25/05/2017, 10:51

Bình giảng bài ca dao Tát nước đầu đình

Đánh giá bài viết Trong kho tàng Ca dao dân ca của Việt Nam rất phong phú, những câu ca dao dân ca luôn hiện hữu trong lời ru của bà, lời hát của mẹ từ thủa mới lọt lòng.Trở về với ca dao làm chúng ta cảm thấy được hình ảnh cũng như cũng cách về tình cảm của con người rất đỗi mến thương của ông cha ...

Đánh giá bài viết Trong kho tàng Ca dao dân ca của Việt Nam rất phong phú, những câu ca dao dân ca luôn hiện hữu trong lời ru của bà, lời hát của mẹ từ thủa mới lọt lòng.Trở về với ca dao làm chúng ta cảm thấy được hình ảnh cũng như cũng cách về tình cảm của con người rất đỗi mến thương của ông cha ta từ thủa ấy. Và bài ca dao tát nước đầu đình là một trong những bài thể hiện rõ nhất về tình cảm ...

Trong kho tàng Ca dao dân ca của Việt Nam rất phong phú, những câu ca dao dân ca luôn hiện hữu trong lời ru của bà, lời hát của mẹ từ thủa mới lọt lòng.Trở về với ca dao làm chúng ta cảm thấy được hình ảnh cũng như cũng cách về tình cảm của con người rất đỗi mến thương của ông cha ta từ thủa ấy. Và bài ca dao tát nước đầu đình là một trong những bài thể hiện rõ nhất về tình cảm mộc mạc chân thành của ông cha ta.

Bài ca dao bắt đầu từ những lời thơ giản dị và gần gũi với đời thường. Đó cũng chính là hoàn cảnh hay là cái cớ để chàng trai có thể bày tỏ tình cảm của mình đối với cô gái mà mình đang yêu. Qua câu thơ chúng ta lại càng thấy tình cảm lứa đôi hiện lên ở chốn thôn quê thật mộc mạc, giản dị,yên bình với những câu thơ mộc mạc chân tình nhưng cũng không kém phần thi :

“Hôm qua tát nước đầu đình

Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen.

Có được thì cho anh xin,

Hay là em để làm tin trong nhà ?

Áo anh sứt chỉ đường tà,

Vợ con chưa có, mẹ già chưa khâu,

Áo anh sứt chỉ đã lâu.

Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng”

Hiện lên đầu bài thơ là hình ảnh tát nước đầu đình quá quen thuộc, mang hơi thở chốn thôn quê. Đó là một nét đẹp truyền thống và bây giờ nét đẹp đó lai được xuất hiện trong bài ca dao này. Hình ảnh đôi trai gái tát nước ở gần nhau và chàng trai lấy cớ bỏ quên chiếc áo trên một cành hoa sen, rằng kêu nếu cô gái kia nhặt được thì cho anh xin lại. Chiếc áo giống như một vật để làm tin, nó cũng được xuất hiện trong cả một câu ca dao khác đó là “ Yêu nhau cởi áo cho nhau- Về nhà mẹ hỏi qua cầu gió bay”. Tình cảm ấy không thể lấy vàng bạc hay là châu báu ra để đo lường được, tình yêu của họ lan ra cả mái đình, đẹp đẽ và nhẹ nhàng thắm thiết biết bao nhiêu. Tình yêu đó không hề nhuốm màu danh lợi giống như bông hoa sen thơm ngát tinh khiết kia.

Nếu như ở thời hiện đại để làm tin thì có nhẫn bạc, vòng vàng còn ngày xưa chỉ cần một chiếc áo màu nâu đất sờn vai đã là một kỉ vật to lớn lắm rồi. Bằng hoàn cảnh ấy ,chàng trai bắt đầu bày tỏ tình cảm của mình một cách hóm hỉnh mà không để mất lòng một cô gái nào. Chàng trai đã mượn hình ảnh áo sứt chỉ để nói lên hoàn cảnh của mình, và nói mẹ già chưa may là ý bảo mình chưa có vợ , nếu mà mẹ chưa may thì chắc chắn chưa có ai may cho.Anh chàng này đang ngỏ lời để mong có người bầu bạn sớm khuya nâng khăn sửa túi cho mình

Như vậy qua đó chúng ta thấy được tình yêu nam nữ thời xưa thật đẹp thật đúng nghĩa với người làng quê. Tình yêu ấy xuất hiện từ mái đình, từ đường làng ngõ xóm. Và chính kỉ vật làm tin đó cũng rất tự nhiên và đơn giản biết bao . Trước những lí do đặc biệt ấy, chàng trai đã tiếp tục mạnh dạn gạ gẫm tán tỉnh cô gái bằng một thứ tình cảm chân thành không hề có vụ lợi     

"Khâu rồi anh sẽ trả công

Đến lúc lấy chồng, anh sẽ giúp cho,

Giúp cho một thúng xôi vò

Một con lợn béo, một vò rượu tăm,

Giúp cho đôi chiếu em nằm,

Đôi chăn em đắp, đôi chằm em đeo,

Giúp cho quan tám tiền cheo,

Quan năm tiền cưới, lại đèo buồng cau…”

Từ những lời tán tỉnh ấy càng cho chúng ta thấy được rằng đó là những lời hẹn hò của chàng trai dành cho cô gái.Hẹn hò một cuộc sống tuy không giàu sang nhưng cơ đầy đủ cơm ăn áo mặc . Ngày xưa ông cha ta yêu nhau không bao giờ nói từ anh yêu em hay em yêu anh bởi vì họ ngại ngùng,bẽn lẽn . Đó chính là nét đẹp của chốn thôn quê, rõ ràng người con trai thích nhưng lại không nói nên lời. Chàng trai ấy tỏ tình một cách tế nhị nhưng lại rất hóm hỉnh. Mượn hình ảnh của chiếc áo ngỏ ý khâu cho anh rồi anh sẽ trả công bằng một đám cưới.Một đám cưới bao gồm xôi vò, lợn béo, rượu tăm rồi đến cả đôi chiếu mà em nằm, đôi chăn em đắp đều được hiện ra trước mắt. với những hình ảnh chân quê và mộc mạc ấy nó đã thể hiện một cách sâu sắc cái hồn của làng Việt.

Như vậy qua đó chúng ta có thể thấy được rằng trong bài ca dao đã thể hiện được một cách rõ ràng về tình yêu của chàng trai với cô gái, đồng thời qua đó cũng thấy được những nét đẹp ở miền quê ,tình yêu đó được diễn tả qua những mái đình, với ao làng, với công việc lao động hằng ngày, thật đáng quý biết bao phải không nào.

0