31/03/2021, 15:20

Phát biểu cảm nghĩ truyện "Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng" số 7 - 10 Phát biểu cảm nghĩ truyện "Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng" của Hồ Nguyên Trừng hay nhất

Cuộc sống có muôn hình vạn trạng và cả nghề nghiệp cũng vậy, có rất nhiều nghề nghiệp trong xã hội và nghề nào cũng cần phải có đạo đức. Thế nhưng nổi trội hơn cả vẫn là nghề dạy học và nghề y. Truyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” của tác giả Hồ Nguyên Trừng – con trai trưởng ...

Cuộc sống có muôn hình vạn trạng và cả nghề nghiệp cũng vậy, có rất nhiều nghề nghiệp trong xã hội và nghề nào cũng cần phải có đạo đức. Thế nhưng nổi trội hơn cả vẫn là nghề dạy học và nghề y. Truyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” của tác giả Hồ Nguyên Trừng – con trai trưởng của vua Hồ Quý Ly), được viết vào khoảng nửa đầu thế kỉ XV trên đất Trung Quốc có nội dung là kể về một bậc lương y tinh thông nghề nghiệp và cũng luôn giàu lòng nhân đạo.


Truyện cũng đã ca ngợi phẩm chất cao quý của Thái y lệnh Phạm Bân – một người thầy thuốc luôn hết lòng vì dân nghèo. Người thầy thuốc này cũng đã quên mình để cứu người, ông đã bất chấp quyền uy vua chúa cũng như sự nguy hiểm đến tính mạng của bản thân. Đọc truyện cũng bao gồm ba đoạn có liên quan chặt chẽ với nhau nhất là trong việc bộc lộ chủ đề của truyện. Ngay từ đoạn đầu tác giả đã giới thiệu tên tuổi, chức vị, công đức của Phạm Bân. Tiếp theo đến đoạn giữa kể về một tình huống gay cấn đồng thời cũng lại có được nét tính chất thử thách, thông qua đó ta nhận thấy được y đức của ông được bộc lộ rõ. Thế rồi cũng chính đoạn cuối nhấn mạnh y đức như thật sáng ngời của bậc lương y dường như cũng đã truyền cho con cháu, hơn nữa lại còn giúp con cháu giữ vững nghiệp nhà, tiếp tục cứu đời.


Tất cả những công đức của lương y Phạm Bân cũng rất lớn, thực tế thì cũng không phải thầy thuốc nào cũng làm được như ông. Lương y Phạm Bân cũng đã dốc toàn tâm, toàn ý, dốc toàn lực để cứu người mà không nề hà ông cũng không hề tính toán thiệt hơn. Lương y Phạm Bân đã đem hết tiền của trong nhà ra mua thuốc tốt, tích trữ thóc gạo để có thể vừa nuôi ăn vừa chữa bệnh cho người nghèo khổ. Cho dẫu là bệnh nặng đến đâu chăng nữa ông cũng không né tránh mà tận tình cứu chữa. Những câu chuyện có thật nói về tấm lòng y đức, thương người của ông đó chính là Phạm Bân còn nhà cho họ ở, chu cấp cơm cháo đầy đủ và chữa bệnh không lấy tiền. Thành quả ông làm được vì ông cũng đã cứu sống hơn ngàn người trong những năm đói kém, dịch bệnh rồi mất mùa.


Chuyện về lương y Phạm Bân khiến ta cảm phục nhất là việc ông đã quyết tâm cứu sống người đànbà nghèo trước rồi sau đó mới chữa bệnh cho quý nhân trong cung vua cho dù đã có lệnh của vua. Khi thấy lương y như thế thì quan Trung sứ vô cùng tức giận và đã nói với lương y: Phận làm tôi, sao được như vậy? Ông định cứu mạng người ta mà không cứu tính mạng mình chăng? Câu hỏi này cũng đã khiến cho lương y tốt bụng này bị rơi vào tình trạng éo le, khó xử. Điều này cũng buộc ông phải có được một sự chọn lựa vô cùng đứng đắn giữa việc cứu người dân đang trong cơn nguy kịp hay chỉ để thực hiện phận sự của một kẻ bề tôi.


Ta như nhận thấy được một thái độ dứt khoát và cương quyết của lương y lúc này đây cũng đã lại chứng tỏ uy quyền vua chúa không thắng nổi y đức của một bậc lương y chân chính. Lương y Phạm Bân cũng không hề sợ mắc tội “phạm thượng”, không màng đến tính mạng mà ông chỉ nghĩ đến trách nhiệm của người làm thầ thuốc là phải cứu người.


Lương y Phạm Bân không chỉ có trái tim nhân hậu mà ông còn có được một bản lĩnh cứng cỏi và còn bộ lộ được một sự thông minh ở trong ứng xử. “Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đâu”. Với câu nói này như đã thể hiện rằng lương y luôn luôn có tình thương và lòng bao dung của nhà vua đồng thời và tỏ rõ lòng thành của một bề tôi. Nhà vua là người có lương tâm thì chắc chắn rằng cũng sẽ cảm động mà sẽ trị tội Trung sứ.


Ban đầu nhà vua tức giận thế nhưng khi nghe Thai y lệnh trình bày ngọn ngành thì đã hết lòng khen ngợi cho lương y Phạm Bân. Lý do chính bởi vì Phạm Bân lấy tấm lòng chân thành của mình để tâu trình điều hơn lẽ thiệt và đã thuyết phục được nhà vua. Với tấm lòng y đức, sự bản lĩnh, trí tuệ và lòng nhân ái đã giúp cho lương y thoát tội và nhận lời khen ngợi và tên tuổi của ông còn lưu truyền mãi trong dân gian.


Tóm lại truyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” là một truyện mang tính chất giáo huấn khá rõ. Cách viết nhấn mạnh vào tình huống giữa chọn việc cứu người ngay hay là làm tròn nghĩa vụ của bậc bề tôi như cũng đã khiến cho tính cách nhân vật được bộc lộ rõ ràng nhất. Tác phẩm là một bài ca ca ngợi về y đức của lương y Phạm Bân và là một tấm gương để những người làm nghề y không những tự trau dồi cho mình thêm kiến thức mà phải có được một tấm lòng nhân hậu, hết lòng vì bệnh nhân.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

nhi nguyen

238 chủ đề

2591 bài viết

Cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
0