Phân tích tác phẩm Tự tình – Hồ Xuân Hương – Văn mẫu lớp 11
Phân tích tác phẩm Tự tình – Hồ Xuân Hương – Văn mẫu lớp 11 Phân tích tác phẩm Tự tình – Hồ Xuân Hương – Bài số 1 Tác giả Hồ Xuân Hương là một nữ thi sĩ xuất sắc nhất của Việt Nam, bà có một số lượng lớn tác phẩm để lại và có một phong cách sáng tác thơ độc đáo chủ yếu là tả ...
Phân tích tác phẩm Tự tình – Hồ Xuân Hương – Văn mẫu lớp 11
Phân tích tác phẩm Tự tình – Hồ Xuân Hương – Bài số 1
Tác giả Hồ Xuân Hương là một nữ thi sĩ xuất sắc nhất của Việt Nam, bà có một số lượng lớn tác phẩm để lại và có một phong cách sáng tác thơ độc đáo chủ yếu là tả cảnh ngụ tình. Hồ Xuân Hương còn được biết đến với hình ảnh của một nữ nhà thơ chuyên viết về thân phận của người phụ nữ, là một người dũng cảm luôn đề cao vẻ đẹp và sự hi sinh của người phụ nữ, đồng thời cũng lên tiếng bênh vực cho họ và phê phán gay gắt chế độ xã hội cũ. Bài thơ Tự Tình được coi là một trong những bài thơ hay nó chứa đựng nhiều cung bậc cảm xúc của chính tác giả và cũng chính là của những người phụ nữ nói chung
Mở đầu bài thơ Tự Tình với 2 câu thơ vừa tả cảnh nhưng cũng vừa tả hình ảnh của một người phụ nữ, hay cũng có thể gọi là hồng nhan. Nhưng thật tiếc thay, hồng nhan đó lại đang rơi vào hoàn cảnh cô đơn trống vắng giữa đêm khuya u tịnh.
“ Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”
Cụm từ láy “ Văng vẳng” đã được chính tác giả sử dụng để miêu tả một thứ âm thanh từ phía xa vang lại, mặc cho không biết nó xuất phát từ nơi đâu hoặc dù nó có ở xa nhưng nghe mỗi lúc lại một gần và càng rõ ràng hơn. Khoảng thời gian được nhắc tới chính là “ đêm khuya”- thời điểm mà khiến cho con người dễ rơi vào các cung bậc tình cảm, cảm xúc trạng thái khó tả nhất, đây cũng chính là khoảng thời gian này có một người phụ nữ vẫn đang ngồi đó,không thể yên lòng mà ngủ được vẫn ngồi ở đó để nghĩ ngợi về mọi thứ xung quanh đặc biệt luôn nghĩ về con người cuộc đời của chính. Là một người phụ nữ có nhan sắc mặn mà, nhưng lại được nhà thơ miêu tả “ trơ với nước non ". Trước khoảng đời rộng lớn, người phụ nữ đó đã nhận ra được thân phận của mình lẻ loi cô đơn, và tiếng âm thanh của trống cầm canh lại càng tô điểm thêm một nỗi buồn trống vắng khó tả, một nỗi buồn tận sâu thẳm trong tim. Bất giác người phụ nữ đó đã tìm đến những chén rượu để giải sầu:
“ Chén rượu hương đưa rồi lại tỉnh
Vầng trăng xế bóng khuyết chưa tròn”
Cứ mỗi khi có chuyện gì buồn sầu, người xưa thường tìm đến rượu đến trăng để ngỏ bầu tâm sự. Chỉ muốn uống thật say để quên đi muộn phiền, hương rượu nống để quên đi tất cả, nhưng thật nghịch lí, chén rượu khi đưa nên mũi, hương nồng thẳng vào mũi nhưng người muốn say, tâm và suy nghĩ vẫn còn đang rất tĩnh. Không có một nỗi buồn nào biến mất ở đây, mà nó còn làm hiện hữu rõ được nỗi lòng của người phụ nữ ngay lúc này. Hình ảnh vầng trăng xuất hiện nhưng vẫn còn đang bị khuyết, chưa tròn. Phải chăng, đây là ngụ ý cho thân phận cho chính hạnh phúc của tác giả. Là một người tài giỏi nhưng số phận có phần hẩm hiu, chưa một lần được trọn vẹn. Tuổi thanh xuân đã dần đi qua mà hạnh phúc thì vẫn chưa tìm tới bến đỗ:
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm tạc chân mây đá mấy hòn”
Hình ảnh rêu xanh được đưa ra đây nhưng cũng mang những dụ ý sâu xa của chính tác giả, rêu là một loại cỏ mỏng manh nhỏ bé nhưng nó lại có một sức sống vô cùng mạnh mẽ, không dừng lại ở đó, ở bất cứ một khu vực nào thì nó vẫn có thể sống tươi tốt dù là điều kiện sống như thế nào đi nữa. Hình ảnh từng đám rêu đâm xuyên ngang qua mặt đất gợi ra cho chúng ta nhiều liên tưởng mạnh mẽ về sự phản kháng quyết liệt cũng như sự chống đối của chính nó với những thứ có thể mạnh mẽ hơn nó. Còn hình ảnh đá thì cũng vậy, đối lập với sự nhỏ bé của các viên đá với sự rộng lớn của đất trời, nó lại càng làm nổi bật lên sức mạnh của những viên đá nhỏ, quả thật thì nó cũng không tầm thường nhỏ bé một tí nào. Sự đồng điệu của thiên nhiên và con người, luôn đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn, nhưng chưa bao giờ đi đến thành công. Một kiếp làm vợ lẽ, cho dù cố thoát ra khỏi nhưng vẫn không thể thoát được. Chính vì vậy mới có 2 câu cuối:
“ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”
Thiên nhiên thuận theo trời đất, xuân đi rồi xuân tới, nhưng với con người thì lại khác, với một người phụ nữ tuổi xuân đã trôi đi rồi thì chẳng bao giờ có thể quay trở lại một lần nào nữa. Thật đáng buồn hơn cho những thân phận hẩm hiu, chờ mong tuổi thanh xuân, chờ mong có một niềm hạnh phúc được trọn vẹn nhưng nào có được. Trước sự cô đơn lẻ loi, chán trường mà tác giả Hồ Xuân Hương đã sử dụng động từ " Ngán", phần nào nói lên được nỗi lòng riêng của thi sĩ bây giờ. Khi mảnh tình thì đang bé lại mà còn phải san sẻ, chia nhỏ ra. Không được hưởng trọn một tình yêu, một hạnh phúc tràn đầy, tới khi tìm được hạnh phúc lại phải san sẻ, quả thật là rất đáng thương. Qua đây thì cũng ngầm ẩn ý về những số phận của phụ nữ, chịu cảnh giường đơn, gối chiếc dưới chế độ cũ không được coi trọng cũng như không có quyền lên tiếng.
Bài Tự Tình là một trong những bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ và mang đậm phong cách cũng như tư tưởng của chính tác giả Hồ Xuân Hương, đặc biệt là những vấn đề xoay quanh người phụ nữ thời bấy giờ. Qua bài này, chúng ta cũng thấy được một Hồ Xuân Hương yếu mềm nhưng cũng thật ngang tàng và mạnh mẽ khi dám bộc lộ chính những suy nghĩ của mình.
Phân tích tác phẩm Tự tình – Hồ Xuân Hương – Bài số 2
Thân phận lẽ mọn của người phụ nữ trong xã hội phong kiến là một đề tài khá phổ biến trong văn học dân gian và văn học viết thời hiện đại. Tình yêu và hanh phúc gia đình là một trong những mối quan tâm lớn của văn học từ xưa đến nay. Nó góp phần thế hiện rõ tinh thần nhân đạo trong văn học. Chùm thơ Tự tình là một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về người phụ nữ trong vàn học Việt Nam – Hồ Xuân Hương.
Người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng nghe tiếng trống cầm canh báo thời khắc đi qua. Canh khuya là thời gian từ nửa đêm cho đến sáng. Nàng cảm thấy tiếng trống canh báo hiệu thời gian khắc khoải mong ngóng một điều gì. Nhưng càng mong lại càng không thấy. Tiếng trống canh đang dồn dập kia chính là thông báo về thời gian tâm trạng của nàng. Nó thể hiện nỗi chờ mong khắc khoải, thảng thốt thiếu tự tin, đầy lo âu và tuyệt vọng của người đàn bà.
Hồ Xuân Hương diễn tả tâm trạng bẽ bàng của người vợ cô đơn chờ mong chồng mà chồng không đến bằng một chữ trơ – trơ trọi, trơ cái hồng nhan, cái thân phận phụ nữ với nước non, với đời, với tình yêu.
Hai câu tiếp theo, Hồ Xuân Hương diễn tả tâm trạng tuyệt vọng cùa người vợ chờ chồng.
Câu thơ ẩn chủ từ, chỉ thây hành động và trạng thái diễn ra. Chén rượu hương đưa nghĩa là uông rượu giải sầu cho quên sự đời, nhưng say rồi lại tỉnh, tức là uống rượu vẫn không quên được mối sầu!
Vầng trăng bóng xế trong câu bốn có nghĩa là đêm đã gần tàn, nhưng trăng chưa tròn mà đã xế, thể hiện cảm xúc về hạnh phúc chưa tròn đầy. Vầng trăng bóng xế cũng có thể có hàm ý chỉ tuổi người đã luống mà hạnh phúc chưa đầy.
Nếu như bốn câu thơ đầu tiên diễn tả cái tâm trạng chờ đợi mòn mỏi có phần tuyệt vọng, buông xuôi, thì ở hai câu năm và sau, Hồ Xuân Hương đả bất ngờ vẽ ra hình ảnh một sự cảm khái. Cái đám rêu kia còn được bóng trăng xê xiên ngang mặt đất soi chiếu tới. Ta có thể tưởng tượng: mấy hòn đá kia còn được ánh trăng đâm toạc chân mây để soi đến. Hoá ra thân phận mình cô đơn không bằng được như mấy thứ vô tri vô giác kia! Đây không nhất thiết phải là cảnh thực, mà có thể chỉ là hình ánh trong tâm tưởng. Mấy chữ xiên ngang, đăm toạc có ý tiếp cái mạch vẩng trũng bóng xế ở câu trên. Nhưng các sự vật, hình ảnh thiên nhiên ở đây diễn ra trong dáng vẻ khác thường, do việc tác giả sử dụng những từ ngữ chỉ hành động có tính chất mạnh mẽ, dữ dội:
Xiên ngang mặt đất/ rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây/ đá mấy hon.
Hai câu thơ này cũng có thể hiểu là đảo ngữ: rêu từng đám xiên ngang mặt đất, còn đá mấy hòn vươn lên đâm toạc chân mảy. Và đó không phải là hình
ánh của ngoại cảnh, mà là hình ảnh của tâm trạng, một tâm trạng bị dồn nén, bức bối muốn đập phá, muốn làm loạn, muôn được giải thoát khỏi sự cô đơn, chán chường. Nó thể hiện cá tính manh mẽ, táo bạo của chính Hổ Xuân Hương.
Những dồn nén, bức bôi, đập phá của tâm trạng nhà thơ bất ngờ bộc phát, và cũng bất ngờ lắng dịu, nhường chỗ cho sự trở lại của nỗi buồn chán và bất lực, chấp nhận và cam chịu. Càu thơ Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại chứa đựng biết bao nhiêu là thời gian và sự chán ngán kéo dài. Cuộc đời cứ trôi đi, thời gian cứ trôi đi, tình yêu và hạnh phúc thì chỉ được hưởng tí chút. Tác giả đã đi, tình yêu mà hạnh phúc thì chỉ được hưởng tí chút. Tác giả đã dùng từ mảnh tinh để nói cái tình bé như mảnh vỡ. Lại nói san sẻ – Chắc là san sẻ với chồng, san sẻ với vợ cả chăng? Hai câu thơ cuối khép lại bài thơ, như một tổng kết, như một lời than thở thầm kín của người phụ nữ có số phận lẽ mọn về tình yêu và hạnh phúc lứa đôi không trọn vẹn trong xã hội xưa.
Bài thơ là lời than thở cho số phận hẩm hiu của người phụ nữ chịu cảnh lẽ mọn, thể hiện thái độ bi quan, chán nản cùa tác giả và thân kiếp thiệt thòi của con người.
Đặc sắc nhất về nghệ thuật của bài thơ là sử dụng những từ ngữ và hình ảnh gây ấn tượng mạnh. Tác giả chủ yếu sử dụng các từ thuần Việt giàu hình ảnh, màu sắc, đường nét với sắc thái đặc tả mạnh, bằng những động từ chỉ tình thái: dồn, trơ, xế, xiên ngang, đâm toạc, đi, lại lại, san. sẻ, … và tính từ chỉ trạng thái: say, tỉnh, khuyết, tròn… để miêu tả những cảm nhận về sự đời và số phận.
Hình ảnh trong bài thơ gây ấn tượng rất mạnh bởi nghệ thuật đặc tả. Nhà thơ thường đẩy đối tượng miêu tả tới độ cùng cực của tình trạng mang tính tạo hình cao. Nói về sự cô đơn, trơ trọi đến vò duyên của người phụ nữ thì: Trơ cái hồng nhan với nước non. Mấy chữ xiên ngang, đâm toạc đều là những hành động mạnh mẽ như muốn tung phá, đầy sức sông thể hiện những cảm xúc trẻ trung.
Tác phẩm trình bày một cách nghệ thuật mối mâu thuẫn giữa khát vọng hạnh phúc lứa đôi trọn vẹn của người phụ nữ trong cảnh lẽ mọn với hiện thực phũ phàng là sống trong cô đơn, mòn mỏi mà họ phải chịu đựng, giữa mong ước chính đáng được sống trong hạnh phúc vợ chồng với việc chấp nhận thân phận thiệt thòi do cuộc sống đem lại.
Bài thơ bày tỏ sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với nỗi bất hạnh của người phụ nữ, phê phán gay gắt chế độ đa thê trong xã hội phong kiến, đồng thời thể hiện rõ sự bất lực và cam chịu của con người trước cuộc sống hiện tại.
Bài thơ diễn tả một tình cảm đáng thương, một số phận đáng cảm thông, một khát vọng đáng trân trọng, một tâm trạng đáng được chia sẻ của người phụ nữ trong xã hội xưa. Những mơ ước hạnh phúc đó là hoàn toàn chính đáng nhưng không thể thực hiện được trong điều kiện xã hội lúc bấy giờ Đó là bi kịch không thể giải toả. Vì thế giọng điệu của bài thơ vừa ngậm ngùi vừa ai oán. Yèu cầu giải phóng con ngưôi. giải phóng tinh cảm chỉ có thể tìm được lời giải đáp dựa trên cơ sở cũa những điều kiện lịch sử – xã hội mới mà thôi.
Phân tích tác phẩm Tự tình – Hồ Xuân Hương – Bài số 3
Những bài thơ của Hồ Xuân Hương luôn mang một nét đặc trưng rất riêng biệt, thể hiện góc nhìn độc đáo về thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Tự tình cũng là một tác phẩm độc đáo như thế.
Nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương là một trong những cái tên sáng của làng thơ Việt Nam. Trong số khá nhiều tác phẩm mà bà để lại, tả cảnh ngụ tình chính là phong cách sáng tác chủ đạo. Những bài thơ của Hồ Xuân Hương hầu hết đầu nói về vẻ đẹp đức hạnh, sự hi sinh, thân phận mỏng manh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến khắc nghiệt. Trong đó, Tự tình cũng là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách chủ đạo này. Bài thơ không chỉ phản ánh cảm xúc của người phụ nữ nói chung mà còn thể hiện được những cung bậc cảm xúc của chính tác giả.
Hai câu thơ đầu bài thơ vừa tả cảnh, nhưng đồng thời cũng là lột tả hình ảnh một người phụ nữ trống vắng, cô đơn giữa đêm khuya tĩnh mịch.
“ Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”
Tác giả sử dụng từ láy "văng vẳng" để miêu tả một âm thanh vừa rõ ràng, lại vừa mơ hồ, không do phương hướng nhưng lại có thể cảm nhận được ngày một rõ ràng. Bối cảnh thời gian của bài thơ là vào "đêm khuya" – thời điểm con người dễ ràng rơi vào những trạng thái cảm xúc khó lột tả nhất. Giữa "đêm khuya" ấy, có một người phụ nữ vẫn còn thao thức, nghĩ suy về cuộc đời của mình giữa tiếng trống canh văng vẳng gần xa.
Người phụ nữ trong bài thơ được miêu tả là "hồng nhan", là một người có nhan sắc, nhưng nhan sắc ấy lại "trơ với nước non". Có thể cảm nhận được thân phận cô độc, lẻ loi và nỗi buồn trống vắng khó tả trong lòng của người "hồng nhan" đó.
Để giải nỗi lòng, người phụ nữ ấy đã tìm đến ly rượu nồng:
“ Chén rượu hương đưa rồi lại tỉnh
Vầng trăng xế bóng khuyết chưa tròn”
Mượn rượu giải sầu dưới ánh trăng vốn là hình ảnh quen thuộc trong thi ca, là một hình ảnh đẹp đầy thi vị. Tiếc rằng những người mượn rượu giải sầu lại không thể dùng hương rượu nồng để xua đi bầu tâm sự. Người một lòng muốn say để quên đi tất cả, nhưng hương rượu nồng vào mũi dường như lại khiến tâm con người ta trở nên tỉnh táo hơn. Nỗi lòng của người phụ nữ lại càng như được lột tả rõ ràng hơn. Vầng trăng khuyết dường như càng khiến sự cô đơn, tịch liêu trong bài thơ tăng lên bội phần. Hình ảnh đó giống như người phụ nữ tài giỏi, xinh đẹp, song tuổi xuân cứ lặng lẽ đi qua mà hạnh phúc thì không trọn vẹn.
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm tạc chân mây đá mấy hòn”
Hình ảnh loại rêu được đưa vào bài thơ thể hiện ngụ ý sâu xa của nữ thi sĩ. Điều mà bà muốn thể hiện ở đây chính là so sánh ẩn dụ giữa phụ nữa và loài rêu, mỏng manh bé nhó những sức sống mạnh mẽ, có thể tươi tốt trong bất cứ điều kiện khắc nghiệt nào. Cụm tự "xiên ngang mặt đất" cũng khiến người đọc liên tưởng tới sự phản kháng mạnh mẽ của chủ thể đối với những thứ lớn mạnh hơn.
Nối tiếp sự phản kháng mạnh mẽ đó là những viên đá nhỏ bé nhưng lại chứa đựng một sức mạnh to lớn, có thể "đâm toạc chân mây". Giữa trời đất rộng lớn, những viên đá tưởng bé nhỏ mà lại không hề tầm thường chút nào.
Đáng tiếc, dù có mạnh mẽ đối chọi, phản kháng thì người phụ nữ vẫn không thể thoát ra khỏi sợi dây số mệnh ràng buộc bản thân. Dù cố phản kháng, nhưng than nỗi chẳng thể nào thoát khỏi kiếp làm vợ lẽ.
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”
Mùa xuân của thiên nhiên đi rồi lại tới, nhưng "xuân" của con người lại không như vậy. Tuổi trẻ là thứ chỉ đến một lần, đã đi rồi sẽ không thể nào trở lại. Bởi thế, người phụ nữ lại càng buồn hơn, càng đáng thương hơn khi tuổi xuân qua đi trong chờ đợi mỏi mòn, trong cảnh chung chồng, sản sẻ tình cảm.
Từ "ngán" được sử dụng thể hiện sự chán nản, nhưng cũng như tiếng khóc của tác giả cho những người phụ nữ số phận hẩm hiu, phải làm vợ lẽ dưới chế độ cũ, không có tiếng nói, không được coi trọng.
Tự tình là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách và tư tưởng chủ đạo của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương, thể hiện góc nhìn độc đáo, cá tính của bà về những vấn đề xoay quanh thân phận người phụ nữ trong chế độ cũ
Phân tích tác phẩm Tự tình – Hồ Xuân Hương – Bài số 4
Tự tình là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Hồ Xuân Hương, đây là bài thơ tự bày tỏ lòng mình. Như chúng ta cũng biết Hồ Xuân Hương sống vào cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỷ XIX , bà xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, cha làm nghề dạy học. Thế nhưng, Hồ Xuân Hương không chịu gò bó vào cái xã hội eo hẹp, tù túng mà bà là một người phóng khoáng, đa tài, đa tình, giao thiệp với những nhà văn, tài tử, đi rất nhiều nơi. Nhưng éo le thay, người xưa thường có câu “Hồng nhan bạc phận”, bà cũng phải chịu kiếp số lận đận, éo le, đầy ngang trái trong con đường tình duyên. Các tác phẩm của bà chủ yếu được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. Người ta thường gọi bà là “Bà chúa thơ Nôm”. Hồ Xuân Hương – hiện tượng độc đáo trong lịch sử văn học Việt Nam.
Bài thơ Tự Tình mà tôi đề cập đến chính là một trong ba bài thơ Tự Tình của Hồ Xuân Hương và nó là bài thơ Tự Tình II. Được viết dưới dạng Đường luật thất ngôn bát cú . Với lối viết sắc xảo và cũng chính là lời tự bày tỏ lòng mình nên chủ đề bai thơ được hiện lên là một nghịch đối: duyên phận muộn màng, lỡ dở trong khi tác giả cứ lạnh lùng trôi qua. Điều này dẫn đến tâm trạng vừa buồn vừa phần uất, nhưng cuối cùng vẫn đọng lại trong tâm trí của bà.
Để thấy rõ được nội dung chính, ta sẽ đi vào tìm hiểu sâu qua các câu thơ.Bài thơ được viết theo thể thơ đường luật bát cú ngôn nên bố cục gồm 4 phần: 2 câu đề, 2 câu thực, 2 câu luận và 2 câu kết.
Trước hết, tác giả mở đầu với hai câu đề:
“Đêm khuya văng vẳng bóng canh dền
Trơ cái hồng nhan với nước non.”
Khung cảnh được hiện lên là một đêm khuya, khi con người chìm sâu vào giấc ngủ, nhưng cũng chính là lúc người ta đối diện với chính mình và đây cũng là lúc Hồ Xuân Hương nhận ra được cảnh đáng thương của mình. Sự cô đơn, lẻ bóng một mình gắn liền với thời gian, tạo cho người ta một cảm giác thật đáng thương cho thân phận người phụ nữ. Tác giả đã rất tinh tế khi sử dụng nghệ thuật lấy động nói tĩnh: âm thanh “văng vẳng” của tiếng trống cầm canh để nói lên một không gian tĩnh lặng, vắng vẻ. Chính cái khoảnh khắc ấy, tự soi vào mình, tác giả thấy “trơ” mà đặc biệt nó còn được đặt ở đầu câu, càng thêm nhấn mạnh nối đau, bất hạnh về đường tình duyên, số kiếp “hồng nhan bạc phận” của chính tác giả. “Trơ” ở đây có thể được hiểu là tủi hổ, bẽ bàng. Tiếp theo nó là “cái hồng nhan” ý nói đến dung nhan của người phụ nữ, thường được dùng trong xã hội xưa. Nhưng điều đáng chú ý ở đây, một nhân phẩm, vẻ đẹp của người phụ nữ lại gọi là “cái” gợi cho người đọc thấy được sự rẻ rúng, mỉa mai. “Cái hồng nhan” trơ với nước non không chỉ là sự cay đắng, tủi hổ mà còn là nỗi xót xa, thấm thía, càng ngẫm càng thương thân. Nhưng chữ “trơ” ở đây một phần cũng có thể hiểu được đó chính là sự gan dạ của Xuân Hương, là sự thách thức . Để nhấn mạnh điều này, tác giả đã dùng nhịp thơ: 1/3/3 để nhấn mạnh vào sự bẽ bàng.
Nối tiếp hai câu đề, tác giả viết:
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tàn”
Với hai câu thơ thực trên, hoàn cảnh và tâm trạng của nhà thơ được hiện lên rõ hơn. Khi sầu, người ta thường lạm bạn với rượu, để có thể quên đi mọi thứ không vui, những nỗi đau. Thế nhưng “say lại tỉnh” làm nỗi buồn không thể nguôi được, Đây chính là một vòng quay luẩn quẩn, tình duyên đã trở thành một trò đùa, càng say càng tình, càng cảm nhận nỗi đau của thân phận. Câu thơ là ngoại cảnh nhưng cũng là tâm trạng. Vì vậy, tạo nên sự đồng nhất giữa tâm trạng và cảnh “ trăng” sắp tàn “bóng xế” và vẫn “khuyết chưa tròn”. Tuổi xuân, cái tuổi đẹp nhất của người con gái đã trôi qua mà nhân duyên vẫn chưa trọn vẹn. Gợi lên một nỗi sầu lẻ bóng.
Tiếp tục hướng về ngoại cảnh, lấy thiên nhiên để bày tỏ tâm trạng, nỗi lòng của mình, Hồ Xuân Hương viết:
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”
Hai câu luận ở trên được tác giả sử dụng nghệ thuật đảo ngữ để nhấn mạnh trạng thái của thiên nhiên, nhưng đó cũng chính là tâm trạng của con người. Rêu và đá là hai hình ảnh được hiện lên là những vật yếu mềm, không chịu chấp nhận sự thấp bé ấy, đã vươn lên bằng mọi cách, vượt qua những cản trở (mặt đất, chân mây) để chứng tỏ mình. Các động từ mạnh: xiên, đâm kết hợp với bổ ngữ: ngang, toạc gợi cho người ta thấy sự ngang ngạnh, phẫn uất. Nó không chỉ thể sự phẫn uất mà còn nói lên một phần của sự phản kháng. Cũng có thể cho người đọc ngầm hiểu Hồ Xuân Hương với sức sống mãnh liệt ngay cả khi đau buồn nhất.
Khép lại bài thơ với hai câu kết:
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tý con con”
Hồ Xuân Hương đã có cách dùng từ rất độc đáo “xuân” tức là mùa xuân, tuổi xuân, “ngán” tức là ngao ngán, chán. Bên cạnh đó từ “lại” chỉ sự trở lại một cách nhanh, sợ sự quay trở lại. Theo quy luật của tạo hóa, mừa xuân qua rồi sẽ trở lại. Nhưng mỗi mùa xuân qua đi lại mang theo tuổi xuân của con người và mãi không trở lại. Sự trở lại chính là sự ra đi của tuổi xuân. Tác giả đã quá ngán ngẩm với cuộc đời éo le. Với lối nghệ thuật tăng tiến, nhấn mạnh vào những điều bé nhỏ, làm cho nghịch cảnh éo le hơn. Mảnh tình đã nhỏ bé lại còn phải san sẻ “tý con con” tạo nên một cảm giác xót thương. Đây cũng chính là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội xưa. Hạnh phúc luôn là chiếc chăn quá hẹp.
Như vậy, bài thơ Tự Tình đã hiện lên với những hình ảnh giản dị mà đặc sắc, hình ảnh giàu sức gợi cảm, tinh tế từ đó nói lên tâm trạng của chủ thể. Bài thơ hiện lên cả bi kịch và khát vọng sống hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. Trong những lúc buồn tủi, bế tắc, người phụ nữ cố vươn lên nhưng lại vẫn bị rơi vào cái vòng quay luẩn quẩn, tù túng của xã hội đương thời.
Vũ Hường tổng hợp
Từ khóa tìm kiếm
- nghị luận văn học tự tình
- phân tích tự tình
- phan tich bai tu tinh lop 11
- https://xembaigiai com/phan-tich-tac-pham-tu-tinh-ho-xuan-huong-van-mau-lop-11-3974 html
- Nghị luận văn học phân tích bào tự tình 2 lớp 11
- văn nghị luận phân tích 4 câu thơ đầu tự tình