Kể lại một câu chuyện về lòng kiên trì – Văn mẫu lớp 122
Kể lại một câu chuyện về lòng kiên trì – Văn mẫu lớp 122 Kể lại một câu chuyện về lòng kiên trì – Bài số 1 Vài lần, con gái tôi gọi điện và nói, "Mẹ, mẹ phải đến xem những bông thuỷ tiên vàng trước khi chúng tàn". Tôi rất muốn đi, nhưng đó là một quãng đường hai giờ đồng hồ lái xe ...
Kể lại một câu chuyện về lòng kiên trì – Văn mẫu lớp 122
Kể lại một câu chuyện về lòng kiên trì – Bài số 1
Vài lần, con gái tôi gọi điện và nói, "Mẹ, mẹ phải đến xem những bông thuỷ tiên vàng trước khi chúng tàn". Tôi rất muốn đi, nhưng đó là một quãng đường hai giờ đồng hồ lái xe từ Laguna đến Hồ Arrowhead. "Mẹ sẽ đến vào thứ ba tới. " Tôi hứa, một cách bất đắc dĩ, vào cuộc gọi lần thứ ba của nó.
Thứ ba kế đó là một ngày mưa ảm đạm và lạnh lẽo. Nhưng vì đã hứa nên tôi phải đi. Khi cuối cùng tôi cũng đến được nhà Carolyn – con gái tôi. Ôm hôn chào những đứa cháu của mình, tôi nói:
– Hãy quên những bông thủy tiên đi, Carolyn! Đường đầy mây và sương không thế nhìn thấy gì, và không có gì trên thế giới này trừ con và những đứa trẻ có thể khiến mẹ chịu đựng nó để lái xe thêm một inch nào nữa!
Con gái tôi mim cười và nói:
– Chúng ta vẫn lái xe trong tình trạng này được mà mẹ.
– Con sẽ không thể khiến mẹ bước ra đường cho đến khi trời quang đãng trở lại, và đó là khi mẹ về nhà! Tôi kiên quyết.
– Con đã hy vọng mẹ sẽ đưa con ra chỗ sửa để lấy xe của con.
– Chúng ta sẽ phải đi bao xa?
– Chi qua mây toà nhà là đến, Carolyn nói: – Con sẽ lái xe.
Sau vài phút, tôi hỏi:
– Chúng ta đang đi đâu đây? Đây không phải là đường đến gara!
– Chúng ta đang đi đến gara, chi có điều bằng con đường dài hơn thôi Carolyn mim cười, bằng con đường hoa thủy tiên vàng.
– Carolyn, "Tôi nói nghiêm khắc, – quay xe lại đi
– Thôi nào mẹ, mọi việc sẽ ổn thôi, con hứa. Mẹ sẽ không bao giờ tha thứ cho mình nếu mẹ để lỡ mất cảnh tượng này đâu.
Sau khoảng hai mươi phút, chúng tôi rẽ vào một con đường sỏi và tôi thấy một nhà thờ nhỏ, ở bên phía xa của nhà thờ, tôi thấy một tấm biến viết tay "Vườn hoa thuỷ tiên vàng. "
Chúng tôi ra khỏi xe và dắt theo những đứa trẻ, tôi theo Carolyn đi xuống con đường mòn. Rồi chúng tôi rẽ vào một góc của con đường, và tôi nhìn lên, sững sờ. Trước mắt tôi là một cảnh tượng kỳ diệu. Nó giống như có ai đó đã trút cá một thùng to toàn vàng trải từ trên đỉnh núi xuống vậy. Những bông hoa được trồng theo những vòng xoáy rực rỡ, những dải màu da cam, trắng vàng chanh, hồng cam, vàng nghệ và vàng bơ. Mỗi màu khác nhau được trồng thành từng nhóm, hoà quyện và chảy như dòng sông màu của riêng chúng. Có năm acre hoa được trồng ở đó.
– Nhưng ai đã làm điều này? Tôi hỏi Carolyn.
– Chỉ một người phụ nữ. Carolyn trả lời.
– Bà ây sông trên mảnh đất này. Kia là nhà bà.
Carolyn chi vào một ngôi nhà có hàng rào, trông nhỏ nhắn và khiêm nhường giữa khung cảnh tráng lệ xung quanh. Chúng tôi đi bộ lên chỗ đó. Ngoài hiên nhà, chúng tôi thấy một tấm biến: "Câu trả lời cho những câu hỏi mà tôi biết bạn đang thắc mắc". Câu trả lời đầu tiên rất đơn giản: "50. 000 củ" Câu thứ hai là: "Mỗi lần một củ, bởi một người phụ nữ. Hai bàn tay, hai chân và một bộ não rất nhỏ bé." Câu trả lời thứ ba là: "Bắt đầu năm 1958. "Đó là nguyên lý hoa thuỷ tiên vàng. Với tôi, khoảnh khắc đó đã thay đổi cuộc đời tôi. Tôi nghĩ về ngưòi phụ nữ đó, người mà tôi chưa bao giờ gặp, trên bốn mươi năm trước, đã băt đầu – mỗi lần một củ – để mang cái đẹp và niềm vui đến vùng núi hẻo lánh xa xôi này. Chỉ trồng từng củ một, năm này qua năm khác, nhưng bà đã thay đổi thế giới. Người phụ nữ không quen biết đó đã mãi mãi thay đổi thế giới bà ấy đang sống. Bà ấy đã tạo ra một điều không thể miêu tả được thành lời, nguy nga, tráng lệ, kì diệu. Nguyên lý mà vườn hoa của bà đã dạy tôi là một trong những nguyên lý tuyệt vời nhất. Đó là, học đế đạt được mục đích và mong muốn của mình từng bước một – thường chỉ là từng bước một – và học để yêu công việc mình đang làm, học để sử dụng những khoảng thời gian nhỏ bé. Khi chúng ta góp nhặt những mảnh nhỏ bé ấy với những nỗ lực hàng ngày, chúng ta sẽ nhận ra rằng mình cũng có thể đạt được những kết thúc tuyệt vời. Chúng ta có thể thay đổi thế giới.
Nó làm mẹ hơi buồn. Tôi thú nhận với Carolyn.
Nếu mẹ nghĩ tới một mục tiêu từ 35 hay 40 năm trước và thực hiện nó từng bước một trong suốt những năm qua thì mẹ đã đạt được những gì?
Hãy nghĩ đến những gì mà mẹ đã có thể thực hiện!
– Vậy mẹ hãy bắt đầu từ ngày mai. " Con gái tôi nói.
Thật là vô ích khi cứ nghĩ đến thời gian đã trôi qua trong quá khứ. Cách để học được từ bài học này là, thay vì nuối tiếc khoảng thời gian đã mất, hãy hỏi. “Mình có thể vận dụng nó như thế nào cho ngày hôm nay?"
Kể lại một câu chuyện về lòng kiên trì – Bài số 2
Trong lớp tôi trước đây, Hùng là người có chữ viết xấu nhất lớp. Các bài làm của bạn ấy lúc nào cũng bị trừ điểm. Có nhiều chữ không đọc được. Các thầy cô đều nói: Chữ của Hùng chẳng khác nào “hàng rào ấp chiến lược”. Vậy mà bây giờ không chỉ so với trong lớp mà ngay cả toàn khối, không cỏ nét chữ của bạn nào sánh được.
Đúng như câu tục ngữ đã nói: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Hùng thường tâm sự với tôi: “Có được những nét chữ như bây giờ, mình phải trải qua một quá trình khổ luyện hết sức vất vả. Mình còn nhớ lại, vào một buổi tối, cô giáo chủ nhiệm đến chơi nhà, trao đổi với bố mẹ mình về chữ viết của mình. Sau khi cô ra về, bố mẹ gọi mình lại nói chuyện. Bố quy định: “Bắt đầu từ sáng mai trở đi mỗi ngày con viết cho bố một bài chính tả trong sách giáo khoa. Ngày nào bố cũng kiểm tra”. Thế rồi mình bắt đầu vào trận. Những ngày đầu thật vất vả, gò cho được một chữ đúng nét, ngay hàng thẳng lối đâu phải dễ dàng đối với mình. Nhiều khi viết cứng cả tay, chuột rút đau không thể tưởng. Có những bài phải viết ba bốn lần mới xong. Tháng đầu tiên quả là cực hình đối với mình. Nhiều lúc tưởng phải liều, bỏ cuộc. Nhưng nghĩ đến lời cô giáo nhắc nhở và nhất là nhìn nét mặt mẹ buồn buồn khi cầm những quyển tập của mình lên xem. Rồi bố mình nữa, bố rất nghiêm khắc. Viết chưa xong, chưa đạt yêu cầu thì không được bước ra khỏi nhà nửa bước. Nghĩ cho cùng cô giáo hay bố mẹ nhắc nhở hay bắt buộc mình cũng chỉ vì sự tiến bộ của mình mà thôi. Nghĩ thế mà mình vui vẻ luyện tập. Tháng sau, chữ viết của mình tiến bộ trông thấy. Rồi suốt cả ba tháng hè năm lớp Ba mình đều thực hiện đều đặn lịch rèn luyện chữ viết. Mỗi lần Viết xong, ngắm thấy những dòng chữ đều tắp, mình cứ muốn ngắm mãi và thầm cám ơn bố mẹ thầy cô đã cho mình những nét chữ mềm mại, đẹp đẽ như bây giờ.
Kể lại một câu chuyện về lòng kiên trì – Bài số 3
ạn Sơn giỏi toán nhất lớp nhưng luôn bị trừ điểm trình bày vì bạn viết chữ rất xấu. Cô giáo viết mẫu vào một quyển vở riêng và bắt Sơn rèn chữ. Thấy bạn ấy nản chí, ít chuyên cần rèn luyện, cô giáo kể cho cả lớp nghe gương kiên trì luyện chữ của ông Cao Bá Quát.
Hồi còn đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn hay của ông tuy ý tứ súc tích, lời lẽ mạch lạc vẫn bị thầy cho điểm kém. Một hôm, cóbà cụ hàng xóm sang nhờ ông viết giúp bà đơn để khiếu nại lên quan vì gia đình có việc oan uổng. Cao Bá Quát vui vẻ trả lời:
– Tưởng việc gì khó chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng.
Lá đơn nêu lí lẽ rõ ràng. Cao Bá Quát yên tâm quan sẽ cứu xét nỗi oan uổng của bà cụ. Nào ngờ, chữ ông viết quá xấu, quan không đọc được, bực mình, sai lính đuổi bà cụ ra khỏi nha môn. Về nhà, bà cụ kể lại sự việc khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. Ông biết là văn hay đến thế nào mà chữ viết người ta không đọc được, chữ không ra chữ cũng chẳng có ích gì. Từ đó ông quyết tâm rèn chữ viết sao cho đẹp
Mỗi sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà cho nét chữ thẳng, cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới đi ngủ. Ông còn mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau. Luyện tập suốt mấy năm như thế, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Ông nổi tiếng là người văn hay chữ tốt nhất nhì nước ta.
Ông Cao Bá Quát nổi tiếng là người viết văn hay còn phải rèn chữ huống hồ học sinh chúng em còn đang phải học tập để rèn luyện kiến thức cơ bản. Em sẽ noi gương ông cần mẫn, kiên trì trong học tập và trong đời sống để việc học, việc làm đạt kết quả tốt nhất, trở thành một người có ích cho gia đình và xã hội.
Kể lại một câu chuyện về lòng kiên trì – Bài số 4
Thành quả khoa học ngày nay nhân loại đang hưởng thụ là kết quả của biết bao mồ hôi công sức của các nhà khoa học. Các nhà khoa học là những người có trí tuệ siêu việt, có ý chí kiên cường đáng khâm phục. Nhà bác học vũ trụ người Nga Xi-ôn-côp-xki là một trong những nhà bác học có ý chí kiên trì được lưu danh sử sách.
Từ nhỏ, Xi-ôn-côp-xki đã mơ ước được bay lên bầu trời. Ước mơ nung nấu ông đến nỗi ông dại dột nhảy qua cửa sổ để bay theo những cánh chim. Lần đó, ông bị ngã gãy chân. Đau chân nhưng ông vẫn suy nghĩ: “Vì sao quả bóng không có chân vẫn bay được?”.
Lớn lên, ông tìm mọi cách để thực hiện ước mơ của mình. Ông đọc bao nhiêu là sách, liên tục hì hục làm thí nghiệm, có khi đến hàng trăm lần. Bạn ông hỏi:
– Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế?
Xi-ôn-côp-xki cười:
– Mình chỉ tiết kiệm thôi.
Quanh năm ông chỉ ăn bánh mì suông để tiết kiệm tiền mua đồ dùng làm thí nghiệm. Qua nhiều lần thí nghiệm, ông chế ra được khí cầu bay làm bằngkim loại. Không nản chí, ông nghiên cứu lí thuyết bay trong không gian. Khi quan sát chiếc pháo thăng thiên, ông chế tạo thành công tên lửa nhiều tầng (tức hỏa tiễn), là cơ sở để con người có thể làm được phi thuyền, phương tiệnbay đến các vì sao.
Hơn bốn mươi năm dày công nghiên cứu, tìm tòi, Xi-ôn-côp-xki đã thực hiện được điều ông nung nấu: “Các vì sao không phải để tôn thờ mà để chinh phục”.
Nhà bác học Xi-ôn-côp-xki dành hơn nửa đời người để nghiên cứu phương pháp bay vào không gian, một công trình vĩ đại về kết quả lẫn công sức kiên trì. Tấm gương nhẫn nại của ông thật đáng khâm phục. Nhìn lại mình, em thấy mình còn qua nhiều điều để rèn luyện tu dưỡng. Em hứa noi gương Xi-ôn-côp-xki để học tập tốt hơn.
Vũ Hường tổng hợp
Từ khóa tìm kiếm
- kể một câu chuyện của chính bản thân về lòng kiên trì
- Kể một câu chuyện về lòng kiên trì nhẫn nại
- ke ve 1 cau chuyen ve duc tinh kien tri lop 9
- hay ke cau chuyen ve tinh kien tri
- văn kể chuyện về tính kiên trì
- ke lai mot cau chuyen lien quan kien tri nhan nai