24/02/2018, 19:00

Phân tích vẻ đẹp hùng vĩ hoang dã và dào dạt sức sống của miền “Sông nước Cà Mau” qua trang văn của Đoàn Giỏi.

Phân tích vẻ đẹp hùng vĩ hoang dã và dào dạt sức sống của miền "Sông nước Cà Mau" qua trang văn của Đoàn Giỏi. Đoàn Giỏi (1925-1989) là nhà văn Nam Bộ, tên tuổi và sự nghiệp văn chương sáng chói với tác phẩm "Đất rừng phương Nam", một kiệt tác trong nền văn xuôi ...

Phân tích vẻ đẹp hùng vĩ hoang dã và dào dạt sức sống của miền "Sông nước Cà Mau" qua trang văn của Đoàn Giỏi.

Đoàn Giỏi (1925-1989) là nhà văn Nam Bộ, tên tuổi và sự nghiệp văn chương sáng chói với tác phẩm "Đất rừng phương Nam", một kiệt tác trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Chương 18 mở ra một không gian nghệ thuật hoành tráng về sông nước Cà Mau, một thiên nhiên hùng vĩ, bao la, giàu đẹp, hoang dã, dào dạt sức sống. Rừng tiếp sông rạch, biển tiếp trời, rừng đước Cà Mau và chợ Năm Căn… như mở ra trong tâm hồn chúng ta biết bao kì thú và khát khao. Ngòi bút của Đoàn Giỏi như đang vẫy vùng, tung hoành cùng sông nước Cà Mau.

Càng xuôi dòng về hướng mũi Cà Mau, du khách như lạc vào thế giới mênh mông sông nước: "Sông ngòi kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện".Cảnh sắc thiên nhiên bát ngát một màu xanh vô tận. Có "trời xanh", "nước xanh" và "chỉ toàn một sắc xanh cây lá". Tất cả "quang cảnh chỉ lặng lẽ một màu xanh đơn điệu" của rừng tiếp trời, sông tiếp biển. Giữa màu xanh baola ấy là "tiếng rì rào bất tận" của rừng xanh, là "tiếng sóng rì rào" của biển Đông, của vịnh Thái Lan vọng về trong "hơi gió muối".

Một thế giới hoang sơ, hoang dã mở ra bao địa danh xa lạ ở vùng cực nam của Tổ quốc. Tên con kênh, con rạch, tên làng, xã… đều gợi lên một nét riêng về sinh thái, phản ánh một lối sống thuần phác, mộc mạc, hồn hậu của bà con vùng sông nước Cà Mau. Là Chà Là, Cái Keo, sông Bảy Háp. Là rạch Mái Giầm, đôi bờ rạch mọc toàn những cây mái giầm "chỉxòa ra độc một cái lá xanh hình chiếc bơi chèo nhỏ".Là kênh Bọ Mắt, nơi tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, bay theo thuyền như những đám mây nhỏ, đốt vào da thịt "ngứa ngáy nổi mẩn đỏ tấy lên". Ai đã một lần qua kênh Bọ Mắt chắc đã nhớ đời? Là kênh Ba Khía, hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía, loại còng biển lai cuạ, càng sắc tím đỏ, làm mắm xé ra trộn tỏi ớt ăn rất ngon. Là xã Năm Căn xa xưa chỉ độc có một cái lán năm gian của những người đốn củi hầm than dựng nên. Cà Mau, tiếng Miên nói trại đi thành "Tức khơ mâu", có nghĩa là "Nước đen". Đúng là trang văn Đoàn Giỏi mở rộng tầm mắt ta, làm phong phú tâm hồn ta, trí tuệ ta, để ta yêu thêm miền Nam nước Việt.

"Chèo thoát qua"kênh Bọ Mắt là không còn bị bọ mắt đốt nữa, là "đổra"sông Cửa Lớn mênh mông hơn, rồi "xuôi về" Năm Căn, êm ả hơn. Con thuyền xuôi dòng, vượt qua bao kênh, rạch, dòng sông. Thế giới Năm Căn mênh mông, hùng vĩ, giàu có và dào dạt sức sống: Sông mênh mông, "nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác", cá nước bơi hàng đàn "đen trũi"… Rừng đước là biểu tượng cho vẻ đẹp hoang dã, sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ của Cà Mau. Rừng đước “ngọn bằng tăm tắp”, "dựng lên rao ngất như hai dãy trường thành vô tận". Màu xanh của đước là vẻ đẹp, là sức sống Cà Mau: "Màu xanh lá mạ", "màu xanh rêu", "màu xanh chai lọ",… Cách so sánh và cảm nhận của Đoàn Giỏi thật phong phú và đầy chất thơ. Rừng đước Cà Mau như đưa hồn ta vào cõi mộng của màu xanh vô tận "lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóngban mai".Cây đước trong văn Đoàn Giỏi cũng như trong thơ Xuân Diệu đều sâu nặng tình yêu đất nước:

"Những dòng sông lớn hơn ngàn thước

Trùng điệp một màu xanh lá đước

Đước thân cao vút, rễ ngang mình

Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước".

(Mũi Cà Mau)

Nguyễn Minh

0 chủ đề

23664 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0