24/05/2017, 13:27

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người

Nghi luan xa hoi ve long tu trong – Đề bài: Nghị luận thế nào là tự trọng, tự trọng có mối quan hệ như thế nào với cách ứng xử của con người. Trong những bước đường đời giữa cuộc sống này, những người đạt được những sự thành công hơn người khác là những người được trang bị cho mình rất nhiều ...

Nghi luan xa hoi ve long tu trong – Đề bài: Nghị luận thế nào là tự trọng, tự trọng có mối quan hệ như thế nào với cách ứng xử của con người. Trong những bước đường đời giữa cuộc sống này, những người đạt được những sự thành công hơn người khác là những người được trang bị cho mình rất nhiều những đức tính tốt đẹp. Những đức tính ấy chính là sự tự tin trong mọi hoàn cảnh, trước mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống hằng ngày, trong công việc của bản thân mình, ...

– Đề bài: Nghị luận thế nào là tự trọng, tự trọng có mối quan hệ như thế nào với cách ứng xử của con người.

Trong những bước đường đời giữa cuộc sống này, những người đạt được những sự thành công hơn người khác là những người được trang bị cho mình rất nhiều những đức tính tốt đẹp. Những đức tính ấy chính là sự tự tin trong mọi hoàn cảnh, trước mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống hằng ngày, trong công việc của bản thân mình, cũng như của toàn xã hội. Thế những một người thành công nếu chỉ có chuyên môn tốt cùng sự tự tin thể hiện bản thân mình còn chưa đủ. Những đức tính ấy phải được xây dựng từ sự tự trọng, sự  khiêm tốn trong mọi hoàn cảnh.

Vậy, tự trọng là gì? Tự trọng chính là sự tự ý thức coi trọng giá trị của bản thân mình. Trong cuộc sống, có những khi, phải có lòng tự trọng thì con người ta mới có thể có được điều tốt đẹp và nhân được sự ủng hộ của người khác. Đó là những con người luôn biết tự nhìn nhận bản thân mình theo những thước đo của xã hội, biết cách hòa mình vào trong tập thể. Lấy ví dụ đơn giản như: một người học sinh dù không biết làm bài tập nhưng không hề có những hành vi như quay cóp, giật bài của bạn. Đó chính là sự tự trọng. Hay những người biết bản thân mình mắc lỗi và biết nhận sai, sửa chữa sai lầm mà mình đã gây ra, không đổ lỗi cho những yếu tố bên ngoài thì đó chính là sự tự trọng.

nghi luan xa hoi ve long tu trong

Có những khi, có những người có sự tự tin mà không dựa trên nền tảng là sự tự trọng. Những người như vậy, khi có bất cứ chuyện gì xảy ra, họ đều nghĩ rằng bản thân họ là những người luôn đúng. Cái nhìn của những người có quá nhiều sự tự tin có điểm giống nhau đó là họ luôn coi họ là trung tâm của mọi việc. Sự tự tin là đúng, tự tin thể hiện được con người của mình, giá trị của mình. Thế nhưng nêu như chỉ có tự tin thôi thì chưa đủ. Tự tin chỉ là điều kiện cần để bước được tới đài vinh quang mà thôi. Nếu muốn sự chiến thắng thực sự thì điều kiện đủ chính là sự tự trọng. sự tự trọng thể hiện ở chỗ, chúng ta dù có hiểu biết đến đâu thì những điều mà chúng ta hiểu biết cũng chỉ là những giọt nước nhỏ ở giữa đại dương àm thôi, trong cả một biển lớn của tri thức. Chúng ta dù có giỏi như thế nào thì cũng có rất nhiều người còn hơn chúng ta, hiểu biết sâu hơn chúng ta và có những sự nỗ lực hơn chúng ta rất nhiều. Thế nên, nếu như đã có sự tự tin rồi mà chúng ta còn luôn biết khiêm tốn, biết cố gắng học hỏi nhiều thêm nữa, trau dồi vốn sống nhiều thêm nữa hay có sự tự tin trên nền tảng của lòng tự trọng thì những điều mà chúng ta làm sẽ có những tác dụng lớn hơn thế rất nhiều mà không phải ai cũng làm được. Để làm được những điều như vậy thì ngay bây giờ chúng ta phải luyện tập cho mình những điều tốt nhất. Biết lắng nghe, biết suy nghĩ một cách thấu đáo cho những công việc của mình để mà có thể có những tác dụng lớn hơn trong công việc.

Giả sử như một người làm chủ doanh nghiệp. Anh ta vốn là một người tài giỏi,  có đầy đủ những nhân tố để trở thành một người lãnh đạo xuất sắc trong tương lai như có kiến thức chuyên môn vững vàng, hiểu biết về thị trường trong nước cũng như quốc tế, có sự tự tin, nhiệt tình với những công việc của mình. Thế nhưng, anh ta lại có một điểm yếu rất lớn đó là sự tự tin của anh lại trong được đặt trong nên tảng vững chắc của sự tự trọng. Anh luôn cho rằng bởi anh có kiến thức tốt, có khả năng phân tích giỏi, vì vậy anh có thể có những quyết định đúng cho sự phát triển của công ty mình mà không cần nhờ sự tư vấn hay trợ giúp của bất kì một ai. Có những người công nhân của anh, tuy họ không có sự nghiệp học hành cao như anh, thế nhưng thứ họ có lại chính là kinh nghiệm. Họ đã khuyên anh không nên đầu tư vào sản phẩm mới. Nhưng anh không hề coi trọng điều đó. Anh lại cho rằng bản thân mình luôn  luôn đúng, anh đã có một trong những sai lầm đầu tiên của người làm lãnh đạo là đã quá tự tin, không hề có sự tự trọng để nghe theo sự can thiệp của người khác. Thế đấy, chính điều đó đã làm cho anh bị thất bại một cách nặng nề.

Tóm lại, chúng ta dù có là người già hay người trẻ, có bằng cấp hay không có bằng cấp thì chúng ta cũng phải cố gắng rèn luyện bản thân mình có lòng tự trọng so với những thước đo của đạo đức. Có những khi, có đạo đức, có lòng tự trọng, khiêm tốn thì chúng ta mới có thể nhìn được vấn đề ở những khía cạnh khác nhau và tìm được những giải pháp mới. Hay chỉ đơn giản, chúng ta có lòng tự trọng để chúng ta hiểu thêm về cuộc sống, sửa chữa những sai lầm của mình và có những hành vi cho đúng với những quy chuẩn của xã hội. Vậy nên, chúng ta hãy cũng nhau ghi nhớ đức tính tự trọng để chúng ta sẽ có những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

0