12/02/2018, 14:27

Phân tích truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu

Đề bài: phân tích truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu Nguyễn Minh Châu được mọi người biết đến với vai trò là đại tá trong quân đội nhân dân Việt Nam với một thái độ sống và làm việc chuẩn mực. Ông còn được nhắc tới bởi tài năng về văn chương nghệ thuật với những sáng ...

Đề bài: phân tích truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu

Nguyễn Minh Châu được mọi người biết đến với vai trò là đại tá trong quân đội nhân dân Việt Nam với một thái độ sống và làm việc chuẩn mực. Ông còn được nhắc tới bởi tài năng về văn chương nghệ thuật với những sáng tác để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả như: “cửa sông”, “dấu chân người lính”, “người đàn bà trên chiếc tàu tốc hành”. Truyện ngắn “bến sông” là một trong những tác phẩm ghi đậm tên tuổi của ông trong giới văn chương.

Truyện ngắn kể về cuộc đời nhân vật Nhĩ, một con người thích khám phá, yêu cái đẹp, yêu thiên nhiên, vì thế lúc còn trẻ ông dành nhiều thời gian cho việc khám phá và tìm tòi các vùng đất mới lạ trên thế giới, nhưng rồi sinh lão bệnh tử không chời một ai, khi về già ông lại bị bệnh và nằm liệt giường, mọi việc sinh hoạt cá nhân và đi lại của mình phải nhờ tới người khác. Trong thời gian nằm giường bệnh ở nhà, ông vẫn không quên ngó nghiêng, tìm tòi và nhìn ngắm mọi thứ xung quanh, rồi ông phát hiện ra có một nơi vô cùng tuyệt đẹp, đó là bờ bến kia sông. Đây là thời khắc giao mùa của cuối mùa hạ và màu thu nên cảnh vật dường như có chút nhợt nhạt.

Có nhà thơ Hữu Thịnh cũng đã từng nhắc về khung cảnh thiên nhiên giao mùa:

“Bỗng nền sang hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương trùng trình qua ngõ

Hình như thu đã về”

Bằng sự cảm nhận hết sức tinh tế nhà thơ và xúc cảm mãnh liệt của một con người đang ở giai đoạn cuối đời, phải nằm liệt giường vì căn bệnh hiểm nghèo. Nhân vật Nhĩ đã nhìn ra khung cảnh đang bắt đầu chuyển mùa: những bông hoa bằng lăng cuối mùa đã thư thớt, màu sắc trở nên đậm sắc hơn, cái màu tím biếc đặc trưng của mùa hoa đó nữa. Dòng sông Hồng vốn dĩ là màu đỏ nhạt nhưng trong cái nhìn của Nhĩ thì mặt sông dường như rộng thêm hơn, còn vòm trời vốn đã cao vời vợi như thế nhưng trong cảm giác của nhân vật thì hình như vòm trời cao hơn. Và đặc biệt là cái bãi bồi bên kia sông màu vàng thau xen lẫn màu xanh non, đó là một mảng đất hình như cực kỳ hấp dẫn, khơi gọi sự tò mò và khám phá của Nhĩ.

Rồi đột nhiên Nhĩ nhìn sang cô vợ của mình lần đầu tiên anh trông thấy cô ấy mặc áo vá, bàn tay gầy guộc, gân xanh nổi lên, nhìn vợ anh thấy khó xử vô cùng, cả cuộc đời anh đã làm khổ cô ấy mà sao cô ấy vẫn cứ lặng thing, chưa bao giờ trách than, chưa bao giờ chửi mắng anh, lúc nào cũng tần tảo, cần cù, hy sinh hạnh phúc của mình để lo cho chồng cho con. Tác giả so sánh hình ảnh của vợ anh và bãi bồi bên kia sông, nghe thì có vẻ không tương xứng, nhưng thật ra lại vô cùng hợp lý, đó là sự hy sinh của người vợ, nhìn thì hình như chẳng có gì đẹp, chẳng có hấp dẫn nhưng càng nhìn thì ẩn sau đó là một vẻ đẹp mà anh chưa bao giờ khám phá, anh bỏ mặc gia đình để tìm cho mình niềm vui thú riêng, thỏa mãn tầm nhìn cho mình.

Nhân vật Nhĩ đã có liên tưởng và dự cảm hết sức sâu sắc về sự chia lìa, anh đang rơi vào tình cảnh bi đát, bế tắc, không tìm ra lối thoát và trong hoàn cảnh như thế anh mới hiểu rõ sự hy sinh và tần tảo của người vợ, chịu thương chịu khó, yêu thương chồng con. Với chị chỉ cần có mặt của người chồng, tiếng nói của người chồng, tiếng cười của chồng thì dù khó khăn, vất vả tới đâu chị cũng cam chịu.

Đảm đang, chung thủy, chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con, không ngại khó khăn đó là phẩm chất của người vợ nhân vật Nhĩ nói riêng và cũng là phẩm chất, đức tính của người phụ nữ Việt Nam nói riêng, là truyền thống của người nước Nam. Hình ảnh người phụ nữ hiện lên thật đẹp.

Không phải ngẫu nhiên mà tác giả xây dựng nên hình ảnh người vợ, qua cảm nhận của nhân vật Nhĩ mà đó là tất cả những kinh nghiệm được anh đúc rút lại khi bôn ba, tìm tòi, khám phá khắp mọi nơi trên thế giới, để nhân vật Nhĩ hiểu ra rằng, dù đi đâu về đâu thì vợ chính là người thương ta nhất, là nơi nương tựa, chăm lo cho ta lúc về già ốm đau, cũng như lúc hạnh phúc đong đầy, người vợ chính là bến quê. Là nơi luôn chào đón ta, khi ta có như thế nào cũng không bao giờ bỏ rơi, ruồng bỏ ta.

Anh nhận ra rằng mình có những thứ quan trọng, đẹp đẽ mà không phải ai cũng có được, đó là người vợ luôn hết lòng vì anh, từ đó cho thấy khát vọng được sống một cách có ý nghĩa hơn, nhưng anh lại khát khao một cách vô vọng vì bản thân mình đang là một người bị bệnh hiểm nghèo.

Điều mà chúng ta cần trân trọng thực ra lại xuất phát từ những điều giản dị nhất. Dù đi đâu, về đâu ta cũng sẽ tìm về quê hương, tìm về cội nguồn, tìm về nơi nương tựa của mình, đó chính là bến quê, đó là gia đình, đó là người vợ tần tảo, những điều vô cùng giản dị và thân quen.

0