25/05/2017, 10:51

Phân tích tâm trạng bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt

Đánh giá bài viết Vợ nhặt là một trong những tác phẩm xuất săc nhất của nhà văn Kim Lân,nhà văn đã lột tả được hết sự cảnh nghèo khó của xã hội thời bấy giờ. Tiêu biểu là gia đình bà cụ tứ ở xóm nghèo trong nạn đói 1945. Với ngòi bút nhân đạo tài hoa của mình ông đã nói lên được hết vẻ đẹp tinh ...

Đánh giá bài viết Vợ nhặt là một trong những tác phẩm xuất săc nhất của nhà văn Kim Lân,nhà văn đã lột tả được hết sự cảnh nghèo khó của xã hội thời bấy giờ. Tiêu biểu là gia đình bà cụ tứ ở xóm nghèo trong nạn đói 1945. Với ngòi bút nhân đạo tài hoa của mình ông đã nói lên được hết vẻ đẹp tinh thần ẩn dấu sau sự đói khổ của nhân vật mình Cuộc đời của xóm nghèo được tác giả miêu tả điển hình ...

Cuộc đời của xóm nghèo được tác giả miêu tả điển hình quan ba nhân vật đó là bà cụ Tứ,Tràng và Vợ nhặt của Tràng. Bà cụ Tứ là nhân vật được tác giả miêu tả với những tâm trạng vô cùng phức tạp đã thể hiện được nội dung nhân đạo sâu sắc

Tình huống đầu tiên là sự ngạc nhiên khi thấy con trai dẫn một người đàn bà về nhà và bảo đó là vợ mình. Lúc này bà cụ phần vừa ngạc nhiên vì con trai mình nghè xấu xí,dân ngụ lại trong cảnh đói khát nuôi mình chẳng xong thì ai dám lấy ,với lại đã đói thế này Tràng còn lấy vợ về là thêm một miệng ăn rồi. Ngạc nhiên hơn là khi bà đi làm đồng về và người đàn bà ngồi cạnh góc giường gọi mình là mẹ. và sau đó được Tràng giới thiệu đó là vợ mình. Bà ngạc nhiên đến cả việc không thể tin vào tai,vào mắt mình nữa rồi”bà lão hấp háy cặp mắt cho đỡ nhòe vì tự dung bà thấy mắt mình nhoèn đi thì phải, bà nhìn kĩ người đàn bà vẫn chưa nhận ra người nào,bà quay sang nhìn con mình tỏ vẻ không hiểu.

Bà vừa mừng vừa tủi vì con mình “nhặt” được vợ rồi bà cúi đầu im lặng. Bà liên tưởng đến số phận và xót thương cho đứa con của mình. Bà còn liên tưởng đén đứa con gái đã qua đời,đến người chồng quá cố mà lòng bà trĩu nặng

Bà lại mừng cho con mình vì đã nhặt được vợ mà không cần cưới xin rồi đã yên bề gia thất ,tủi thân mình không lo được vợ cho con. Giờ đây người chết ngoài đường như ngả rạ lại có người chịu theo con mình về làm vợ. từ ngạc nhiên rồi thành tủi buồn vì cái đói cái nghèo cùng quẫn. rồi bà lại lo khi lấy gì để trình làng,để cúng tổ tiên bây giờ. Bà khóc vì thương còn phần khóc vì thương cho số phận mình “trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rũ xuống hai dòng nước mắt”” ừ thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau thì u cũng mừng lòng”… Bao nhiêu yêu thương chất chứa của nguồi mẹ giành cho con mình thể hiện qua những lời nói đầy chân thành giản dị và mộc mạc ấy.

Bao nhiêu là nổi lo lắng ngổn ngang bửa vây rong lòng của bà mà không biết làm như thế nào để vượt qua cơn đói này. Bà thực sự lo lắng cho con trai con dâu bởi liệu rằng chúng nó có nuôi nổi nhau không rồi lại tự an ủi mình bằng câu “có khó khăn ,đói khổ này người ta mới đến lấy con mình chứ” rồi bà chỉ biết khuyên vai vợ chồng tràng yêu thương ăn ở hòa thuận với nhau nưng sự lo lắng và tủi hờn đã nhen nhòm trong bà một niềm tin.

Trong cái tủi cái lo đó chúng ta vẫn thấy được niền tin của bà. Một niềm tin cứ bị cái đói khổ cái buồn đeo bám dai dẳng nhưng bà vẫn cố gắng làm cho con dâu của mình vui . Bà tự an ủi mình bằng câu”ai giàu ba họ ai khó ba đời” đây chsinh là niềm tin vào cuộc sống vào tương lại,bà tin rằng sẽ có một cái ngày đói khổ sẽ qua và sẽ không khổ nữa “bà toàn nói chuyện vui .chuyện sung sướng sau này”

Niềm tin niềm vui của bà còn được thể hiện ở trong công việc”sửa sang vườn tược rồi và giẫy cỏ cho sạch vườn” “cái mặt bủng beo u ám của bà trở nên rạng rỡ hẳn lên".

Niềm vui của bà còn được thể hiện trong bữa sáng đầu tiên có con dâu ,và đó là một bữa ăn với món cháo loãng chẳng có gì và món chè chat đắng như cái đắng của lòng người. mặc dù như vậy nhưng bà vẫn cố tỏ ra vui để động viên con mình. Cho thấy bà là một người mẹ gàu lòng nhân ái và có tình yêu thương con mình vô bờ bến

Cái vui ấy thật sự rất nhỏ bé vẫn không thể nhen nhóm lên được bởi đâu đó có tiếng khóc,mùi đốt rấm ở những nhà có người chết đói. Bà đã ngĩ đến đứa con và ông lão nhà mình rồi phấp phỏng nghĩ cho đứa con trai về cai đói cứ giằng lấy trước mắt

Qua tâm trạng thay đổi của bà cụ Tứ ta thấy được bà hiện thân là một người mẹ nghèo khổ từng trải đã hết lòng yêu thương đùm bọc con cái,thương cho những cảnh đời bất hạnh tội nghiệp,oái oăm. Bà nung nấu về một cuộc sống tươi đẹp mai sau hạnh phúc no ấm

Như vậy nhân vật bà cụ Tứ diễn ra với những tâm trạng tâm lí diễ biến đầy phứ tạp. dưới ngòi bút tài tình của mình ông đã lột tả hết lòng nhân đạo sâu sắc của tác phẩm và đi vào lòng người.

0