điểm (1705 – 1748), một phụ nữ tài sắc, người làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, sống cùng thời với Đặng Trần Côn. Nhưng lại có ý kiến cho là của nhà nho Phan Huy Ích. Cả nguyên tác và bản diễn Nôm đều được đánh giá là kiệt tác trong lịch sử văn học Việt Nam. Nội dung khúc ngâm là tiếng nói ai oán đối với chiến tranh của người chinh phụ, nhưng chung quy chỉ có sầu với nhớ và hết nhớ lại sầu. Nghệ thuật độc đáo của khúc ngâm là miêu tả rất tinh tế diễn biến phức tạp của tâm trạng nhân vật mà không hề lặp lại một cách đơn điệu, nhám chán. Đoạn trích sau đây phản ánh diễn biến tâm trạng của người vợ trẻ trong phút chia li. Đây là đoạn hay nhất, thể hiện tập trung nhất tài năng miêu tả nội tâm nhân vật của nhà thơ: Chàng thì đi cõi xa mưa gió, Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn: Đoái trông theo đã cách ngăn, Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh. Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại, Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang. Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương, Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng. Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy, Thay xanh xanh những mấy ngàn dâu. Ngàn dâu xanh ngắt một màu, Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?… Đoạn trích gồm ba khổ, có thể chia làm ba phần. Phần một tả tâm trạng của người vợ trẻ sau phút chia li. Phần hai tả nỗi nhớ thương sầu muộn ở mức độ cao hơn. Phần ba tả nỗi nhớ thương lên đến cực điểm, không thể nào nguôi. Bốn câu thơ đầu thể hiện tâm trạng chơi vơi, buồn bã của người vợ trẻ qua nghệ thuật đối rất chỉnh: Chàng thì đi cõi xa mưa gió, Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn. Đoái trông theo đã cách ngăn, Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh. Chàng thì đi thiếp thì về, hai người hai ngả ngược chiều nhau, mỗi lúc mỗi xa. Thực trạng cuộc chia li đã diễn ra. Chàng thì đi vào cõi xa mưa gió, thiếp thì về với cảnh phòng không chiếc bóng, vò võ năm canh. Bao nhiêu gian truân, vất vả, thậm chí hiểm nguy đối với người ra đi chứa đựng trong mấy từ cõi xa mưa gió rất giàu khả năng gợi tả. Có cái gì đó thật chông chênh, khó lường. Mưa gió trên con đường thiên lí mịt mù phải chăng cũng là mưa gió trong lòng cả kẻ ở lẫn người đi? Không thể đoán định được những gì đang chờ đợi khách chinh phu ở phía trước, nhưng điều dễ nhận biết là công danh thì hão huyền còn chết chóc lại là hiện thực, một hiện thực nghiệt ngã phũ phàng, khó bề tránh khỏi. Người đi đã khổ, kẻ ở cũng chẳng sung sướng gì. Rồi đây, khi thiếp trở về buồng cữ chiếu chăn vẫn vương vân hơi ấm nồng nàn của tình chồng vợ thì tình cảnh ấy như trêu ngươi, như xoáy vào nỗi đau li biệt đang rớm máu trong lòng chinh phụ. Kể từ đây, nàng sẽ vò võ cô đơn suốt những tháng năm xa cách đầy lo lắng, đợi chờ và hi vọng. Nỗi sầu sinh li tràn ngập cõi lòng người ở lại và dường như thấm cả sang đất trời, cây cỏ. Bóng dáng người đi đã nhạt nhòa, khuất lấp. Cố dõi mắt đoái trông thì cũng chỉ thấy mây biếc, núi xanh trải dài vô tận như nỗi buồn không thể nguôi ngoai. Cách ngăn đã là sự thật khắc nghiệt và nỗi sầu chia li tưởng như đã phủ lên màu biếc của mây, màu xanh của núi. Hình ảnh mây biếc, núi xanh trập trùng có tính ước lệ thường thấy trong thơ cổ đã được cảm xúc chân thành của người trong cuộc làm cho sống động, tự nhiên. Bốn câu thơ tiếp theo tiếp tục miêu tả nỗi nhớ nhung, sầu muộn ở mức độ cao hơn. Đó là nỗi nhớ dằng dặc nối hai đầu xa cách: Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại, Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang. Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương, Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng. Tác giả vẫn khai thác triệt đế thế mạnh của nghệ thuật đối trong những câu thơ bảy chữ: Chốn Hàm Dương >< Bến Tiêu Tương, chàng còn ngoảnh lại >< thiếp hãy trông sang. Kết hợp với cách sử dụng điệp từ, điệp ngữ và đảo ngữ rất uyển chuyển ở cặp câu lục bát: Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương, Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng. Tạo thành một cấu trúc khép kín, gợi tình cảm tha thiết, quyến luyến không rời. Trong mấy câu thơ trên tuy có cả con người cùng cảnh vật và tướng như rất thật, nhưng thực ra đây chỉ là bức tranh tâm cảnh. Nhà thơ mượn cảnh để nói đến sự xa xôi, trở ngại về mặt địa lí và thể hiện tâm trạng nhớ nhung, khắc khoải đang chất chứa trong lòng nhân vật. Đồng thời cũng gửi gắm vào đó thái độ bất bình trước cảnh đau lòng: những đôi lứa trẻ trung đang đầm ấm sum vầy bên nhau, chỉ vì chiến tranh mà phải chia li và biết đâu lại là chia li mãi mãi. Hạnh phúc gia đình của họ liệu có vẹn toàn sau bao ngày binh lửa?! Nỗi bất bình trên chính là tiếng nói gián tiếp lên án chiến tranh phi nghĩa của riêng tác giả và của chung nhân dân ta thời bấy giờ. Nếu ở khổ thơ trên, tác giả mới nói đến sự cách ngăn thì đến khổ này, sự cách ngăn đó đã là mấy trùng thăm thẳm. Có điều, sự chia li đã diễn ra trong khi tình cảm, tâm hồn vẫn gắn bó khăng khít. Nhà thơ không chỉ nói đến nỗi sầu chia li mà còn nói đến sự đời oái oăm, nghịch chướng: đôi vợ chồng trẻ muốn gắn bó mà không dược gắn bó, không muốn chia li mà lại phải chia li. Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy, Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu. Ngàn dâu xanh ngắt một màu, Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? Khổ thơ cuối tiếp tục dùng phép đối, điệp ngữ, điệp ý (cùng trông, cùng chẳng thấy, ngàn dâu, ngàn dâu, xanh ngắt…) để gợi tả nỗi sầu thương tột độ trong lòng chinh phụ. Lối ngắt nhịp linh hoạt trong từng câu thơ: Cùng trồng lại / mà cùng chẳng thấy, Thấy xanh xanh / những mấy ngàn dâu, Ngàn dâu / xanh ngắt một màu, Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? đã góp phần bộc lộ rõ hơn nỗi khắc khoải, xót xa đang vò xé tâm can người đi, kẻ ở. Vẫn là những động thái ban đầu: người ở lại dõi theo, người ra đi ngoảnh lại để kéo dài thêm cảm giác còn được gần nhau, để in sâu thêm hình ảnh của nhau trong tâm khảm… Nhưng giờ đây, sự xa cách chẳng thể lấy Cây Hàm Dương, Bến Tiêu Tương… để mà ước tính được nữa, cho nên mọi cố gắng đều vô vọng. Bóng người đi đã mất hút vào ngàn dâu xanh ngắt. Trớ trêu thay, cái màu xanh vốn tượng trưng cho sức sống và hi vọng trong tình cảnh này chỉ gợi nên một không gian thăm thẳm mênh mông, thấm đẫm môi sầu li biệt. Câu thơ cuối cùng: Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai ? không có ý so sánh mà chỉ nhấn mạnh nỗi sầu thương tột độ trong lòng chinh phụ. Đành gửi vào gió, vào mây nỗi nhớ niềm thương khó giãi bày cho hết cửa mình. Qua đoạn trích trên đây, chúng ta có thể thấy được phần nào nỗi sầu chia li của người chinh phụ lúc tiễn chồng ra trận và tấm lòng đầy tình nhân ái của tác giả. Tác phẩm vừa có ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa, vừa thể hiện nỗi khát khao hạnh phúc lứa đôi. Chinh phụ ngâm khúc được đánh giá là tác phẩm có nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ vào loại điêu luyện nhất trong lịch sử thơ ca Việt Nam từ trước tới nay. Cảm nghĩ về đoạn trích Sau phút chia li – Bài số 3 Trong xã hội phong kiến người phụ nữ phải chịu rất nhiều bất hạnh, khổ cực. Người phụ nữ lúc bấy giờ chưa được xã hội công nhận, họ không có quyền quyết định cuộc đời mình, phải phụ thuộc vào người chồng, người cha. Có rất nhiều tác phẩm nói về số phận người phụ nữ trong giai đoạn nay, trong đó phải kể đến đoạn trích Sau phút chia ly trích trong tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn. Đoạn trích bày tỏ nỗi lòng sầu thương, nhớ nhung với sự mong mỏi, da diết của người vợ có chồng ra trận. Bài thơ với thể thơ cổ song thất lục bát. Toàn bài là nỗi nhớ thương ngày một tăng tiến, nâng cao của đôi vợ chồng trẻ, đặc biệt là người vợ – một phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Văn bản “Sau phút chia li” là đoạn trích sau khi người vợ ngậm ngùi tiễn chồng ra miền biên ải, nàng trở về đơn chiếc xót xa. “Chàng thì đi cõi xa mưa gió Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn Đoái trông theo đã cách ngăn Tuôn màu mây biếc trải ngàn núi xanh”. Rồi lại: “Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai”. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật đối giữa các câu thất và sử dụng điệp từ ngữ với những tính từ miêu tả độc đáo, đặc sắc đã toát lên nội dung chính là lên án chiến tranh, đặc biệt là khát vọng hòa bình, được yêu thương của người phụ nữ thời phong kiến. “Chàng thì đi cõi xa mưa gió Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn”. Vì điều kiện đất nước xảy ra chiến tranh người chồng đã phải chia tay người vợ trẻ yêu quý của mình để ra chiến trường. Đó là cuộc chia li buồn và cô đơn của cả hai người. Trong “cõi xa mưa gió” của chàng ẩn chứa bao hiểm nguy, gian nan của hòn tên mũi đạn, của đời sống chốn sa trường. Trong nỗi lòng “buồn cũ chiếu chăn” của thiếp lại đau đớn bao đơn côi phiền muộn, bao khắc khoải đợi chờ. Hai cặp đối “Chàng thì” – “Thiếp thì” ẩn chứa bao chán nản, buồn phiền. Nghĩ đến nhau, họ chỉ còn biết: “Đoái trông theo đã cách ngăn Tuôn màu mây biếc trải ngàn núi xanh”. Khi đã tiễn chồng ra trận, người vợ quay trở về chỉ biết chôn chặt nỗi buồn trong loàng. “Đoái” nghĩa là ngoảnh lại, ngoái lại nhưng dùng từ “đoái” còn hàm ẩn được cái đau đớn, mệt mỏi của tâm trạng người vợ. Nhưng càng đoái theo trông ngóng chỉ càng thấy cách xa nghìn trùng, giữa họ “đã cách ngăn” “mây biếc” “núi xanh” “tuôn màu” “trải ngàn” cách trở. Nỗi buồn của người phụ nữ như đã âm thầm lan thấm vào thiên nhiên cảnh vật. Đoàn Thị Điểm đã dùng cảnh vật thiên nhiên để nói lên tâm trạng người phụ nữ khi xa chồng: “Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu”. Trong đoạn thơ tiếp, nỗi sầu chia li và lưu luyến chẳng muốn rời của đôi vợ chồng trẻ đã được thể hiện bằng những điển tích cổ, thủ pháp đối, phép điệp ngữ rất độc đáo. Những địa danh Tiêu Tương, Hàm Dương tác giả mượn trong điển tích Trung Quốc gợi đến sự cách xa, chia lìa: “cách… mấy trùng”. Phép đối vừa thể hiện tấm lòng sâu nặng dành cho nhau của đôi vợ chồng người chinh phụ vừa như thể hiện sự rời xa nhau từng giờ từng khắc của họ: “Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại” – “Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang”, “Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương” – “Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương”. Đặc biệt, phép điệp ngữ khiến những câu chữ như muốn đan quyện vào nhau chẳng muốn rời: Tiêu Tương – Tiêu Tương, Hàm Dương – Hàm Dương, thấy – thấy, xanh xanh – xanh, ngàn dâu – ngàn dâu. Nét đặc sắc đó đã thể hiện thành công tấm lòng lưu luyến chẳng muốn rời xa nhau của hai vợ chồng nàng. Thể thơ song thất lục bát thiết tha đã góp phần thể hiện tâm trạng u sầu nhung nhớ khôn nguôi trong lòng người chinh phụ. Nhưng dầu thế, đất trời như đang đẩy họ xa nhau hơn. Trong hai câu thơ: “Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu” Tác giả đã mượn ý câu thành ngữ “Thương hải tang điền” – biển rộng đã biến thành ruộng dâu tít tắp, ý chỉ những dâu bể cuộc đời. Chẳng những vậy, những sắc thái khác nhau của màu xanh được sử dụng trong hai câu thơ này cũng góp phần diễn tả sâu sắc nỗi lòng người chinh phụ. “Xanh xanh” là màu xanh nhẹ, xanh nhạt. “Xanh ngắt” lại là màu xanh đậm. Từ “xanh xanh” đến “xanh ngắt” là sự tăng tiến, màu xanh thể hiện sự chia li, li biệt; sự tăng tiến đó như thể hiện nỗi buồn ngày càng đậm nét, ngày càng quằn quại xót xa. Đoạn trích đã sử dụng thể thơ song thất lục bát ngắn ngủi cùng khá nhiều những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng thành công, tác giả đã thể hiện sâu sắc nỗi lòng của người vợ “sau phút chia li” tiễn chồng đi chinh chiến. Đó là nỗi buồn tê tái, nỗi nhung nhớ vơi đầy, sự lưu luyến khôn nguôi… Và như thế, văn bản “Sau phút chia li” (trích “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm) đã thể hiện tinh thần nhân đạo rất nhân bản, nhân văn. Người phụ nữ trong xã hội cũ phải chịu quá nhiều đắng cay tủi nhục, chỉ có người chồng là chỗ dựa tinh thần rồi cũng phải ra đi, chưa biết khi nào mới gặp lại. Sự ác liệt của chiến tranh làm cho nỗi nhớ chồng của người phụ nữ càng nhân lên gấp bội, bởi giữa cái sông và cái chết của con người trong hoàn cảnh đó là quá mong manh. Cảm nghĩ về đoạn trích Sau phút chia li – Bài số 4 “Chinh phụ ngâm khúc” – Đặng Trần Côn là khúc ngâm của người chinh phụ có chồng ra chiến trận, là nỗi lòng bi thương của người vợ khi chờ đợi chồng trở về trong cảnh lẻ loi, đơn bóng. Đoạn trích “Sau phút chia ly” đã diễn tả một cách sâu sắc nhất nỗi lòng bi ai đó của những cặp vợ chồng trẻ trong chiến tranh ở xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Dù là bản chữ Hán của Đặng Trần Côn hay bản chữ Nôm được dịch bởi Đoàn Thị Điểm thì đây cũng là một tác phẩm bất hủ. Đoạn trích “Sau phút chia ly” – Đoàn Thị Điểm được viết bởi mười hai câu thơ song thất lục bát với giọng điệu lâm ly, diễn tả nỗi nhớ xót xa của người vợ có chồng ra chiến trận, sự chia ly không hẹn ngày đoàn tụ……. Chàng thì đi cõi xa mưa gió Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn Đoái trông theo đã cách ngăn Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh. Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại Bến Tiều Dương thiếp hãy trông sang Khói Tiên Tương cách Hàm Dương Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng. Cùng trông lại mà cũng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? (Sau phút chia li – Trích Chinh phụ ngâm khúc) Bốn câu thơ đầu tiên là nỗi lòng của người chinh phụ khi chồng vừa đi chiến trận, đôi vợ chồng trẻ đang trong tình cảm vợ chồng gắn bó, mặn nồng, cớ sao lại ra nông nỗi Chàng thì đi cõi xa mưa gió Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn Đoái trông theo đã cách ngăn Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh. Nhà thơ đã dùng hình ảnh đối lập: “Chàng thì đi …. – Thiếp thì về”. Người thì đi vào nơi chiến trận, ở nơi chiến trận đó liệu có thể hứa trước ngày về, bao khó khăn vất vả. Nàng ở lại quê nhà, bên “buồng cũ chiếu chăn”, nỗi nhớ người ra đi khi nhìn những hình ảnh quen thuộc đó càng khiến cho người chinh phụ thêm xót xa, nỗi bi thương đó càng được khắc sâu vào trong tâm khảm. Sự chia ly đó được cách xa bởi không gian, sự mênh mang của đất trời. Nhà thơ đã dùng hai động từ “tuôn”, “trải” dường như nỗi bi ai đó của người chi phụ được phủ lên cả màu biếc của trời mây, sự bạt ngàn của núi rừng….. cứ xa xa mãi mà không thấy được điểm dừng, khiến cho người đọc cảm thấy xót xa cho thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến Người chinh phu và người chinh phụ nhìn lại chỉ còn thấy bạt ngàn màu xanh của rừng núi, nhìn lên chỉ còn thấy mênh mang một màu thăm thẳm của trời cao. Vậy mà trong thâm tâm họ vẫn đau đáu một nỗi nhớ về nhau Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại Bến Tiều Dương thiếp hãy trông sang Bằng nghệ thuật tương phản “Chàng còn ngoảng lại……. – Thiếp hãy trông sang”, sự xa cách về mặt địa lý “Chốn Hàm Dương”, “Bến Tiêu Tương” sự xa cách đã lên đến mấy trùng nhưng dường như không làm cho tình cảm của người chinh phu, chinh phụ chia cách mà dường như nỗi nhớ thương đó còn được khắc sâu hơn nữa. Hỏi rằng ngươi ra đi và người ở lại ai bi ai hơn?. Bằng nghệ thuật điệp từ và đảo ngữ của hai địa danh “Chốn Hàm Dương”, “Bến Tiêu Tương” ta cảm nhận được nỗi nhớ đó tạo nên một vòng tròn khép kín, không có cách nào có thể thoát ra được, nỗi nhớ đó được chia đều cho cả hai người. tình cảm nhớ nhung đó cứ tăng dần tăng dần, nhưng càng hướng về nhau thì sự xa cách về mặt địa lý càng khiến họ chia xa mãi mãi Càng trông lại mà càng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? Ở khổ thơ trên, tuy hai người đã chia xa nhưng ít nhất họ vẫn còn ý niệm về mặt địa lý “ Hàm Dương, Tiêu Tương” để hai người còn có thể hướng về nhau nhưng đến khổ thơ này khi “cùng trông lại” họ chỉ thấy sự mờ ảo, hai hình hài chàng và thiếp bị lu mờ chỉ còn nhìn thấy mỗi màu xanh biếc “những mấy ngàn dâu”. Tác giả thật khéo léo khi sử dụng nghệ thuận đối nghịch, điệp ngữ rất ấn tượng “càng…càng”, “thấy… thấy”, tính từ “xanh xanh” khiến cho sự biệt ly đó càng ngày càng khắc khoải, họ chỉ còn nhớ về nhau trong tâm tưởng, chẳng còn có thể lấy cây Hàm Dương hay bến Tiêu Tương…….. để ước tính nữa, chỉ còn một nỗi nhớ trong vô vọng, mọi sự có gắng đều vô nghĩa. Thế nên người chinh phụ mới phải kêu lên “Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”. Tuy đây là một câu hỏi nhưng câu thơ không có ý muốn trả lời, dường như chỉ muốn thể hiện sẽ tuyệt vọng của người chinh phụ. Nàng tuyệt vọng trước số phận, chỉ có thể gửi nỗi xót xa của mình vào mây gió. Từ “sầu” trong câu thơ cuối dường như còn là tiếng lòng, tiếng nấc nghẹn ngào của nàng, sự chờ mong dường như đã thành vô vọng, nàng tự hỏi người, cũng chính đang tự hỏi lòng mình. Tất cả nỗi lòng của nàng chinh phụ được khắc họa thật rõ nét qua đoạn trích “Chinh phụ ngâm khúc”. Qua đó, ta thấy được thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, tiếng ai oán xót xa. Đoạn thơ mang giá trị nhận đạo,thấm nhuần tư tưởng nhân văn, tố cáo chiến tranh, tố cáo xã hội phong kiến bất công. Cảm nghĩ về đoạn trích Sau phút chia li – Bài số 5 Trong văn chương từ khúc Việt Nam, Chinh phụ ngâm khúc nổi lên như một viên kim cương óng ánh sắc màu. Cả bản nguyên tác chữ Hán của Đặng Trần Côn và bản diễn Nôm của Đoàn Thị Điểm đều là những kiệt tác nghệ thuật bất hủ. Chinh phụ ngâm khúc ra đời vào đầu thế kỉ XVIII, cái thời mà chiến tranh loạn lạc kéo dài dẫn đến bao cảnh chia li bi thương sâu thiết: Chàng thì đi cõi xa mưa gió Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn Đoái trông theo đã cách ngăn Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh. Chốn Hàm Dương chàng còn ngảnh lại Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương Cây Hàm Dương cách Tiêu Tuung mấy trùng. Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? (Sau phút chia li – Trích Chinh phụ ngâm khúc) Mười hai câu song thất lục bát với giọng điệu lâm li, vừa bùi ngùi xót xa cho chính mình, vừa VỜI vợi nỗi sầu nhớ thương, đọc xong rồi cứ ám ảnh mãi. Người chinh phu và người chinh phụ còn trẻ tuổi, đang trong tình VỢ chồng gắn bó yêu thương bỗng vì đâu mà ra nông nỗi: Chàng thì đi cõi xa mưa gió Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn Chàng thì đi – Thiếp thì về, hai hình ảnh tương phản nhau như chính sự ngăn cách nghiệt ngã. Dường như người vợ cũng cảm nhận thấm thìa điều đó. Và nỗi sầu đã nhuốm cả không gian: Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh. Ngàn núi xanh đã chia Cách họ mà tấm lòng nhớ thương vẫn cứ đau đáu dõi về nhau: Chốn Hàm Dương chàng còn ngảnh lại Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang Từ Chốn Hàm Dương – Bến Tiêu Dương đến khói Tiêu Tương – Cây Hàm Dương thì sự xa cách đã lên đến mấy trùng, cũng như nỗi sầu đã dâng lên trùng trùng lớp lớp trong lòng người chinh phụ: Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng. Càng dõi trông theo chồng, ước mong gặp mặt càng trở nên vô vọng. Còn đâu bóng dáng của người chồng thân yêu? Chỉ còn những ngàn dâu xanh xanh trải dài tít tắp đến tận chân trời như nỗi bi thương vô vọng không biết đến tận bao giờ: Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? Câu nghi vấn như một nốt nhấn làm hằn sâu nỗi sầu chất chứa trong lòng người chinh phụ một khối sầu càng lắc càng đầy. Cả một khối sầu nặng trĩu trong lòng người vợ trẻ tội nghiệp và đè nặng tâm can người đọc. Trong câu thơ dường như có cả tiếng nấc nghẹn ngào uất ức của người vợ. Vì đâu mà dẫn đến nỗi sầu nghịch chướng, oái ăm này? Vì đâu mà người chinh phu phải đi vào cõi xa mưa gió, còn người chinh phụ trở về buồng cũ chiếu chăn vò võ một mình? Chiến tranh thật là tàn nhẫn. Nhà thơ không chỉ nhận thấy, mà còn nghe thấy cả tiếng lòng sâu thẳm của người vợ trẻ và thể hiện nó một cách chân thực qua những sáng tạo nghệ thuật tài hoa và điêu luyện. Chưa bao giờ có trong văn học việt Nam, nỗi sầu chia li và tiếng lòng của người phụ nữ lại được thể hiện một cách sâu đậm đến thế. Mười hai câu song thất lục bát trở thành tiếng nói chung cho cảnh biệt li của tất cả những cặp vợ chồng (Hoàng Xuân Hãn) và In dấu ấn trong tiềm thức của tất cả những ai yêu văn chương cổ điển Việt Nam. Nguyễn Tuyến tổng hợp Cảm nghĩ về đoạn trích Sau phút chia li – Văn mẫu lớp 75 (99.17%) 24 đánh giá Từ khóa tìm kiếmBai sau phut chia li lơp 7 em hay ta tên tac gia đoan thi điêmcảm nhận về người chinh phụ trong sau phút chia li ngư văn 7hãy nêu cảm nghĩ của em về bài Sau phút chia linêu cảm nhận của em từ 5 đến 7 câu về tác dụng của biện pháp nghệ thuật nổi bật trong 4 câu thơ cuối của bài thơ sau phút chia linêu cam nhan ve cua em bai tho sau phut chia liphát biểu cảm nghĩ về bài sau phút chia li Có thể bạn quan tâm?Kể lại nội dung Bài ca nhà tranh bị gió thu phá – Văn mẫu lớp 7Cảm nhận khi đọc bài thơ Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) – Văn mẫu lớp 7Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra – Văn mẫu lớp 7Tả cây đa làng em – Văn mẫu lớp 7Tìm ví dụ chứng minh sự giản dị trong thơ văn của Bác – Văn mẫu lớp 7Phát biểu cảm nghĩ về bài Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) – Văn mẫu lớp 7Kể về tâm sự của cuốn sách bị bỏ quên – Văn mẫu lớp 7Giải thích câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” – Văn mẫu lớp 7
Cảm nghĩ về đoạn trích Sau phút chia li – Bài số 1
Trong văn chương từ khúc Việt Nam, Chinh phụ ngâm khúc nổi lên như một viên kim cương óng ánh sắc màu. Cả bản nguyên tác chữ Hán của Đặng Trần Côn và bản diễn nôm của Đoàn Thị Điểm đều là những kiệt tác nghệ thuật bất hủ.
Chinh phụ ngâm khúc ra đời vào đầu thế kỉ XVIII, cái thời mà chiến tranh loạn lạc kéo dài dẫn đến bao cảnh chia li bi thương sâu thiết:
Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn
Đoái trông theo đã cách ngăn
Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh.
Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại
Bến Tiều Dương thiếp hãy trông sang
Khói Tiên Tương cách Hàm Dương
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.
Cùng trông lại mà cũng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
(Sau phút chia li – Trích Chinh phụ ngâm khúc)
Mười hai câu song thất lục bát với giọng điệu lâm li, vừa bùi ngùi xót xa cho chính mình, vừa vời vợi nỗi sầu nhớ thương, đọc xong rồi cứ ám ảnh mãi. Người chinh phu và người chinh phụ còn trẻ tuổi, đang trong tình vợ chồng gắn bó yêu thương bỗng vì đâu mà ra nông nỗi:
Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn.
Chàng thì đi- Thiếp thì về, hai hình ảnh tương phản nhau như hình sự ngăn cách nghiệt ngã. Dường như người vợ cũng cảm nhận thấm thía điều đó. Và nỗi sầu đã nhuốm cả không gian:
Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh
Ngàn núi xanh đã chia cách họ mà tâm lòng nhớ thương vẫn cứ đau đáu dõi về nhau:
Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang
Từ Chốn Hàm Dương- Bến Tiêu Tương đến khói Tiêu Tương – Cây Hàm Dương thì sự xa cách đã lên đến mấy trùng, cũng như nỗi sầu đã dâng lên trùng trùng lớp lớp trong lòng người chinh phụ:
Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng
Càng dõi trông theo chồng, ước mong gặp mặt càng trở nên vô vọng. Còn đâu bóng dáng cua người chồng thân yêu? Chỉ còn những ngàn dâu xanh xanh trải dài tít tắp đến tận chân trời như nỗi bi thương vô vọng không biết đến tận bao giờ:
Cùng trông mà lại cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? Câu nghi vấn như một nốt nhấn làm hằn sâu nỗi sầu chất chứa trong lòng người chinh phụ một khối sầu càng lắc càng đầy. Cả một khối sầu nặng trĩu trong lòng người vợ trẻ tội nghiệp và đè nặng tâm can người đọc. Trong câu thơ dường như có cả tiếng nấc nghẹn ngào uất ức của người vợ. Vì đâu mà dẫn đến nỗi sầu nghịch chướng, oái oăm này? Vì đâu mà người chinh phụ phải đi vào cõi xa mưa gió, còn người chinh phụ trở về buồng cũ chiếu chăn vò võ một mình? Chiến tranh thật là tàn nhẫn.
Nhà thơ không chỉ nhận thấy, mà còn nghe thấy cả tiếng lòng sâu thẳm của người vợ trẻ và thể hiện nó một cách chân thực qua những sáng tạo nghệ thuật tài hoa và điêu luyện. Chưa bao giờ có trong văn học Việt Nam, nỗi sầu chia li và tiếng lòng của người phụ nữ lại được thể hiện một cách sâu đậm đến thế.
Mười hai câu song thất lục bát trở thành tiếng nói chung cho cảnh biệt li của tất cả những cặp vợ chồng (Hoàng Xuân Hãn) và in dấu ấn trong tiềm thức của tất cả những ai yêu văn chương cổ điển Việt Nam.
Cảm nghĩ về đoạn trích Sau phút chia li – Bài số 2
Chinh phụ ngâm khúc hay còn gọi là Chinh phụ ngâm có nghĩa là khúc ngâm về nỗi lòng sầu thương, nhớ nhung của người vợ trẻ có chồng ra trận, được Đặng Trần Côn người làng Nhân Mục (còn gọi là làng Mọc) nay thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội, sáng tác vào khoảng thời gian từ 1741 – 1742. Thời kì này, chế độ phong kiến đang lâm vào tình trạng rối ren, suy thoái. Các cuộc khởi nghĩa nông dân liên tiếp nổ ra khắp nơi. Triều đình ra sức đàn áp, gây nên cảnh nổi da xáo thịt, nhân dân đau khổ, đất nước rối loạn, kinh thành náo động.
Trước hoàn cảnh đó, trái tim đa cảm của nhà thơ quặn thắt bởi nỗi đau sinh li tử biệt. Ông đã dùng ngòi bút để bày tỏ sự thông cảm và xót thương chân thành, làm rung động lòng người.
Chinh phụ ngâm khúc nguyên bản được viết bằng chữ Hán, sau đó được nhiều người dịch Nôm. Bản diễn Nôm trong sách Ngữ văn 7 từng được xem là của Đoàn Thị Điểm (1705 – 1748), một phụ nữ tài sắc, người làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, sống cùng thời với Đặng Trần Côn.
Nhưng lại có ý kiến cho là của nhà nho Phan Huy Ích. Cả nguyên tác và bản diễn Nôm đều được đánh giá là kiệt tác trong lịch sử văn học Việt Nam.
Nội dung khúc ngâm là tiếng nói ai oán đối với chiến tranh của người chinh phụ, nhưng chung quy chỉ có sầu với nhớ và hết nhớ lại sầu. Nghệ thuật độc đáo của khúc ngâm là miêu tả rất tinh tế diễn biến phức tạp của tâm trạng nhân vật mà không hề lặp lại một cách đơn điệu, nhám chán.
Đoạn trích sau đây phản ánh diễn biến tâm trạng của người vợ trẻ trong phút chia li. Đây là đoạn hay nhất, thể hiện tập trung nhất tài năng miêu tả nội tâm nhân vật của nhà thơ:
Chàng thì đi cõi xa mưa gió,
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn:
Đoái trông theo đã cách ngăn,
Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh.
Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại,
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang.
Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương,
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,
Thay xanh xanh những mấy ngàn dâu.
Ngàn dâu xanh ngắt một màu,
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?…
Đoạn trích gồm ba khổ, có thể chia làm ba phần. Phần một tả tâm trạng của người vợ trẻ sau phút chia li. Phần hai tả nỗi nhớ thương sầu muộn ở mức độ cao hơn. Phần ba tả nỗi nhớ thương lên đến cực điểm, không thể nào nguôi.
Bốn câu thơ đầu thể hiện tâm trạng chơi vơi, buồn bã của người vợ trẻ qua nghệ thuật đối rất chỉnh:
Chàng thì đi cõi xa mưa gió,
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn.
Đoái trông theo đã cách ngăn,
Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh.
Chàng thì đi thiếp thì về, hai người hai ngả ngược chiều nhau, mỗi lúc mỗi xa. Thực trạng cuộc chia li đã diễn ra. Chàng thì đi vào cõi xa mưa gió, thiếp thì về với cảnh phòng không chiếc bóng, vò võ năm canh. Bao nhiêu gian truân, vất vả, thậm chí hiểm nguy đối với người ra đi chứa đựng trong mấy từ cõi xa mưa gió rất giàu khả năng gợi tả. Có cái gì đó thật chông chênh, khó lường. Mưa gió trên con đường thiên lí mịt mù phải chăng cũng là mưa gió trong lòng cả kẻ ở lẫn người đi?
Không thể đoán định được những gì đang chờ đợi khách chinh phu ở phía trước, nhưng điều dễ nhận biết là công danh thì hão huyền còn chết chóc lại là hiện thực, một hiện thực nghiệt ngã phũ phàng, khó bề tránh khỏi.
Người đi đã khổ, kẻ ở cũng chẳng sung sướng gì. Rồi đây, khi thiếp trở về buồng cữ chiếu chăn vẫn vương vân hơi ấm nồng nàn của tình chồng vợ thì tình cảnh ấy như trêu ngươi, như xoáy vào nỗi đau li biệt đang rớm máu trong lòng chinh phụ. Kể từ đây, nàng sẽ vò võ cô đơn suốt những tháng năm xa cách đầy lo lắng, đợi chờ và hi vọng.
Nỗi sầu sinh li tràn ngập cõi lòng người ở lại và dường như thấm cả sang đất trời, cây cỏ. Bóng dáng người đi đã nhạt nhòa, khuất lấp. Cố dõi mắt đoái trông thì cũng chỉ thấy mây biếc, núi xanh trải dài vô tận như nỗi buồn không thể nguôi ngoai. Cách ngăn đã là sự thật khắc nghiệt và nỗi sầu chia li tưởng như đã phủ lên màu biếc của mây, màu xanh của núi. Hình ảnh mây biếc, núi xanh trập trùng có tính ước lệ thường thấy trong thơ cổ đã được cảm xúc chân thành của người trong cuộc làm cho sống động, tự nhiên.
Bốn câu thơ tiếp theo tiếp tục miêu tả nỗi nhớ nhung, sầu muộn ở mức độ cao hơn. Đó là nỗi nhớ dằng dặc nối hai đầu xa cách:
Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại,
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang.
Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương,
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.
Tác giả vẫn khai thác triệt đế thế mạnh của nghệ thuật đối trong những câu thơ bảy chữ: Chốn Hàm Dương >< Bến Tiêu Tương, chàng còn ngoảnh lại >< thiếp hãy trông sang. Kết hợp với cách sử dụng điệp từ, điệp ngữ và đảo ngữ rất uyển chuyển ở cặp câu lục bát: Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương, Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng. Tạo thành một cấu trúc khép kín, gợi tình cảm tha thiết, quyến luyến không rời.
Trong mấy câu thơ trên tuy có cả con người cùng cảnh vật và tướng như rất thật, nhưng thực ra đây chỉ là bức tranh tâm cảnh. Nhà thơ mượn cảnh để nói đến sự xa xôi, trở ngại về mặt địa lí và thể hiện tâm trạng nhớ nhung, khắc khoải đang chất chứa trong lòng nhân vật. Đồng thời cũng gửi gắm vào đó thái độ bất bình trước cảnh đau lòng: những đôi lứa trẻ trung đang đầm ấm sum vầy bên nhau, chỉ vì chiến tranh mà phải chia li và biết đâu lại là chia li mãi mãi. Hạnh phúc gia đình của họ liệu có vẹn toàn sau bao ngày binh lửa?! Nỗi bất bình trên chính là tiếng nói gián tiếp lên án chiến tranh phi nghĩa của riêng tác giả và của chung nhân dân ta thời bấy giờ.
Nếu ở khổ thơ trên, tác giả mới nói đến sự cách ngăn thì đến khổ này, sự cách ngăn đó đã là mấy trùng thăm thẳm. Có điều, sự chia li đã diễn ra trong khi tình cảm, tâm hồn vẫn gắn bó khăng khít. Nhà thơ không chỉ nói đến nỗi sầu chia li mà còn nói đến sự đời oái oăm, nghịch chướng: đôi vợ chồng trẻ muốn gắn bó mà không dược gắn bó, không muốn chia li mà lại phải chia li.
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
Ngàn dâu xanh ngắt một màu,
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
Khổ thơ cuối tiếp tục dùng phép đối, điệp ngữ, điệp ý (cùng trông, cùng chẳng thấy, ngàn dâu, ngàn dâu, xanh ngắt…) để gợi tả nỗi sầu thương tột độ trong lòng chinh phụ.
Lối ngắt nhịp linh hoạt trong từng câu thơ: Cùng trồng lại / mà cùng chẳng thấy, Thấy xanh xanh / những mấy ngàn dâu, Ngàn dâu / xanh ngắt một màu, Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? đã góp phần bộc lộ rõ hơn nỗi khắc khoải, xót xa đang vò xé tâm can người đi, kẻ ở.
Vẫn là những động thái ban đầu: người ở lại dõi theo, người ra đi ngoảnh lại để kéo dài thêm cảm giác còn được gần nhau, để in sâu thêm hình ảnh của nhau trong tâm khảm… Nhưng giờ đây, sự xa cách chẳng thể lấy Cây Hàm Dương, Bến Tiêu Tương… để mà ước tính được nữa, cho nên mọi cố gắng đều vô vọng.
Bóng người đi đã mất hút vào ngàn dâu xanh ngắt. Trớ trêu thay, cái màu xanh vốn tượng trưng cho sức sống và hi vọng trong tình cảnh này chỉ gợi nên một không gian thăm thẳm mênh mông, thấm đẫm môi sầu li biệt.
Câu thơ cuối cùng: Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai ? không có ý so sánh mà chỉ nhấn mạnh nỗi sầu thương tột độ trong lòng chinh phụ. Đành gửi vào gió, vào mây nỗi nhớ niềm thương khó giãi bày cho hết cửa mình.
Qua đoạn trích trên đây, chúng ta có thể thấy được phần nào nỗi sầu chia li của người chinh phụ lúc tiễn chồng ra trận và tấm lòng đầy tình nhân ái của tác giả. Tác phẩm vừa có ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa, vừa thể hiện nỗi khát khao hạnh phúc lứa đôi. Chinh phụ ngâm khúc được đánh giá là tác phẩm có nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ vào loại điêu luyện nhất trong lịch sử thơ ca Việt Nam từ trước tới nay.
Cảm nghĩ về đoạn trích Sau phút chia li – Bài số 3
Trong xã hội phong kiến người phụ nữ phải chịu rất nhiều bất hạnh, khổ cực. Người phụ nữ lúc bấy giờ chưa được xã hội công nhận, họ không có quyền quyết định cuộc đời mình, phải phụ thuộc vào người chồng, người cha. Có rất nhiều tác phẩm nói về số phận người phụ nữ trong giai đoạn nay, trong đó phải kể đến đoạn trích Sau phút chia ly trích trong tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn.
Đoạn trích bày tỏ nỗi lòng sầu thương, nhớ nhung với sự mong mỏi, da diết của người vợ có chồng ra trận. Bài thơ với thể thơ cổ song thất lục bát. Toàn bài là nỗi nhớ thương ngày một tăng tiến, nâng cao của đôi vợ chồng trẻ, đặc biệt là người vợ – một phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Văn bản “Sau phút chia li” là đoạn trích sau khi người vợ ngậm ngùi tiễn chồng ra miền biên ải, nàng trở về đơn chiếc xót xa.
“Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn
Đoái trông theo đã cách ngăn
Tuôn màu mây biếc trải ngàn núi xanh”.
Rồi lại:
“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai”.
Tác giả đã sử dụng nghệ thuật đối giữa các câu thất và sử dụng điệp từ ngữ với những tính từ miêu tả độc đáo, đặc sắc đã toát lên nội dung chính là lên án chiến tranh, đặc biệt là khát vọng hòa bình, được yêu thương của người phụ nữ thời phong kiến.
“Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn”.
Vì điều kiện đất nước xảy ra chiến tranh người chồng đã phải chia tay người vợ trẻ yêu quý của mình để ra chiến trường. Đó là cuộc chia li buồn và cô đơn của cả hai người. Trong “cõi xa mưa gió” của chàng ẩn chứa bao hiểm nguy, gian nan của hòn tên mũi đạn, của đời sống chốn sa trường. Trong nỗi lòng “buồn cũ chiếu chăn” của thiếp lại đau đớn bao đơn côi phiền muộn, bao khắc khoải đợi chờ. Hai cặp đối “Chàng thì” – “Thiếp thì” ẩn chứa bao chán nản, buồn phiền. Nghĩ đến nhau, họ chỉ còn biết:
“Đoái trông theo đã cách ngăn
Tuôn màu mây biếc trải ngàn núi xanh”.
Khi đã tiễn chồng ra trận, người vợ quay trở về chỉ biết chôn chặt nỗi buồn trong loàng. “Đoái” nghĩa là ngoảnh lại, ngoái lại nhưng dùng từ “đoái” còn hàm ẩn được cái đau đớn, mệt mỏi của tâm trạng người vợ. Nhưng càng đoái theo trông ngóng chỉ càng thấy cách xa nghìn trùng, giữa họ “đã cách ngăn” “mây biếc” “núi xanh” “tuôn màu” “trải ngàn” cách trở. Nỗi buồn của người phụ nữ như đã âm thầm lan thấm vào thiên nhiên cảnh vật. Đoàn Thị Điểm đã dùng cảnh vật thiên nhiên để nói lên tâm trạng người phụ nữ khi xa chồng:
“Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang
Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu”.
Trong đoạn thơ tiếp, nỗi sầu chia li và lưu luyến chẳng muốn rời của đôi vợ chồng trẻ đã được thể hiện bằng những điển tích cổ, thủ pháp đối, phép điệp ngữ rất độc đáo.
Những địa danh Tiêu Tương, Hàm Dương tác giả mượn trong điển tích Trung Quốc gợi đến sự cách xa, chia lìa: “cách… mấy trùng”. Phép đối vừa thể hiện tấm lòng sâu nặng dành cho nhau của đôi vợ chồng người chinh phụ vừa như thể hiện sự rời xa nhau từng giờ từng khắc của họ: “Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại” – “Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang”, “Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương” – “Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương”. Đặc biệt, phép điệp ngữ khiến những câu chữ như muốn đan quyện vào nhau chẳng muốn rời: Tiêu Tương – Tiêu Tương, Hàm Dương – Hàm Dương, thấy – thấy, xanh xanh – xanh, ngàn dâu – ngàn dâu. Nét đặc sắc đó đã thể hiện thành công tấm lòng lưu luyến chẳng muốn rời xa nhau của hai vợ chồng nàng. Thể thơ song thất lục bát thiết tha đã góp phần thể hiện tâm trạng u sầu nhung nhớ khôn nguôi trong lòng người chinh phụ. Nhưng dầu thế, đất trời như đang đẩy họ xa nhau hơn. Trong hai câu thơ:
“Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu”
Tác giả đã mượn ý câu thành ngữ “Thương hải tang điền” – biển rộng đã biến thành ruộng dâu tít tắp, ý chỉ những dâu bể cuộc đời. Chẳng những vậy, những sắc thái khác nhau của màu xanh được sử dụng trong hai câu thơ này cũng góp phần diễn tả sâu sắc nỗi lòng người chinh phụ. “Xanh xanh” là màu xanh nhẹ, xanh nhạt. “Xanh ngắt” lại là màu xanh đậm. Từ “xanh xanh” đến “xanh ngắt” là sự tăng tiến, màu xanh thể hiện sự chia li, li biệt; sự tăng tiến đó như thể hiện nỗi buồn ngày càng đậm nét, ngày càng quằn quại xót xa.
Đoạn trích đã sử dụng thể thơ song thất lục bát ngắn ngủi cùng khá nhiều những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng thành công, tác giả đã thể hiện sâu sắc nỗi lòng của người vợ “sau phút chia li” tiễn chồng đi chinh chiến. Đó là nỗi buồn tê tái, nỗi nhung nhớ vơi đầy, sự lưu luyến khôn nguôi… Và như thế, văn bản “Sau phút chia li” (trích “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm) đã thể hiện tinh thần nhân đạo rất nhân bản, nhân văn.
Người phụ nữ trong xã hội cũ phải chịu quá nhiều đắng cay tủi nhục, chỉ có người chồng là chỗ dựa tinh thần rồi cũng phải ra đi, chưa biết khi nào mới gặp lại. Sự ác liệt của chiến tranh làm cho nỗi nhớ chồng của người phụ nữ càng nhân lên gấp bội, bởi giữa cái sông và cái chết của con người trong hoàn cảnh đó là quá mong manh.
Cảm nghĩ về đoạn trích Sau phút chia li – Bài số 4
“Chinh phụ ngâm khúc” – Đặng Trần Côn là khúc ngâm của người chinh phụ có chồng ra chiến trận, là nỗi lòng bi thương của người vợ khi chờ đợi chồng trở về trong cảnh lẻ loi, đơn bóng. Đoạn trích “Sau phút chia ly” đã diễn tả một cách sâu sắc nhất nỗi lòng bi ai đó của những cặp vợ chồng trẻ trong chiến tranh ở xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Dù là bản chữ Hán của Đặng Trần Côn hay bản chữ Nôm được dịch bởi Đoàn Thị Điểm thì đây cũng là một tác phẩm bất hủ.
Đoạn trích “Sau phút chia ly” – Đoàn Thị Điểm được viết bởi mười hai câu thơ song thất lục bát với giọng điệu lâm ly, diễn tả nỗi nhớ xót xa của người vợ có chồng ra chiến trận, sự chia ly không hẹn ngày đoàn tụ…….
Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn
Đoái trông theo đã cách ngăn
Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh.
Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại
Bến Tiều Dương thiếp hãy trông sang
Khói Tiên Tương cách Hàm Dương
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.
Cùng trông lại mà cũng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
(Sau phút chia li – Trích Chinh phụ ngâm khúc)
Bốn câu thơ đầu tiên là nỗi lòng của người chinh phụ khi chồng vừa đi chiến trận, đôi vợ chồng trẻ đang trong tình cảm vợ chồng gắn bó, mặn nồng, cớ sao lại ra nông nỗi
Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn
Đoái trông theo đã cách ngăn
Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh.
Nhà thơ đã dùng hình ảnh đối lập: “Chàng thì đi …. – Thiếp thì về”. Người thì đi vào nơi chiến trận, ở nơi chiến trận đó liệu có thể hứa trước ngày về, bao khó khăn vất vả. Nàng ở lại quê nhà, bên “buồng cũ chiếu chăn”, nỗi nhớ người ra đi khi nhìn những hình ảnh quen thuộc đó càng khiến cho người chinh phụ thêm xót xa, nỗi bi thương đó càng được khắc sâu vào trong tâm khảm. Sự chia ly đó được cách xa bởi không gian, sự mênh mang của đất trời. Nhà thơ đã dùng hai động từ “tuôn”, “trải” dường như nỗi bi ai đó của người chi phụ được phủ lên cả màu biếc của trời mây, sự bạt ngàn của núi rừng….. cứ xa xa mãi mà không thấy được điểm dừng, khiến cho người đọc cảm thấy xót xa cho thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Người chinh phu và người chinh phụ nhìn lại chỉ còn thấy bạt ngàn màu xanh của rừng núi, nhìn lên chỉ còn thấy mênh mang một màu thăm thẳm của trời cao. Vậy mà trong thâm tâm họ vẫn đau đáu một nỗi nhớ về nhau
Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại
Bến Tiều Dương thiếp hãy trông sang
Bằng nghệ thuật tương phản “Chàng còn ngoảng lại……. – Thiếp hãy trông sang”, sự xa cách về mặt địa lý “Chốn Hàm Dương”, “Bến Tiêu Tương” sự xa cách đã lên đến mấy trùng nhưng dường như không làm cho tình cảm của người chinh phu, chinh phụ chia cách mà dường như nỗi nhớ thương đó còn được khắc sâu hơn nữa. Hỏi rằng ngươi ra đi và người ở lại ai bi ai hơn?. Bằng nghệ thuật điệp từ và đảo ngữ của hai địa danh “Chốn Hàm Dương”, “Bến Tiêu Tương” ta cảm nhận được nỗi nhớ đó tạo nên một vòng tròn khép kín, không có cách nào có thể thoát ra được, nỗi nhớ đó được chia đều cho cả hai người. tình cảm nhớ nhung đó cứ tăng dần tăng dần, nhưng càng hướng về nhau thì sự xa cách về mặt địa lý càng khiến họ chia xa mãi mãi
Càng trông lại mà càng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lò