Phân tích khổ đầu của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải
Đề bài: phân tích khổ đầu của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải Thời xưa ở đời Lý người ta còn nhớ thiền sư Mãn giác bị bệnh nặng sắp qua đời vẫn có những vần thơ tràn đầy niềm lạc quan, yêu đời, vui sống ...
Đề bài: phân tích khổ đầu của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải
Thời xưa ở đời Lý người ta còn nhớ thiền sư Mãn giác bị bệnh nặng sắp qua đời vẫn có những vần thơ tràn đầy niềm lạc quan, yêu đời, vui sống
“Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai”
Thì thời nay có Thanh Hải khi từng ngày, từng giờ, từng phút phải chống chọi với bệnh tật ông vẫn có những vần thơ như thế, đó là bài thơ “mùa xuân nho nhỏ.
Mở đầu bài thơ là cảm xúc của tác giả trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời:
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.”
Từ đầu bài thơ tác giả đã sử dụng phép đảo ngữ để nhấn mạnh vào động từ “mọc”. Mọc là cây cối đâm chồi nảy lộc và cũng chính sức sống của mùa xuân. Bắt được sức sống của mùa xuân nhà thơ đã vẽ ra bức tranh trông thật tuyệt đẹp có không gian cao rộng, thoáng đạt được mở ra với chiều rộng và chiều sâu, chiều dài. Và trong cái không gian rộng lớn đó thì nhà thơ đã tô điểm bằng sắc màu tươi thắm, hài hòa với nền là dòng sông xanh dịu mát và nổi bật trên đó là sắc tím biếc. “Tím biếc” là một từ miêu tả gợi tả sắc tím tươi, tím đậm và nó là đặc tím của xứ Huế.
Tác giả vẽ ra trong bức tranh của mình à những âm thanh vang vọng, vui tươi của tiếng chim hót, chắc chắn đây là một không gian rất rộng lớn nhưng lại vô cùng yên tĩnh, vì thế chỉ cần một tiếng chim hót thôi tác giả cũng cảm thấy vang trời. bên cạnh đó là những hình ảnh xinh đẹp và gần gũi, độc đáo là “dòng sông xanh”, “bông hoa”, “là chim hót”, tất cả những hình ảnh này đều thân thuộc với mọi làng quê Việt Nam và đặc biệt nó là đặc trưng của mùa xuân.
Người ta không thể tưởng tượng được mùa xuân mà lại không có chim hót, không có hoa nở, có lẽ cái gây ấn tượng nhất trong khổ thơ đầu là chính là hình ảnh “giọt long lanh”, ta có thể hiểu theo nhiều ý khác nhau, đó có thể là giọt nắng, giọt mưa, giọt sương của mùa xuân nhưng đặt nó vào trong khổ thơ này sau câu thơ “tiếng chim chiền chiện hót vang trời” thì ta có thể “giọt long lanh” là giọt tiếng chim, âm thanh được kết đọng lại thành hình, thành khối và rơi trong không gian. Nếu hiểu như thế thì tác giả ở đây sử dụng biện pháp chuyển đổi cảm giác để giúp chúng ta có thể hình dung được một bức tranh xuân thật là tươi đẹp trên quê hương xứ Huế.
Bằng những chi tiết thơ chọn lọc, tiêu biểu, từ ngữ mộc mạc, giản dị, phép đảo ngữu và cách chuyển đổi cảm giác thì bức tranh của Thanh Hải hiện lên thật sinh động, náo nức, rộn ràng, căng tràn sức sống của thiên nhiên, đất trời.
Trước một mùa xuân tuyệt đẹp như vậy thì làm sao Thanh Hải kiềm nổi được cảm xúc. Những từ biểu cảm “ơi”, “chi mà” đã giúp nhà thơ bộc lộ cảm xúc ấy. Và đặc biệt là khổ thơ cuối:
“Tôi đưa tay tôi hứng.”
Tác giả sử dụng biện pháp điệp từ “tôi” để thể hiện sự xuất hiện của chủ thể trữ tình, trong câu thơ này còn có từ “hứng” một động tác thể hiện nâng niu. Bằng từ ngữ biểu cảm và điệp ngữ tác giả như muốn nói với chúng ta rằng hãy mở rộng tâm hồn để đón nhận, đón nhận sự đổi thay kỳ diệu của đất trời với một trái tim nhạy cảm.
Từ mùa xuân của đất trời thiên nhiên, theo dòng cảm xúc ấy tác giả lại miêu tả mùa xuân của đất nước và và kết thúc là dòng suy nghĩ ấy chính là tình yêu mùa xuân nho nhỏ trong lòng tác giả. Khổ một là khổ thơ nêu bật được tình yêu của mình đối thiên nhiên, đất trời, xúc động và đồng cảm trước những gì mà trời đất ban tặng.
Khổ thơ đầu của bài thơ, nhà thơ Thanh Hải đã phác họa nên một bức tranh mùa xuân tràn đầy sức sống mà nơi đó có cả âm thanh, có hình ảnh, màu sắc tươi tắn, dù đang nằm trên giường bệnh nhưng tâm trạng của tác giả vẫn luôn lạc quan, yêu đời.