18/06/2018, 12:47

Phát âm khác biệt giữa hai miền Nam Bắc

(1) Thường thì người Miền Bắc phát âm đúng, và dễ phân biệt, những âm cuối sau đây: * Những âm ở sau: có G hay không G : Can/Cang, có C hay T : Bắc/Bắt; có H hay không H : Mìn/Mình * Những vần: ac / at; ăn / ăng; ich / it; iên / iêng; ước / ướt; ươn / ...

(1) Thường thì người Miền Bắc phát âm đúng, và dễ phân biệt, những âm cuối sau đây:

* Những âm ở sau:

có G hay không G: Can/Cang,
có C hay T: Bắc/Bắt;
có H hay không H: Mìn/Mình

* Những vần: ac / at; ăn / ăng; ich / it; iên / iêng; ước / ướt; ươn / ương, người Bắc đều phát âm rất phân biệt.

* Những vần vắn như: im, ip, iu, ui, ưi, người Bắc phát âm phân biệt với vần dài iêm, iếp, iêu, uôi, ươi. (Ví dụ tiếng Tiềm phát âm dài hơn Tìm).

* Những tiếng có dấu Hỏi, người Bắc phát âm rất phân biệt với tiếng có dấu Ngã. Tiếng có dấu Hỏi phát âm như có dấu huyền rồi dứt bằng giọng Ngang (là giọng không dấu).

Ví dụ: Cửa, người Bắc phát âm nghe như Cừ-a. Lịch sử, phát âm nghe như Lịch sừ-ư. Bảo, phát âm nghe như Bà-o.

* Những tiếng có dấu Ngã, người Bắc phát âm như có dấu Nặng rồi dứt bằng dấu Sắc.

Ví dụ: Bãi, phát âm như Bạ-í; Mãi, phát âm như Mạ-í

(2) Thường thì người miền Nam phát âm đúng và rất phân biệt các Âm đầu sau đây:

* Ch phát âm phân biệt với Tr
* S phát âm phân biệt với X
*
và những tiếng có âm R ở đầu (trong khi phần đông người Bắc phát âm Ra như Za như )

(3) Những tiếng có D và Gi đứng đầu, người Bắc và người Nam đều phát âm không phân biệt.

Dang, Giang, người Bắc phát âm như Zang, người Nam phát âm như Yang

(4) Những tiếng có V đứng đầu, người Bắc phát âm như V của tiếng Pháp hoặc tiếng Anh. , người Bắc phát âm như vần VO trong tiếng vocabulaire của Pháp và vocabulary của Anh, còn người Nam thì phát âm như .

* * *

Sự phát âm sai một số vần của người Bắc hoặc người Nam, không phải lỗi của ai hết. Khi cha mẹ sanh ra và đã dạy cho con cái nói theo giọng nói của mình thì con phải nói theo giọng ấy để hiểu nhau trong gia đình và khi lớn lên, để hiểu nhau với người chung quanh mình, chớ chẳng phải tự ý mình phát âm sai như vậy.

Thế cho nên chúng ta chẳng nên lấy làm lạ cho sự phát âm chênh lệch trong một số vần của người Việt miền bắc hay miền Nam hoặc miền Trung. Khắp thế giới, có lẽ chưa có dân tộc nào hoàn toàn thống nhất được cách phát âm. Một quốc gia đất đai càng rộng thì sự phát âm càng có nhiều nơi khác nhau.

Ở Pháp, người miền Lorraine phát âm khác miền Marseille, ở Anh người miền Irlande phát âm khác miền Ecosse, còn ở Trung hoa thì gần như mỗi tỉnh có một giọng khác nhau. Ở Ấn độ tình trạng còn phức tạp hơn nữa: có tới hai trăm thổ ngữ, thành thử dù độc lập lâu rồi mà người Ấn vẫn phải dùng Anh ngữ làm ngôn ngữ chánh thức. Nhưng dù cách phát âm có khác nhau, lối viết chữ phải giống nhau mới được.

Dân một nước không thể dùng hai lối viết khác nhau để ghi âm một tiếng có một nghĩa duy nhất. Người Bắc không thể viết: giậy học, nước rãi, chiến chanh chánh chị, thay vì dạy học, nước dãi, chiến tranh chánh trị..và người Nam không thể viết giang nang, kính mích... thay vì gian nan, kín mít.

Vì thế cho nên, muốn bảo tồn và phát triển Văn hóa dân tộc, có lẽ điều chúng ta cần quan tâm đến trước nhất là làm mọi cách để khuyến khích và tạo phương tiện cho mọi người Việt nam, dù ở hải ngoại hay ở trong nước, đều nói và viết được tiếng mẹ đẻ của mình một cách lưu loát, đúng chánh tả và đúng văn phạm.

Đó cũng là nguyện vọng thiết tha của soạn giả khi biên khảo tập sách nầy.

0