Phân tích vẻ đẹp hào hùng và hào hoa của người lính trong bài thơ tây tiến của Quang Dũng
Phan tich ve dep hao hung cua nguoi linh trong bai tho Tay tien – Đề bài: Phân tích vẻ đẹp hào hùng và hào hoa của người lính tây tiến trong bài thơ tây tiến của Quang Dũng. Mảnh đất Tây bắc Tổ quốc là nguồn cảm hứng sáng tạo của mỗi nhà văn nhà thơ khi đặt chân đến đây. Với năng khướu thẩm ...
Phan tich ve dep hao hung cua nguoi linh trong bai tho Tay tien – Đề bài: Phân tích vẻ đẹp hào hùng và hào hoa của người lính tây tiến trong bài thơ tây tiến của Quang Dũng. Mảnh đất Tây bắc Tổ quốc là nguồn cảm hứng sáng tạo của mỗi nhà văn nhà thơ khi đặt chân đến đây. Với năng khướu thẩm mĩ đa tài dù sáng tác không nhiều nhưng Quang Dũng đã đóng góp quan trọng cho thơ ca dân tộc. Tây Tiến là bài thơ kết tinh tài năng của ông. Bài thơ hiện lên chân thực rõ nét ...
– Đề bài: Phân tích vẻ đẹp hào hùng và hào hoa của người lính tây tiến trong bài thơ tây tiến của Quang Dũng.
Mảnh đất Tây bắc Tổ quốc là nguồn cảm hứng sáng tạo của mỗi nhà văn nhà thơ khi đặt chân đến đây. Với năng khướu thẩm mĩ đa tài dù sáng tác không nhiều nhưng Quang Dũng đã đóng góp quan trọng cho thơ ca dân tộc. Tây Tiến là bài thơ kết tinh tài năng của ông. Bài thơ hiện lên chân thực rõ nét với bút pháp lãng mạn, hình ảnh thơ sáng tạo, ngôn ngữ tinh tế và giọng điệu linh hoạt. Bài thơ khắc họa bức tranh thiên nhiên thơ mộng trữ tình, dữ dội hoang sơ. Tất cả làm nổi bật lên hình ảnh người lính Tây Tiến hào hùng hào hoa.
Đề tài viết về người lính là một đề tài quen thuộc trong thơ ca cách mạng. Đó là hình tượng trung tâm của văn học được khắc họa với tình cảm yêu mến trân trọng. Hình tượng người lính được khắc họa nổi bật với vẻ đẹp hòa hùng và hào hoa . Đó là vẻ đẹp tiêu biểu của một thế hệ con người Việt Nam yêu nước. Vẻ đẹp hào hùng được khắc họa với lí tưởng cao cả, phẩm chất kiên cường dũng cảm, sự bất tử của những con người chiến đấu hi sinh vì đất nước. Yêu nước thiết tha và sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì đất nước là truyền thống dân tộc ta. Tuy nhiên ở những người lính Tây Tiến lý tưởng ấy đã được khẳng định trong một lẽ sống tất yếu họ đã ra đi dâng hiến quãng đời thanh xuân đẹp nhất cho đất nước. Hơn thế dưới ngòi bút tài hoa của Quang Dũng lý tưởng cao đẹp không chỉ làm nên vẻ đẹp khỏe khoắn hào hùng mà hình tượng người lính còn phảng phất bóng dáng người anh hùng trong văn học trung đại. Đóa là hình ảnh những tráng sĩ ra trận ngang tàng lẫm liệt lấy cái chết ở chiến trường “da ngựa bọc thây” làm niềm kiêu hãnh. Đó là vẻ đẹp của một thời quá khứ vang vọng tới Tây Tiến. Đặc biệt ở Tây Tiến là tinh thần sẵn sàng hi sinh vì nền độc lập tự do của đất nước nâng lên mức độ cao nhất mặc dù ý thức được gian khổ hi sinh và cả sự xa xôi của một ngày về . Nhưng họ vẫn luôn quyết tâm lên đường đối với những con người đã có một thời tây Tiến đó là lý tưởng mà họ gắn bó thủy chúng sâu sắc bừng cả cuộc đời người.
“Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.”
Trong đoạn thơ trên đã nổi bật hình ảnh người đi lên đường bảo vệ Tổ quốc với quyết tâm sắt đá làm cho người đọc nhớ tới hình ảnh li khách trong bài thơ “Tống biệt hành” của Thâm Tâm.
“Một dã gia đình một dửng dưng”
Hoặc người ra đi trong bài thơ “ Đất nước” của Nguyễn Đình Thi
“Người ra đi đầu không ngoảnh lại”
Phẩm chất kiên cường dũng cảm thể hiện ở ngoại hình đầy ấn tượng mang dấu ấn của những khó khăn vất vả mà người lính Tây Tiến phải trải qua.
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm”
Sự bất tử của những con người chiến đấu hi sinh vì đất nước. Nhà thơ không né tránh mà đề cập đến chiến trường ác liệt với những hi sinh mất mát làm nổi lên vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính.
“Dải dác biên cương mồ viễn sứ”
Tác giả khắc họa vẻ đẹp hiên ngang lẫm liệt của người lính Tây tiến ngay cả trong cái chết. Từ đó khẳng định sự bất tử của những con người đã ngã xuống vì nền độc lập tự do của đất nước.
“Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Bằng những trải nghiệm tình cảm với đồng đội tác giả đã khắc họa rõ nét chân dung người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hùng . Mượn bức tranh thiên nhiên hoang so hùng vĩ của núi rừng Tây bắc làm nền nhà thơ đã tô đậm vẻ đẹp người lính khỏe tư thế hiên ngang và tầm vóc sánh ngang tầm vũ trụ.
Vẻ đẹp hòa hoa hiện lên với tâm hồn nghệ sĩ giàu rung cảm và tâm hồn trẻ trung, lãng mạn. Người lính Tây Tiến chủ yếu là những học sinh sinh viên ra đi từ thủ đô Hà Nội. Dù đường hành quân gian khổ nhưng họ vẫn ngân lên những cảm xúc trữ tình:
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm khơi”
Người lính tây Tiến đã khám phá ra vẻ đẹp nguyên sơ ẩn chứa hồn thiêng của núi rừng.
“Người đi Châu Mộc chiều sương
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.”
Tâm hồn người lính trẻ trung lãng mạn hòa nhập một cách hồn nhiên vào cuộc sống của người dân Tây Bắc.
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ”
Những gian khổ thiếu thốn khi chiến đấu ở một vùng núi hoang sơ không làm giảm đi phong độ hào hoa. Họ đã thắp sáng tâm hồn mình bằng rất nhiều mơ mộng khát vọng lập công và cả nỗi nhớ niềm thương dành cho những cô gái ở hậu phương.
“Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
Bên cạnh vẻ đẹp hào hùng gợi nhớ những anh hùng dũng sĩ tron văn học cổ điển. Vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến còn được khắc họa bởi sự hào hoa lãng mạn điều đó làm nên sự độc đáo của hình tượng người lính so với các tác phẩm cùng thời.
Sự hài hòa của vẻ đẹp hào hùng và hào hoa rất khỏe khoắn vừa rất lãng hòa hợp qua những chi tiết nghệ thuật tưởng như đối lập nhau. Đó là hình ảnh “đoàn binh không mọc tóc” với “đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Ngay cả cái chết cung ngang tàng bất khuất phảng phất nét tài hoa tài tử. Chính vì vậy vẻ đẹp người lính vừa phi thường vừa gần gũi đời thường.
Bằng tất cả tấm lòng mình Quang Dũng đã dựng lên bức tượng đài nghệ thuật bất tử của một thế hệ người Việt Nam yêu nước cầm súng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Bài thơ đã khắc họa vẻ dẹp hào hùng và hào hoa bức chân dung người lính Tây Tiến đã được nhà thơ khắc họa bằng bút pháp lãng mạn và những cảm xúc chân thành độc đáo đầy ấn tượng.