Giải thích câu tục ngữ Con hơn cha là nhà có phúc lớp 7
Giai thich cau tuc ngu Con hon cha la nha co phuc – Đề bài: Anh chị háy viết bài văn giải thích câu tục ngữ Con hơn cha là nhà có phúc. Bài làm văn của một bạn học sinh lớp 7 tại Đà Nẵng. Mỗi câu tục ngữ là một triết lí sâu sắc, một bài học quý báu mà ông cha ta – những thế hệ đi trước muốn ...
Giai thich cau tuc ngu Con hon cha la nha co phuc – Đề bài: Anh chị háy viết bài văn giải thích câu tục ngữ Con hơn cha là nhà có phúc. Bài làm văn của một bạn học sinh lớp 7 tại Đà Nẵng. Mỗi câu tục ngữ là một triết lí sâu sắc, một bài học quý báu mà ông cha ta – những thế hệ đi trước muốn nhắn gửi đến thế hệ đi sau. Và câu tục ngữ “Con hơn cha là nhà có phúc” cũng không phải là một ngoại lệ. Đây chính là lời dạy mà thế hệ đi trước muốn gửi tới lớp ...
– Đề bài: Anh chị háy viết bài văn giải thích câu tục ngữ Con hơn cha là nhà có phúc. Bài làm văn của một bạn học sinh lớp 7 tại Đà Nẵng.
Mỗi câu tục ngữ là một triết lí sâu sắc, một bài học quý báu mà ông cha ta – những thế hệ đi trước muốn nhắn gửi đến thế hệ đi sau. Và câu tục ngữ “Con hơn cha là nhà có phúc” cũng không phải là một ngoại lệ. Đây chính là lời dạy mà thế hệ đi trước muốn gửi tới lớp người đi sau.
Giống như những câu tục ngữ khác, câu tục ngữ này cũng ẩn chứa hai lớp nghĩa: lớp nghĩa đen và lớp nghĩa bóng. Lớp nghĩa đen là lớp nghĩa mà người đọc, người nghe dễ dàng nhận ra qua những từ ngữ, còn lớp nghĩa bóng là lớp nghĩa mà không phải ai cũng dễ dàng nhận ra, buộc người đọc người nghe phải suy luận mới hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ.
Từ định nghĩa trên, ta dễ dàng nhận ra nghĩa đen của câu tục ngữ là trong một gia đình nếu con cái mà thành đạt hơn cha của mình thì gia đình đó được xem là một gia đình “có phúc”, tức là có tài lộc và may mắn. Nhưng về lớp nghĩa bóng của câu tục ngữ thì không bó hẹp trong phạm vi một gia đình, không chỉ đơn thuần là giữa mối quan hệ cha con mà nó mở rộng ra trong phạm vi một quốc gia, dân tộc, mối quan hệ đã được phát triển thành mối quan hệ giữa cả một thế hệ người đi trước và lớp người đi sau.
Từ sự phân tích trên ta có thể hiểu nghĩa bóng của câu tục ngữ muốn nói về lớp người đi sau không chỉ có trách nhiệm, nghĩa vụ kế tục, gìn giữ những thành quả, những kinh nghiệm quý báu của ông cha ta là những thế hệ đi trước mà còn phải phát triển hơn những thành quả ấy, nếu được như vậy thì đất nước mới thực sự phồn thịnh, giàu đẹp. Câu tục ngữ đưa ra một lời nhắn nhủ hay đúng hơn là một lời dạy với thế hệ trẻ – thế hệ được coi là tài năng, giàu sức sáng tạo, chủ nhân tương lai của đất nước, hãy cố gắng học tập và rèn luyện, cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp xây dựng đất nước.
Bác Hồ đã có một câu nói nổi tiếng: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”, thế hệ đi sau không chỉ có trách nhiệm xây dựng đất nước mà còn phải thực hiện một nhiệm vụ lớn lao là gìn giữ và bảo vệ những thành quả mà cha ông ta đã mất bao công sức tạo dựng nên. Nền độc lập của dân tộc ta không tự nhiên mà có, để có được độc lập thống nhất đất nước, hạnh phúc tự do cho nhân dân, cha ông ta đã phải đánh đổi cả bằng máu và nước mắt, biết bao vị anh hùng đã ngã xuống, hy sinh quyền lợi của cá nhân mình để đổi lấy quyền lợi của cả một dân tộc. Chính vì vậy, thế hệ đi sau cần bằng mọi cách để bảo vệ thành quả ấy, chống lại mọi ý đồ, thủ đoạn của các thế lực thù địch, đồng thời cần tích cực lao động, học tập để xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh sánh vai được với các cường quốc trên thế giới.
Như lời của Bác Hồ – vĩ cha già kính yêu, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong bức thư gửi các trường học trong buổi khai giảng đầu tiên đã viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các cháu”. Câu nói của Bác giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vai trò của tuổi trẻ đối với tương lai đất nước. Ngày nay, đất nước đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì vai trò của lớp thế hệ đi sau ngày càng quan trọng nó quyết định vận mệnh của đất nước.
Câu tục ngữ như một lời dạy quý báu của ông cha ta gửi đến thế hệ đi sau hãy biết gìn giữ những thành quả của lớp người đi trước đồng thời hãy phấn đấu, cố gắng hết mình trong công cuộc xây dựng đất nước để đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp, phồn thịnh hơn.
Theo: Ngọ Thị Quỳnh