Phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
Đánh giá bài viết Nguyễn Minh Châu từng khẳng định “Nhà văn không có quyền nhìn sự vật một cách đơn giản, nhà văn cần phấn đấu để đào xới bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử” . Và khi tiếp cận nhân vật Phùng trong “Chiếc thuyền ngoài xa” ta đã bất ngờ bắt gặp một tâm ...
Đánh giá bài viết Nguyễn Minh Châu từng khẳng định “Nhà văn không có quyền nhìn sự vật một cách đơn giản, nhà văn cần phấn đấu để đào xới bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử” . Và khi tiếp cận nhân vật Phùng trong “Chiếc thuyền ngoài xa” ta đã bất ngờ bắt gặp một tâm hồn đa sầu, đa cảm chất chứa dưới một giọng văn trữ tình ấm áp trước thân phận con người. Nguyễn ...
Nguyễn Minh Châu từng khẳng định “Nhà văn không có quyền nhìn sự vật một cách đơn giản, nhà văn cần phấn đấu để đào xới bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử” . Và khi tiếp cận nhân vật Phùng trong “Chiếc thuyền ngoài xa” ta đã bất ngờ bắt gặp một tâm hồn đa sầu, đa cảm chất chứa dưới một giọng văn trữ tình ấm áp trước thân phận con người.
Nguyễn Minh Châu đã trở về mảnh đất miền Trung đầy nắng gió để đau đáu câu hỏi trong những phận người trong cuộc sống đời thường đầy nỗi cơ cực, đắng cay. Và ở tác phẩm này, nhà văn đã lấy con người là trung tâm phản ánh cho hiện thực cuộc sống, muốn bày tỏ một quan niệm văn chương mà trước nhất phải là câu chuyện của con người với tất cả chiều sâu.
Hóa thân vào nhân vật Phùng từng là người lính vào sinh ra tử, được trưởng phòng giao nhiệm vụ chụp ảnh làm lịch. Trong vai một người lính năm xưa giờ là phóng viên ảnh ghi lại những khoảnh khắc, những lát cắt đẹp đẽ của cuộc sống đời thường cho bộ ảnh lịch quê hương đất nước, phản ánh cuộc sống lao động khỏe khoắn, tươi vui của những con người đang dựng xây quê hương, đất nước.
Anh đã săn tìm ảnh nghệ thuật về biển, tìm những tấm ảnh có hồn bằng cách “phục kích” cả tuần lễ để suy nghĩ và kiếm tìm để cuối cùng mới tìm được một cảnh ưng ý, một khám phá phát hiện ra cái đẹp, ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tinh khôi của chiếc thuyền lúc bình minh. Quả là một vẻ đẹp toàn bích của tạo vật “… Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào?”.
Nhưng rồi nhân vật Phùng cũng đã chứng kiến cảnh lão đàn ông vũ phu trên chiếc thuyền chài đánh vợ một cách tàn bạo. Người vợ thì nhẫn nhục chịu đựng. Nhân vật Phùng “kinh ngạc”, “há mồm ra mà nhìn” và anh đã “vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới”.
Thật vậy, trước khi là trái tim nghệ sĩ, Phùng có một trái tim con người. Phản xạ của anh trước sự kiện trên là phản xạ tự nhiên của con người có bản chất thiên lương, tốt đẹp. Với trái tim nghệ sĩ, Phùng đã thức tỉnh. Chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa, một khoảng cách đủ để tạo nên vẻ đẹp huyền ảo, nhưng sự thật cuộc đời thì lại rất gần.
Nghệ thuật chân chính là vì cuộc đời. Vì thế, đừng vì nghệ thuật mà quên cuộc đời, đừng mượn danh nghệ thuật mà vô trách nhiệm vơí cuộc đời. Trước khi là một nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp, hãy là một con người biết yêu ghét, vui buồn trước mọi lẽ đời thường tình, biết hành động để có một cuộc sống xứng đáng với một con người
Cũng sau chuyến đi này, anh đã có sự thay đổi, đặc biệt là trong nghệ thuật. Người nghệ sĩ không được đơn giản và dễ dãi khi nhìn nhận mọi vấn đề trong cuộc sống và nhìn nhận con người. Cũng chính bởi thế Nguyễn Minh Châu đã từng phát biểu: “Văn học và đời sống là những vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người” . “Nhà văn tồn tại ở trên đời có lẽ trước hết là vì thế: để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn con người ta đến chân tường, những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đoạ đầy đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người nhà cuộc đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực” (Ngồi buồn viết mà chơi).
Trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, tư tưởng ấy như một minh chứng cho khả năng của Minh Châu trong việc giải mã những mặt phức tạp của cuộc đời, cho quan niệm nghệ thuật vị nhân sinh.
Thông qua cái nhìn của nhân vật Phùng, Nguyễn Minh Châu đã chứng minh cho ta thấy “cuộc đời vốn dĩ là nơi sản sinh ra cái đẹp của nghệ thuật nhưng không phải bao giờ cuộc đời cũng là nghệ thuật, và rằng con người ta cần có một khoảng cách để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nghệ thuật nhưng nếu muốn khám phá những bí ẩn bên trong thân phận con người và cuộc đời thì phải tiếp cận với cuộc đời, đi vào bên trong cuộc đời và sống cùng cuộc đời.”(Lê Ngọc Chương). Đó cũng là minh chứng rõ cho tấm lòng luôn hướng về con người.