Cảm nhận về bài Phò giá về kinh của Trần Quang Khải
Đề bài: Em hãy viết bài văn Cảm nhận về bài thơ Phò giá về kinh của Trần Quang Khải Trần Quang Khải là một trong những vị anh hùng đem tài thao lược làm nên chiến công Chương Dương Hàn Tử lừng lẫy muôn đời. Bên cạnh là một võ tướng dũng mãnh ông còn có tài viết văn thơ. Ông cũng để lại một khối ...
Đề bài: Em hãy viết bài văn Cảm nhận về bài thơ Phò giá về kinh của Trần Quang Khải Trần Quang Khải là một trong những vị anh hùng đem tài thao lược làm nên chiến công Chương Dương Hàn Tử lừng lẫy muôn đời. Bên cạnh là một võ tướng dũng mãnh ông còn có tài viết văn thơ. Ông cũng để lại một khối lượng tác phẩm khá lớn và có giá trị đến tận ngày nay. Kể đến những tác phẩm tiêu biểu của ông ta không thể không nhắc đến tác phẩm”phì giá về kinh”. Tác phẩm được ...
Đề bài: Em hãy viết bài văn Cảm nhận về bài thơ Phò giá về kinh của Trần Quang Khải
Trần Quang Khải là một trong những vị anh hùng đem tài thao lược làm nên chiến công Chương Dương Hàn Tử lừng lẫy muôn đời. Bên cạnh là một võ tướng dũng mãnh ông còn có tài viết văn thơ. Ông cũng để lại một khối lượng tác phẩm khá lớn và có giá trị đến tận ngày nay. Kể đến những tác phẩm tiêu biểu của ông ta không thể không nhắc đến tác phẩm”phì giá về kinh”. Tác phẩm được sáng tác khi ông đi tùy tùng đón vua về khinh thành thăng long
Mở đầu bài thơ tác giả muốn giới thiệu đôi nét cho chúng ta về tình cảnh đất nước thời bấy giờ
“Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm tử cướp quân thù”
Hai câu thơ đầu tiên là hình ảnh chiến trận thảm khốc nhưng lại chứa đựng những nét thơ ca độc đáo. Chương dương và hàm tử là hai chiến thắng lừng lẫy của nước Đại Việt ta trong cuộc kháng chiến vĩ đại chống quân xâm lược Mông cổ. Đối với nhân dân nhà Trần thì chỉ cần nhắc đến hai cái tên đó cũng đủ nức lòng. Tác giả chính là người chỉ huy trực tiếp chiến trận người góp phần rất lớn làm nên chiến công ấy thì cảm giác của tác giả cũng không kém phần bồi hồi xúc động nhớ nhung. Tác giả kể mà không tả, ông không trực tiếp kể ra trận chiến thảm khốc của nhân dân ta đã chiến thắng oanh dũng trước kẻ thù xâm lược, tuy vật việc chỉ kể ra như thế thôi cũng đủ làm sống dậy cả một không khí trận mạc hào hùng của nhân dân ta bởi tiếng gươm kiếm tiến ngựa hí tiếng binh khí và cả tiến gào thét vang dội cả trời đất. Đó chính là sức gợi cảm mà lại vô cùng cương nghĩ của tác phẩm
Nếu hai câu thơ đầu tiên cho chúng ta một mạch cảm xúc chiến trận hào hùng bi tráng thì hai câu thơ tiếp theo lại hướng về cảnh thanh bình, đó chính là cảnh bình yên mà nhân dân ta đã cố gắng đánh đổi máu sương để có thể giành lại được.
“Thái bình nên gắng sức
Non nước lấy ngàn thu”
Đây phải chăng chính là một lời tự nhủ của tác giả nói với chính bản thân mình về thân phận là quan phải phụng sự đất nước phò tá nhân dân thì nhân dân mới có thể được hưởng thái bình ấm no hạnh phú. Nhà thơ tự nói với mình, tự nhắc nhở mình về nhiệm vụ trước mắt cũng là nhiệm vụ lâu dài: “Thái bình tu trí lực”. Giặc ngoại xâm đã bị quét sạch, đất nước được thái bình, các quý tộc, các vương hầu phải “tu trí lực”, nghĩa là nên gắng sức, đem tài trí. đem sức người, sức của ra xây dựng lại đất nước. Đó cũng !à điều tâm huyết mà nhà thơ muốn nhắc nhở mọi người. Lời thơ cho thấy nhặn quan sáng suốt, tầm chiến lược sâu xa của Trần Quang Khải, cho thấy tầng lớp quý tộc nhà Trần là lực lượng tiến bộ nhất trong xu thế đi lên của lịch sử dân tộc, đang nắm quyền lãnh đạo đất nước Đại Việt.
Vì sự vững bền của giang sơn đến muôn đời mà “tu trí lực”. Lời thơ bình dị, nhưng ý tưởng chứa đựng bên trong, cái ý nhắc nhở của nhà thơ thì không chút tầm thường và đơn giả. Đó cũng là lời tự nhủ đối với toàn thể nhân dân ta thời bấy giờ. Tiếng nói khát vọng của một người đã trở thành ý nghĩ quyết tâm của toàn nhân dân ta thời bấy giờ. Tiếng nói khát vọng của một người đã trở thành ý nghĩ quyết tâm của toàn nhân tộc. Đồng thời nhân dân hãy gắng sức phát huy thành quả mà chúng ta mới có được nếu không rất có thể đất nước sẽ rơi vào cảnh nước mất nhà tan. Câu thơ cho chúng ta thấy được tình cảm của một vị tướng quân đối với đất nước khi mà ông mới trở về sau chiến trận nhưng lại quan tâm ngay đến thai bình của nhân dân không để nhân dân vì quá vui mừng cho chiến thắng mà lại quên đi nhiệm vụ xây dựng đất nước của dân tộc ta. Câu thơ kết mở ra cho chúng ta rất nhiều ý nghĩa Câu thơ vừa mở ra cái đích của đất nước lại vừa chỉ ra mong muốn khát khao của chính tác giả về một đất nước hòa bình an cư lạc nghiệp về tương lai tươi sáng của cả dân tộc. Nghĩa của câu thơ biếu ý nhưng nhạc của câu thơ lại biểu cảm. Lời thơ răn dạy hòa bình niềm hi vọng đối với nhân dân đất nước.
Tác phẩm là một kiết tác trong nền thơ cổ văn học Việt Nam. Bài thơ có giá trị lịch sử như một tượng đài chiến công tráng lệ và nó đã làm sống lại những chiến công hào hùng của dân tộc ta. Đồng thời tác phẩm cũng cho chúng ta thấy được thế hệ con cháu chúng ta cần học tập thật tốt để xây dựng một đất nước giàu mạnh để đền đáp xứng đáng mong ước của nhân dân ta của cha ông ta