24/05/2017, 13:21

Bình luận câu: Một ngày lạ thói sai nha Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền

Đề bài: Bình luận câu: Một ngày lạ thói sai nha Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền trong chương trình văn học lớp 10. Đại thi hào Nguyễn Du đã mang đến cho chúng ta một tác phẩm thiên tài là Truyện Kiều. Tác phẩm kể một cuộc đời của người con gái tài sắc hồng nhan nhưng bạc mệnh và qua đó nhà thơ ...

Đề bài: Bình luận câu: Một ngày lạ thói sai nha Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền trong chương trình văn học lớp 10. Đại thi hào Nguyễn Du đã mang đến cho chúng ta một tác phẩm thiên tài là Truyện Kiều. Tác phẩm kể một cuộc đời của người con gái tài sắc hồng nhan nhưng bạc mệnh và qua đó nhà thơ lấy sự đồng cảm của người đọc đối với thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Đọc truyện Kiều ai trong chúng ta đều tập trung và nhớ đến nhất những đoạn hay như tả nhan sắc ...

Đề bài: trong chương trình văn học lớp 10.

Đại thi hào Nguyễn Du đã mang đến cho chúng ta một tác phẩm thiên tài là Truyện Kiều. Tác phẩm kể một cuộc đời của người con gái tài sắc hồng nhan nhưng bạc mệnh và qua đó nhà thơ lấy sự đồng cảm của người đọc đối với thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Đọc truyện Kiều ai trong chúng ta đều tập trung và nhớ đến nhất những đoạn hay như tả nhan sắc của Kiều, Kiều ở lầu ngưng bích tủi nhục nghĩ thân phận mình hay Kiều báo ân báo oán mà ít nhớ đến những câu thơ miêu tả sóng gió của gia đình nhà Kiều. Khi để ý thì ta thấy hai câu thơ trong đoạn áy thật giàu ý nghĩa, mà  ý nghĩa ấy không chỉ đúng với hoàn cảnh gia đình Kiều mà còn đúng với quy luật của xã hội xưa:

“Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tình”

mot ngay la thoi sai nha lam cho khoc hai chang qua vi tien

Hai câu thơ trên được trích ra từ Truyện Kiều đoạn kể về cảnh gia đình Kiều rơi vào hoạn nạn do thăng bán tơ vu oan. Trước sự nạn nghiệp ấy bon sai nha đến với sát khi đùng đùng và đánh đập cha con nhà Kiều thậm tệ. Gia đình Kiều bất ngờ kết thúc những ngày tháng hạnh phúc, vui vẻ, đầm ấm và êm đềm chướng rủ màn che và bắt đầu một cuộc sống khổ cực. Chính vì vậy Nguyễn Du đã dành cho những kẻ hống hách kia hai câu thơ trên. Đó là sự căm thù bọn sai nha của Nguyễn Du.

Thói ở đây là cách sống là lẽ sống, cách hành xử hành động thường là không tốt nên được gọi là thói. “sai nha” là nha dịch là bọn người dưới hay chính là bọn tay chân của những tên quan thời phong kiến. “Khốc hại” là những tai hại, đáng thương là những cảnh tượng đau lòng thương tâm. Mà những hành động ấy lại do chính tay bọn sai nha làm hại dân lành. Đó là ba từ khóa của Nguyễn Du khi nói về tội ác của bọn sai nha phong kiến. Tóm lại câu nói trên thể hiện tội ác của bạn sai nha nô dịch hống hách làm hại nhân dân thời trước. Đó là một thói xấu hay chính là tội ác của chúng.
Trong cuộc sống ngày trước hay hiện nay thì đều như vậy cả, ngoài những ông quan liêm chính thì còn có những ông quan tham hay chính là bon cướp ngày.

Tội ác của những bọn “cướp ngày” ấy được thể hiện rất rõ và có lẽ rõ nhất trong thời phong kiến ngày xưa. Đặc biệt qua tác phẩm thiên tài của nhà thơ Nguyễn Du thì ta cũng thấy được tội ác của chúng vô cùng như thế nào. Có lẽ không còn từ nào để lột tả tội ác của chúng nữa nên nhà thơ cố khái quát và tóm lại trong hai từ “khốc hại”. chúng vô lí tin vào lời của thằng bán tơ mà kết tội Vương ông để rồi đánh đập cha con họ. Đó chẳng phải là tội ác của chúng hay sao. Không những đẩy người vô tội vào chốn lao tù mà chúng chính nguyên nhân đầu tiên để cho nhân vật Thúy Kiều bước ngoặt vào một cuộc đời vô cùng gian truân đau khổ. Từ hành động của chúng khiến cô phải bán mình chuộc cha, tưởng rằng làm vợ lẽ của Mã Giam Sinh ai ngờ chỉ là mua về cho bà chủ chứa. cuộc đời thanh lâu hai lượt thanh y hai lần của Kiều cứ thế mà tiếp diễn. Kiều không những không được trọn kiếp bên người yêu của mình mà còn phải trải qua tủi nhục vì chung chăn gối với biết bao nhiêu người đàn ông.

Hay như chị Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố cũng vậy. Với xã hội phong kiến ấy phải đóng sưu cho cả người đã chết bọn sai nha đã gây ra cảnh khốc liệt là đánh đập anh Dậu gần như chết đi, chị Dậu thì phải chạy đôn chạy đáo, mẹ con không có cái mà ăn, cái Tí thì bị bán đi để lấy tiền nộp sưu thuế. Đó chẳng phải là tội ác của chúng hay sao. Chung quy lại chúng làm như thế đều vì đồng tiền mà chúng không lao động làm ra, đó là cả sinh mạng, mồ hôi của nhân dân.

Hay trong thời hiện đại cũng vậy. bọn sai nha của thời hiện đại chính là những tên quan mục nát chỉ biết ăn của nhân dân mà thôi. Chúng đã gây ra biết bao nhiêu cảnh khốc hai đó là  những người nghèo thì lại càng nghèo. ở chế độ dân chủ hiện nay thì tội ác ấy được dấu đi hay la không đến mức bán con, không đến mức không có cái ăn. Tuy nhiên thì nó cũng gián tiếp làm cho nhân dân khổ cực. Chúng không làm hại được nhân dân thì chúng tìm cách bóc lột nhân dân qua những chính sách để nộp tiền vào tay chúng. Dù cho nhân dân có khốn khổ thi chúng cũng không quan tâm. Chung quy chúng gây ra những khốc hại để vỉ tiền vì thế thời hiện đại ngày nay chúng không thể làm hại hết người dân nhưng lại đặt ra những chính sách không đâu để cướp tiền của nhân dân.

Như vậy qua đây ta thấy đại thi hào Nguyễn Du đã góp cho chúng ta một quy luật về tội ác của bọn quan lại sai nha của tất cả các thời. Có thẻ nói câu nói đó hoàn toàn đúng và đúng trong mọi hoàn cảnh trong mọi thời đại. Những việc làm của chúng đã mang đến những tình trạng tàn khốc đau thương cho nhân dân. Vì vậy mỗi chúng ta hãy biết đấu tranh để chống lại bọn tham quan ô lại chỉ biết làm hại dân đó.

0