11/05/2018, 15:05

Phân tích thuốc nổ vừa

Câu hỏi: Nêu khái niệm, tác dụng của thuốc nổ trong chiến đấu. Có mấy loại thuốc nổ thường dùng. . Trình bày qui tắc giữ gìn, vận chuyển thuốc nổ và phương tiện gây nổ? 1. Khái niệm về thuốc nổ Thuốc nổ là một chất hoặc hỗn hợp hoá học, khi bị tác động…thì có phản ứng ...

Câu hỏi: Nêu khái niệm, tác dụng của thuốc nổ trong chiến đấu. Có mấy loại thuốc nổ thường dùng. . Trình bày qui tắc giữ gìn, vận chuyển thuốc nổ và phương tiện gây nổ?

1.  Khái niệm về thuốc nổ

Thuốc nổ là một chất hoặc hỗn hợp hoá học, khi bị tác động…thì có phản ứng hoá nổ, sinh nhiệt cao, sinh khí lớn, sinh ra năng lượng và tạo ra áp lực mạnh phá huỷ các vật thể xung quanh.

2.  Tác dụng thuốc nổ

          Trong chiến đấu dùng uy lực thuốc nổ để tiêu diệt sinh lực địch, phá huỷ phương tiện chiến tranh, công sự, vật cản của địch.., xây dựng công sự, khai thác vật liệu phục vụ chiến đấu và phục vụ cho nền kinh tế quốc dân.

3. Một số loại thuốc nổ thường dùng.

– Thuốc gây nổ.
– Thuốc nổ vừa.
– Thuốc nổ yếu.
– Thuốc nổ mạnh.

4.

Thuốc nổ TNT ( Tri Nitro Tụluen)

+ Công thức hóa học: C6H2(NO2)3CH3

+ Nhận dạng: Thuốc nổ TNT có dạng tinh thể cứng, màu vàng nhạt, tiếp xúc với ánh sáng ngả màu nâu, vị đắng độc, khi đốt khói đen lửa đỏ mùi nhựa thông.

+ Cảm ứng nổ: An toàn khi va đập, đạn súng trường bắn xuyên qua không cháy, không nổ, gây nổ từ kíp số 6 trở lên, nếu thuốc đúc khi gây nổ phải có thuốc nổ mồi bằng TNT ép hoặc thuốc nổ mạnh.

+ Cảm ứng tiếp xúc: Không hút ẩm, ngâm lâu dưới nước vẫn nổ (trừ thuốc bột). Không tác dụng với kim loại. Để ngoài trời thuốc ngả màu nâu nhưng sức gây nổ không giảm. Để gần than thuốc bị biến chất dễ nổ.

+ Cảm ứng nhiệt: Đốt khó cháy, nhiệt nóng chảy 79¸81 Co, nhiệt độ cháy 300 Co, nhiệt độ nổ 350 Co, nếu tăng nhiệt độ đột ngột lên 300 Co nổ.

+ Tốc độ nổ: 4700 ¸ 7000m/s

+ Tỷ trọng: 1,56 ¸ 1,62g/cm3

+ Công dụng: Thuốc được ép thành bánh75g, 200g 400g để cấu trúc các loại lượng nổ; nhồi trong bom đạn, mìn; trộn với thuốc nổ mạnh làm Dây nổ.

 Thuốc nổ C4

+ Thành phần gồm: 80%  thuốc nổ mạnh Hêxoghenvà 20%  chất dính màu trắng đục.

+ Nhận dạng: Màu trắng đục, dẻo, mùi hắc vị nhạt.

+ Cảm ứng nổ: Độ nhạy nổ do va đập thấp hơn TNT, đạn súng trường bắn xuyên qua không nổ. Gây nổ từ kíp số 6 trở lên. Có thể nhào nặn theo mọi hình dạng cho phự hợp với vật thể định phá.

+ Cảm ứng tiếp xúc: Để lẫn với kim loại không phản ứng hoá học.

+ Cảm ứng nhiệt: Đốt khó cháy, 1900 cháy; 2010 nổ, bắt lửa nhanh cháy không có khói. Khi cháy tập trung trên 50kg có thể nổ.

+ Tốc độ nổ: 7380m/s.

+ Công dụng:  Dùng để cấu trúc các loại lượng nổ theo hình dáng khỏc nhau phự hợp với đặc điểm chỗ đặt khi phá vật thể. Dùng làm lượng nổ lõm.

5. Qui tắc giữ gìn, vận chuyển thuốc nổ và phương tiện gây nổ:

– Giữ gìn

+ Phải để thuốc nổ và các phương tiện gây nổ nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp chiều vào.

+ Các loại thuốc nổ không để lẫn với nhau, không để chung thuốc nổ với kíp, nụ xuỳ.

+ Không để lẫn thuốc nổ với axít, sơn, dầu, mỡ.

+ Không được bóc giấy phòng ẩm khi chưa dùng thuốc nổ và các phương tiện gây nổ.

– Vận chuyển

+ Thuốc nổ và kíp vận chuyển riêng, không để một người hoặc một phương tiện mang cùng một lúc, không để chung thuốc nổ với các loại hàng hoá, khí tài khác, cấm để kíp nổ vào túi áo, quần.

+ Thuốc nổ phải được đóng hòm hoặc gói buộc chắc chắn và phòng ẩm chu đáo. Khi vận chuyển phải nhẹ nhàng, hòm thuốc được lót đệm không làm va đập mạnh hoặc quăng quật.

+ Không dừng xe chở thuốc nổ nơi đông người, phố xá, làng mạc.

 Kết luận

Qua bài viết này, hy vọng các bạn đã nắm vững kiến thức chính của 2 loại thuốc nổ thường dùng đó là TNT và C4. Các bạn có thể xem lại bài viết  để so sánh sự khác nhau của 2 loại chất nổ trên.

Nếu có gì thắc mắc, hãy comment phía dưới nhé.

0