12/02/2018, 14:45

Phân tích truyện cổ tích “Cây tre trăm đốt”

Đề bài: Phân tích truyện cổ tích "Cây tre trăm đốt" Bài làm Người dân nước ta thời xa xưa sáng tác nhiều câu chuyện nhằm nâng cao giá trị con người, đề cao tính trung thực, hiền lành lương thiện và phê phán sự gian ác, xảo trá. Những người hiền lành thường gặp nhiều ...

Đề bài: Phân tích truyện cổ tích "Cây tre trăm đốt"

Bài làm

Người dân nước ta thời xa xưa sáng tác nhiều câu chuyện nhằm nâng cao giá trị con người, đề cao tính trung thực, hiền lành lương thiện và phê phán sự gian ác, xảo trá. Những người hiền lành thường gặp nhiều may mắn và có cuộc sống hạnh phúc, còn những kẻ ác độc thì phải trả giá.

Một trong những truyện cổ tích ý nghĩa đó chính là truyện cổ tích " Cây tre trăm đốt" mang lại cho chúng ta những bài học quý giá về tính chân thật, chăm chỉ ở đời.

Truyện cổ tích "Cây tre trăm đốt" xoay quanh số phận của một anh thanh niên chăm chỉ, chất phác, thật thà vì hoàn cảnh nghèo khó, cha mẹ mất sớm phải đi làm thuê, ở đợ cho một nhà phú hộ giàu có trong làng.

Phân tích truyện cổ tích Cây tre trăm đốt

Thấy anh thanh niên thật thà chăm chỉ nên lão phú hộ thích lắm. Hắn muốn giữ anh làm việc lâu dài cho mình, nhưng lại chẳng muốn trả lương cho anh, nên lão mới bảo anh thanh niên thật thà kia rằng "Anh chịu khó làm việc cho ta chăm chỉ, hết ba năm ta sẽ gả con gái ta cho anh"

Với bản chất hiền lành, thật thà lại chịu thương chịu khó nên khi nghe lão phú hộ nói vậy. Anh thanh niên vui mừng lắm. Kể từ hôm đó ngày nào anh cũng thức khuya dậy sớm, làm việc quần quật như con trâu con bò trong nhà lão phú hộ, kiếm ra nhiều của cải cho lão. Lão phú hộ vui mừng lắm.

Hình ảnh anh thanh niên đi làm thuê chính là đại diện cho cái thiện, cho những con người chăm chỉ chất phác, còn tên phú hộ đại diện cho tầng lớp bóc lột, cường hào trong xã hội cũ.

Thời gian thấm thoát trôi đi ba năm cũng hết, anh thanh niên lên gặp ông chủ của mình và nhắc lại lời của lão đã nói năm xưa. Lão phú hộ giật mình lắm, những lời nói trót nói ra rồi nên ông ta phải giữ lời. Nhưng vốn là người xảo trá, ông ta bảo anh thanh niên thật thà rằng "Anh hãy vào rừng kiếm cây tre nào dài đủ một trăm đốt mang về đây để ta vót đũa mời dân làng ăn cỗ cưới của anh và con gái tôi"

Bản chất nham hiểm thâm độc của giai cấp bóc lột không bao giờ hết được, bọn chúng chỉ muốn những người nông dân nghèo khổ suốt đời phải làm nô lệ cho mình mà thôi. Chính vì vậy lão phú hộ mới nói như vậy, chứ trên đời này làm gì có cây tre nào dài được một trăm đốt. Đây là âm mưu để lão thất hứa nuốt lời với anh thanh niên thật thà.

Anh thanh niên tội nghiệp chạy như bay vào rừng để tìm cây tre nào dài nhất chặt về. Nhưng tìm hoài tìm mãi chẳng có cây nào đủ một trăm đốt. Lúc này anh thanh niên biết mình đã bị lừa lão phú hộ âm mưu cướp không ba năm làm việc của anh, nên anh ngồi khóc. Đúng lúc đó có một ông lão râu tóc bạc phơ xuất hiện giúp anh thanh niên tìm được cây tre trăm đốt và dạy anh câu thần chú.

Hình ảnh ông bụt trong câu chuyện thể hiện mong ước của người nông dân lao động xưa muốn có một đấng siêu nhiên đứng lên giúp đỡ người nông dân nghèo khổ bất hạnh thường chịu thiệt thòi trong cuộc sống.

Sau khi ông bụt xuất hiện, và được dạy câu thần chú thì sự việc đã hoàn toàn biến đổi theo chiều hướng có lợi cho anh thanh niên của chúng ta. Anh vác một trăm đốt tre về nhà lão phú hộ.

Khi về tới nhà thấy tên phú hộ đang tổ chức con gái mình với một anh chàng nhà giàu khác. Anh thanh niên liền gọi lão rồi đọc khắc nhập khắc nhập thế là lập tức một trăm đốt tre dính liền với nhau thành một cây tre đủ trăm đốt dính luôn lão phú hộ vào đó. Lão ta sợ quá van xin tha thiết và đồng ý gả con gái cho anh thanh niên.

Tất mọi người có mặt trong đám cưới sợ hãi bỏ chạy hết. Anh thanh niên khẽ đọc thần chú giải thoát cho lão phú hộ, lão cảm ơn rối rít rồi lập tức gả con gái mình cho anh như lời hắn đã hứa.

Câu chuyện khép lại phần thắng thuộc về người nông dân, anh thanh niên thật thà chất phác, còn lão phú hộ cuối cùng cũng phải thực hiện lời hứa của mình không có cơ hội xảo trá, nếu không thì hắn sẽ gặp quả báo.

Truyện cổ tích thể hiện bài học muôn thủa mà người xưa muốn khuyên nhủ chúng ta ở hiền gặp lành, còn ác giả ác báo.

Thảo Nguyên

0