28/05/2017, 13:14

Phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Đề bài: Phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường Bài làm Tùy bút là thể loại có khá nhiều tác phẩm có giá trị. Ngoài tùy bút "Sông Đà" của Nguyễn Tuân, thì "Ai đã đặt tên cho dòng sông" cũng là một tác phẩm xuất sắc. Tác giả của "Ai đã đặt tên ...

Đề bài: Phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường Bài làm Tùy bút là thể loại có khá nhiều tác phẩm có giá trị. Ngoài tùy bút "Sông Đà" của Nguyễn Tuân, thì "Ai đã đặt tên cho dòng sông" cũng là một tác phẩm xuất sắc. Tác giả của "Ai đã đặt tên cho dòng sông", là Hoàng Phủ Ngọc Tường. Ông là người gắn bó sâu sắc với xứ Huế, có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực. Ông được đánh giá là ...

Đề bài:

Bài làm

Tùy bút là thể loại có khá nhiều tác phẩm có giá trị. Ngoài tùy bút "Sông Đà" của Nguyễn Tuân, thì "Ai đã đặt tên cho dòng sông" cũng là một tác phẩm xuất sắc.

Tác giả của "Ai đã đặt tên cho dòng sông", là Hoàng Phủ Ngọc Tường. Ông là người gắn bó sâu sắc với xứ Huế, có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực. Ông được đánh giá là "một trong mấy nhà văn viết kí hay nhất của văn học ta hiện nay"(Nguyên Ngọc). Tùy bút "Ai đã đặt tên cho dòng sông" là bài kí xuất săc viết tại Huế(4/1/1981). Bài bút kí gồm ba phần. Đoạn trích trong sách giáo khoa là phần một. Ở phần này, tác giả tập trung viết về cảnh quan thiên nhiên xứ Huế qua hình tượng sông Hương.

Toàn bộ đoạn trích như một cuộc hành trình tìm hiểu thủy trình của sông Hương. Từ thượng lưu  đến ngoại ô thành phố Huế sâu vào giữa lòng thành phố Huế. Mỗi không gian khác nhau, cảnh sắc sông Hương lại mang một màu sắc khác. Đầu tiên là ở vùng thượng lưu, tác giả sử dụng những câu văn dài  chia thành nhiều vế liên tục để gợi dậy cái dư vang của trường ca. Đặc biệt trong đoạn này, nhà văn sử dụng điệp cấu trúc cú pháp và những động từ mạnh: "rầm rộ, cuộn xoáy" tạo âm hưởng hùng tráng mạnh mẽ của con sông giữa rừng già. Sông Hương được ví như "cô gái Digan phóng khoáng man dại". Đây là một liên tưởng độc đáo. Tác giả đã khắc sâu vào tâm trí người đọc ấn tượng mạnh mẽ về vẻ đẹp hoang dại đầy tình tứ của con sông. Vào đến ngoại ô, tác giả lại cho thấy một đường nét khác của sông Hương. Dòng sông "vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc". Một màu sắc khác của sông Hương lại hiện ra trước mắt người đọc. Khi qua ngoại ô thành phố Huế, tác giả không chỉ tái hiện chán thực dòng chảy tự nhiên trên bản đồ địa lý của dòng sông mà còn biến dòng chảy ấy trở thành một hành trình của người con gái đẹp duyên dáng đầy tình tứ. Đây chính là sự cảm nhận riêng đầy độc đáo và thi vị của sông Hương trước khi chảy vào lòng thành phố. Giữa lòng thành phố Huế, sông Hương được ví là "điệu slow tình cảm dành riêng cho xứ Huế". Nhà văn chọn kênh tiếp cận là âm nhạc để miêu tả sông Hương. Ở góc độ này, sông Hương như một giai điệu trữ tình chậm rãi dành riêng cho xứ Huế. Khi rời khỏi thành phố, chếch về hướng bắc, thủy trình của dòng sông thay đổi chuyển dòng sang Đông, dđi qua một góc thành phố Huế. Đây là đặc điểm địa lý tự nhiên nhưng trong con mắt của người nghệ sĩ tài hoa, khúc ngoặt ấy chính là biểu hiện nỗi vấn vương cả một chút lẳng lơ kín đáo của người tình thủy chung.

Phần kết của tác phẩm, tác giả đã lí giải câu hỏi của nhan đề: "Ai đã đặt tên cho dòng sông". Chắc hẳn ngay từ đầu, bạn đọc đã tò mò về nhan đề này. Nhan đề tác phẩm là một câu hỏi. Kết thúc bài bút kí, để lí giải cho câu hỏi nhan đề ấy, nhà văn đã chọn một đáp án cực kì ấn tượng. Một câu trả lời đậm chất trữ tình qua huyền thoại: "vì yêu quý con sông xinh đẹp, nhân dân hai bên bờ sông Hương đã nấu nước của hàng trăm loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước thơm tho mãi mãi. Tác giả mượn huyền thoại để giải thích cho câu hỏi "ai đã đặt tên cho dòng sông" nhằm khẳng định hai phẩm chất cao quí của sông Hương cũng là hai vẻ đẹp còn mãi với thời gian: cái đẹp vĩnh hằng và danh thơm muôn thuở.

Bằng kho từ vựng phong phú, ngôn ngữ uyển chuyển, giàu hình ảnh; sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật kết hợp với sự liên tưởng độc đáo đã tạo ra sự đa chiều của sông Hương. Nhà văn đã khiến cho người đọc đi từ thú vị này sang thú vị khác. Nét đặc sắc làm nên sức hấp dẫn của đoạn văn là những xúc cảm sâu lắng được tổng hợp từ một vốn hiểu biết phong phú về văn hóa, lịch sử, địa lí và văn chương cùng một văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa.

Kim Oanh

0