24/05/2017, 13:28

Phân tích tấm lòng người chiến sĩ qua bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Đề bài: Tấm lòng người chiến sĩ được thể hiện như thế nào trong bài Cảnh khuya của Hồ Chí Minh Trăng trong thơ Bác quả thật luôn là nguồn cảm hứng dồi dào nhất. Chẳng có nhận định nào nói thơ Bác đầy trăng đó sao, nào là trăng trong bài Vọng Nguyệt khi Bác bị giam tại nhà tù Tưởng Gioi Thạch hay là ...

Đề bài: Tấm lòng người chiến sĩ được thể hiện như thế nào trong bài Cảnh khuya của Hồ Chí Minh Trăng trong thơ Bác quả thật luôn là nguồn cảm hứng dồi dào nhất. Chẳng có nhận định nào nói thơ Bác đầy trăng đó sao, nào là trăng trong bài Vọng Nguyệt khi Bác bị giam tại nhà tù Tưởng Gioi Thạch hay là rằm nguyên tiêu, rồi lại bài trăng gắn với hình ảnh các cháu thiếu nhi nữa. Cảnh Khuya lại một lần nữa đem đến hình ảnh trong thơ Bác. Đặc biệt là qua bài thơ ấy ta thấy ...

Đề bài: Tấm lòng người chiến sĩ được thể hiện như thế nào trong bài Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Trăng trong thơ Bác quả thật luôn là nguồn cảm hứng dồi dào nhất. Chẳng có nhận định nào nói thơ Bác đầy trăng đó sao, nào là trăng trong bài Vọng Nguyệt khi Bác bị giam tại nhà tù Tưởng Gioi Thạch hay là rằm nguyên tiêu, rồi lại bài trăng gắn với hình ảnh các cháu thiếu nhi nữa. Cảnh Khuya lại một lần nữa đem đến hình ảnh trong thơ Bác. Đặc biệt là qua bài thơ ấy ta thấy được tấm lòng người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh.

Bài thơ chỉ có bốn câu thơ thôi nhưng hội tụ biết bao nhiêu cái đẹp cái hay trong từng câu từng chữ ấy. Nào là hình ảnh của những ánh trăng đẹp dịu dàng soi sáng cả không gian cả con người, nào là vẻ đẹp của suối, cây rừng cùng hình ảnh người chiến sĩ cộng sản. Tất cả bấy nhiêu âm thanh cảnh sắc vẻ đẹp được hội tụ hết ở bốn câu thơ.

tam long nguoi chien si qua bai tho canh khuya

Trước hết là hai câu thơ đầu Hồ Chí Minh đi vào vẽ lên cảnh đẹp của ánh trăng đêm ấy. Trong sự hoàn mĩ của thiên nhiên Bác như thấy yêu thương biết bao cuộc sống thiên nhiên này:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa. ”

Tiếng suối kia được nhân hóa như tiếng hát của người con gái nào hát ở đằng xa. Người con gái ấy có giọng hát cao trong vút, tiếng suối ấy thật là làm cho êm dịu lòng người nơi đây. Bác đã sử dụng biện pháp so sánh để từ đó cho thấy âm thanh hay của tiếng suối kia. bác không đơn thuần tả dòng suối với tiếng kêu róc rách như Côn Sơn Ca của Nguyễn Trãi:

“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”

Nếu như Nguyễn Trãi so sánh tiếng suối như tiếng nhạc của đàn cầm phát ra thì Hồ Chí Minh lại so sánh tiếng suối với giọng hát của người con gái. Điều đó cho thấy con người trở thành thước đo của cái hay cái đẹp đặc biệt là hình ảnh người con gái. Tiếng hát ấy từ xa vọng lại như thì thầm mời gọi thật sự như một tiếng hát nỉ non trong chốn rừng sâu này. Không những thế bức tranh trăng bắt đầu xuất hiện. Đó là ánh trăng huyền ảo lung linh, trăng không chỉ đẹp khi nhìn lên bầu trời mà nó còn rất đẹp khi nhìn nó trên mặt đất. Ánh trăng chiếu vào những bóng cây cổ thụ tạo nên những bông hòa trên mặt đất. Có thể nói thi sĩ đã sử dụng thành công từ “lồng”. Trong cùng một câu có đến hai từ lồng thể hiện sự bao chùm chiếu sáng của trăng không chỉ trên những tán cây mà còn xuyên đến cả mặt đất. Qua đây ta thấy được tình yêu thiên nhiên của người chiến sĩ ấy. Phải nói là người yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên lắm thì Bác mới có thể vẽ nên một bức tranh cảnh khuya với tất cả âm thanh và ánh trăng đẹp đến như thế.

Trước những âm thanh ánh sáng ấy hình ảnh người chiến sĩ cộng sản hiện lên với những nét đẹp về phẩm chất của Người:

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. ”

Cảnh khuya ấy hay chính là những nỗi tâm sự của Người. Hồ Chí Minh một người chiến sĩ cộng sản đã không thể ngủ được khi lo nỗi nước nhà. Cảnh khuya ấy chỉ có thể là Bác không ngủ được thì mới bắt gặp thôi nếu không thì làm sao có thể thấy được cảnh đẹp ấy. Vẽ lên bức tranh trăng tuyệt đẹp ấy thi sĩ cũng không thể nào ngủ được. Có lẽ chính cảnh sắc tuyệt đẹp ấy nó giống như cuộc sống hòa bình của nhân dân ta vậy. Chính vì thế Người đang lo lắng và cố gắng gìn giữ những vẻ đẹp hay cũng là nền hòa bình của dân tộc ấy.

Qua đây ta thấy chỉ có bốn câu thơ thôi nhưng Hồ Chí Minh đã mang đến cho chúng ta một bức tranh thiên nhiên đêm trăng tuyệt đẹp. Không những thế đêm trăng ấy còn hiện lên một tấm lòng yêu thiên nhiên, yêu nhân dân, yêu quê hương đất nước. Đó là một tấm lòng mà cho đến nay nhân dân ta vẫn khắc cốt ghi tâm những công lao của Người.

0