Phân tích vẻ đẹp tình người và niềm tin hi vọng trong tác phẩm Vợ Nhặt của Kim Lân
Đề bài: Phân tích vẻ đẹp tình người và niềm tin hi vọng vào cuộc sống của nhân vật Tràng, người vợ và bà cụ Tứ trong tác phẩm “ Vợ nhặt “ của Kim Lân. BÀI LÀM Có người đã ví văn học nghệ thuật và hiện thực cuộc sống như một cánh diều, cánh diều dù có bay xa bay cao bao nhiêu cũng được ...
Đề bài: Phân tích vẻ đẹp tình người và niềm tin hi vọng vào cuộc sống của nhân vật Tràng, người vợ và bà cụ Tứ trong tác phẩm “ Vợ nhặt “ của Kim Lân. BÀI LÀM Có người đã ví văn học nghệ thuật và hiện thực cuộc sống như một cánh diều, cánh diều dù có bay xa bay cao bao nhiêu cũng được nối với mặt đất bằng sợi dây. Những tác phẩm văn học chân chính có giá trị lâu bền với thời gian bao giờ cũng phản ánh hiện thực và thắp lên ...
Đề bài: Phân tích vẻ đẹp tình người và niềm tin hi vọng vào cuộc sống của nhân vật Tràng, người vợ và bà cụ Tứ trong tác phẩm “ Vợ nhặt “ của Kim Lân.
BÀI LÀM
Có người đã ví văn học nghệ thuật và hiện thực cuộc sống như một cánh diều, cánh diều dù có bay xa bay cao bao nhiêu cũng được nối với mặt đất bằng sợi dây. Những tác phẩm văn học chân chính có giá trị lâu bền với thời gian bao giờ cũng phản ánh hiện thực và thắp lên cho con người niềm tin hi vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Truyên ngắn “ Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân in trong tập “ con chó xấu xí” năm 1962 là một truyện ngắn như vậy. Với bối cảnh nạn đói 1945 bức tranh đó được thể hiện rất rõ nét.
Trước hết ta phải thấy được hoàn cảnh Tràng nhặt được vợ. Tràng nhặt được vợ trong hoàn cảnh rất đặc biệt, đó là thời điểm khủng khiếp nhất trong nạn đói năm 1945. Giữa lúc cuộc sống đang tối sầm vì đói khát, nạn đói được ví như một trận đại hồng thủy có sức tàn phá dữ dội “những dãy phố úp sụp tối tăm…”, “những người đói vật vờ như những bóng ma…”, “không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người..”. Tất cả làm lên bức tranh nạn đói thê thảm. Trong hoàn cảnh ấy người ta nghĩ đến việc cứu đói là cấp bách còn hạnh phúc chỉ là thứ xa xỉ, vậy mà Tràng lại lấy được vợ lúc này. Hành động ấy đã làm nổi bật tình huống lạ và độc đáo của câu chuyện, thắp lên tình yêu thương giữa người với người.
Trước tình huống anh Tràng có vợ, đã làm ngạc nhiên cho mọi người. Từ những đứ trẻ con xóm ngụ cư thấy lạ chạy ra xem rồi gào lên “ trông vợ hài”. Rồi những người dân đứng trong của bàn tán, thắc mắc với nhau “ ai đấy nhỉ?…”, “hay là vợ cu Tràng”. Không chỉ người dân xóm ngụ cư ngạc nhiên mà ngay cả bà cụ Tứ- mẹ của Tràng cũng bàng hoàng ngạc nhiên khi con trai có vợ. Bà ngạc nhiên từ ngay câu hỏi vồn vã của anh con trai “sao hôm nay bà lão về muộn thế không biết?”. Bà kinh ngạc hơn nữa khi nhìn thấy người đàn bà ngồi trong nhà và câu chào u của người đàn bà xa lạ. Thậm chí Kim Lân còn đẩy tình huống truyện đến đỉnh điểm khi miêu tả sự ngạc nhiên của Tràng. Bản thân anh cũng không ngờ rằng việc lên vợ lên chồng của mình lại dễ dàng đến thế, chỉ có bốn bát bánh đúc mà thành vợ thành chồng. Cho nên khi dẫn vợ về nhà, nhìn thất vợ giữa nhà Tràng vẫn không khỏi ngỡ ngàng. Đến bây giờ hắn còn ngờ ngợ không phải” ra hắn đã có vợ rồi đấy ư…”. Đến sáng hôm sau nhìn thấy ngôi nhà đã lâu nay đã được thu dọn sạch sẽ bởi bàn tay người vợ. Hắn không hết bàng hoàng ngạc nhiên việc hắn đã có vợ đến hôm nay hắn vẫn ngỡ ngàng như không phải.
Người dân xóm ngụ cư họ không khỏi ngạc nhiên mà họ còn lo lắng thay cho Tràng “giời đất này còn rước của nợ đời này về, biết có nuôi nổi nhau qua cái kì này không?”. Nhưng câu chuyện lấy vợ của Tràng cũng đem đến cho người dân xóm ngụ cư đói khát ấy một niềm vui “những khuôn mặt u tối hốc hác của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên”. Chuyên Tràng có vợ đã reo vào tâm hồn của họ niềm hy vọng trong cuộc sống sắp tới. Nó khiến họ rơi vào khoảnh khắc quên đi cái đói cái chết đang lơ lửng trên đầu.
Bà cụ Tứ cũng vậy, bà đón nhạn việc Tràng có vợ bằng nụ cười và cả những giọt nước mắt, bà hờn tủi xót xa đau đớn cho bản thân mình cả cho người đàn bà khốn khổ kia. Bởi vì bằng tất cả sự từng trải của người già đã đi qua chuỗi năm tháng nặng nề gian khổ bà hiểu rõ những gì đang chờ đợi hai vợ chồng ở đằng trước. Hơn ai hết bà hiểu rõ việc lấy vợ lấy chồng không nên vào lúc này:”chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì…”. Biết bao nhiêu dòng nước mắt của người mẹ buồn tủi đã rơi. Bà lo lắng cho con cái “không biết có nuôi nổi nhau qua kì này không”. Vậy mà bằng sức mạnh của sự yêu thương, niềm tin vào sự sống mà bà cụ Tứ đã vượt lên trên tất cả để đón nhận sự vui mừng và hạnh phúc.
Trong bóng tối đau thương tấm lòng cao đẹp của người mẹ vẫn tỏa sáng. Dẫu biết rằng việc lấy vợ lấy chồng là việc không nên diễn ra vào lúc đói khát như lúc này nhưng bà cụ Tứ vẫn vui vẻ chấp nhận “ thôi thì các con phải duyên phải kiếp với nhau u cũng mừng lòng”. Kim Lân đã khéo tìm cho người mẹ già đau khổ ấy một câu nói ẩn chứa sự từng trải của người già, sự bao dung của người mẹ và quan niệm đẹp đẽ của người Việt Nam :”dù có đắng cay cực khổ như thế nào vẫn mừng lòng đón nhận con người, luôn luôn trân trọng con người”. Vì vậy lúc nhìn lại người vợ nhặt bà không thấy cô ta xa lạ nữa mà đã trở thành người thân thuộc:” bà lão nhìn người đàn bà lòng đầy thương xót nó bây giờ là dâu là con trong nhà rồi”. Trái tim người mẹ mở rộng đón nhận người phụ nữ xa lạ, đón nhận người ấy là con, là người thân, là con dâu. Bà còn nuôi dưỡng niềm tin hy vọng cho những đứa con :” biết thế nào hả con? Ai giàu ba họ , ai khó ba đời. Có ra thì con cái chúng mày về sau…”. Bà an ủi con dâu :”kể có ra làm dăm ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo cũng chả ai người ta chấp chi cái lúc này. Cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi. Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này u thương quá”. Câu nói tân tình và bao dung của người mẹ đã làm vơi đi bao tủi cực bẽ bàng của người vợ nhặt. Chỉ một câu nói ấy thôi cũng đủ làm cho người phụ nữ Tràng nhặt về có thể ngẩng cao đầu bước vào ngôi nhà này với tư cách là một người vợ, một người con dâu.
Bằng ngòi bút tinh tế và cái nhìn nhạy cảm, Kim Lân đã vẽ lên một bức tranh hiện thực đầy đau thương mất mát của những năm nạn đói 1945. Không những vậy, mà qua hiện thực đó nhà văn đã cho bạn đọc thấy được tấm lòng yêu thương đùm bọc giữa người với người, thắp sáng cho họ thêm niềm tin vào cuộc sống trong tương lai.