Cảm nghĩ về truyện Cây bút thần ngữ văn 7
Cam nghi ve truyen Cay but than – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn nêu Cảm nghĩ về truyện Cây bút thần. Bài làm văn của một học sinh lớp 7 tại Tuyên Quang. Truyện cổ tích cây bút thần là một câu chuyện khá nổi tiếng và có nhiều suy ngẫm và bài học mà nhân dân đã nhắn nhủ đối với thế hệ sau ...
Cam nghi ve truyen Cay but than – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn nêu Cảm nghĩ về truyện Cây bút thần. Bài làm văn của một học sinh lớp 7 tại Tuyên Quang. Truyện cổ tích cây bút thần là một câu chuyện khá nổi tiếng và có nhiều suy ngẫm và bài học mà nhân dân đã nhắn nhủ đối với thế hệ sau này. Câu chuyện kể về một cậu bé có tên Mã Lương. Cậu là một cậu bé nghèo thông minh và say mê học vẽ. Một hôm em nằm mơ thấy cụ già râu tóc bạc phơ chi bé chiếc bút thần. ...
– Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn nêu Cảm nghĩ về truyện Cây bút thần. Bài làm văn của một học sinh lớp 7 tại Tuyên Quang.
Truyện cổ tích cây bút thần là một câu chuyện khá nổi tiếng và có nhiều suy ngẫm và bài học mà nhân dân đã nhắn nhủ đối với thế hệ sau này.
Câu chuyện kể về một cậu bé có tên Mã Lương. Cậu là một cậu bé nghèo thông minh và say mê học vẽ. Một hôm em nằm mơ thấy cụ già râu tóc bạc phơ chi bé chiếc bút thần. mã lương cảm thấy vô cùng biết ơn và em vẽ tất cả mọi thứ cho người nghèo vẽ cái gì ra cái ấy. Tên địa chủ bắt em về để vẽ cho hắn nhưng nhờ có cây bút thần mà em đã được giải thoát. Nhưng câu chuyện không dừng ở đó mà đức vua biết chuyện bắt em về hoàng cung vẽ theo ý hắn nhưng em không chịu luôn vẽ những con vật xấu xí không theo ý hắn. Cuối cúng Mã Lương vẽ cuồng phong dữ dội nhấn chìm thuyền rồng xống chôn vùi tên vua độc ác. Sau đó không ai biết em đã đi đâu có người nói em đi khắp nơi dùng cây bút thần giúp đỡ những người dân nghèo khổ cũng có người nói em trở về quê hương.
Đọc truyện ta thấy khi Mã Lương được cho cây bút thần nhưng em lại không vẽ gì cho mình mà chỉ vẽ cho những người dân nghèo khó. Ta thấy những hành động đó của em thật khiến cho ta cảm phục. Em không có gì cả không có tiền không có cuộc sống no đủ nhưng với em dường như chỉ những điều đó thôi cũng khiến em cảm thấy mãn nguyện lắm rồi. Nhưng ta cũng thấy rằng em không hề vẽ tiền bạc hay nhà cửa cho những người dân mà chỉ vẽ cuốc xẻng. Đó là những gì cần thiết nhất đối với những người dân lao đông. Và đó cũng là những thứ mà con người có thể sử dụng cho cuộc sống hàng ngày và cả trong tương lai còn tiền bạc chỉ là những thứ phù du dễ mất. Em không giúp họ trở thành những người ăn bám mà trái lại là những người lao động trên chính đôi tay mình, đó mới là lao động chân chính nhất.
Đó là những người nghèo khổ đã được em giúp đỡ rất nhiều còn đối với những kẻ tham làm thi em đối xử hoàn toàn trái lại. Mã Lương đã không vẽ gì cho tên địa chủ mặc dù em bị hắn nhốt trong nhà lao và bị bỏ đói. Cây bút trong tay Mã Lương khi đối diện với những kẻ tàn bạo đã trở thành vũ khí để em chống lại bọn tham lam. Bằng chứng là em đã vẽ cung tên để tiêu diệt tên địa chủ và vẽ thành những trận cuồng phong để cho ông vua tàn ác nhấn chìm vào dòng nước mạnh mẽ. Có thể đánh giá Mã Lương là một nghệ sĩ chân chính. Bằng chứng là biết bao nhiêu người trong xã hội có tài hội họa nhưng chỉ có em là được ông bụt trao cho bút thần và cũng chỉ có em mới dám dùng cây bút để chống lại lũ cường hào ác bá đem lại được ấm no cho người nhân dân nhưng lại không để họ phụ thuộc vào cây bút ngòi bút chân chính ấy luôn đứng về nhân dân không bai giờ dùng ngòi bút của mình để phục vụ cho kẻ ác.
Câu chuyện “cây bút thần” là một câu chuyện điển hình của chuyện cổ tích xưa và đã là chuyện cổ tích thì thường thể hiện những ước mơ của người nông dân. Đó chính là sự tin tưởng về cái thiện luôn chiên thắng cái ác, cái thiện luôn được giúp đỡ còn cái ác thì bị trừng phạt thích đáng. Cây bút thần là một chi tiết tưởng tượng của nhân dân để thực thi công lí giúp nhân dân. Cây bút thần giúp cho những người dân nghèo khổ và cũng là công cụ thích đáng để trừng trị cái ác cái tham lam. Truyện “cây bút thần”thể hiện ước mơ của nhân dân có được sức mạnh và khả năng kì diệu để giúp đỡ những người dân nghèo lao động hiệu quả hơn, đồng thời trừng phạt những kẻ tham lam, độc ác. Truyện nhằm khẳng định nghệ thuật chân chính luôn gắn liền với tài năng, đức độ, tinh thần say mê sáng tạo và chỉ có ý nghĩa khi nó phục vụ cho những mục đích chính đáng của con người. Truyện còn thể hiện mơ ước và niềm tin vào những khả năng kì diệu của con người.
Câu chuyện đề cao sức mạnh của nghệ thuật chân chính là trừng trị cái ác đem lại hạnh phúc cho nhân dân lao đông. Truyện cũng thể hiện cái ác luôn bị ác thiện trừng trị thích đáng.