16/01/2018, 13:24

Kể một câu chuyện mang ý nghĩa xã hội có tác dụng giáo dục thiết thực với tuổi trẻ hiện nay – Văn mẫu lớp 12

Kể một câu chuyện mang ý nghĩa xã hội có tác dụng giáo dục thiết thực với tuổi trẻ hiện nay – Văn mẫu lớp 12 Kể một câu chuyện mang ý nghĩa xã hội có tác dụng giáo dục thiết thực với tuổi trẻ hiện nay – Bài số 1 Có một ngày sắc màu của thế giới này bắt đầu tranh luận với nhau xem ai ...

Kể một câu chuyện mang ý nghĩa xã hội có tác dụng giáo dục thiết thực với tuổi trẻ hiện nay – Văn mẫu lớp 12

Kể một câu chuyện mang ý nghĩa xã hội có tác dụng giáo dục thiết thực với tuổi trẻ hiện nay – Bài số 1

Có một ngày sắc màu của thế giới này bắt đầu tranh luận với nhau xem ai có gam màu đẹp nhất, quan trọng nhất, hữu dụng nhất và được yêu thích nhất. Xanh Lá cây nói: "Tôi quan trọng nhất. Tôi là dấu hiệu của sự sống và hy vọng. Tôi được chọn màu cho cỏ cây, hoa lá. Không có tôi, tát cả mọi loài trên thế gian này sẽ không thể tồn tại. Cứ hãy nhìn về cánh đồng kia, bạn sẽ thấy một màu xanh bạt ngàn của tôi".

Xanh dương chen vào: "Bạn có nghĩ về trái đất. Vậy bạn hãy nghĩ về bầu trời và đại dương xem sao. Nước chính là nguồn sống cơ bản nhất, được tạo ra bởi những đám mây hình thành bởi những vùng biển rộng lớn này. Hơn nữa, bầu trời sẽ cho khoảng không rộng lớn, hòa bình và sự êm ả".

Màu vàng cười lớn: "Ôi các bạn cứ quan trọng hóa. Tôi thì thực tế hơn, tôi đem lại tiếng cười, hạnh phúc và sự ấm áp cho thế giới này. Này nhé, mặt trời màu vàng, mặt trăng màu vàng và các vì sao cũng màu vàng. Mỗi khi bạn nhìn vào một đóa hướng dương, bạn sẽ cảm thấy cả thế giới này đang mỉm cười. Không có tôi cá thế giới này sẽ không có niềm vui".

Màu cam lên tiêng: “Tôi là gam màu của sự mạnh khỏe và sức mạnh. Mặc dù lượng màu của tôi không nhiều bằng các bạn, nhưng tôi mới đáng giá nhất tôi là nhu cầu của sự sống. Tôi mang đến hầu hết các vitamin tôi quan trọng như cà rốt, cam, xoài, bí ngô, đu đủ… Tôi không ở bên ngoài nhiều nhưng khi bình minh hay hoàng hôn xuất hiện là màu sắc của tôi. Ở đây có bạn nào sánh kịp được với vẻ đẹp ấy không ?"

Màu đỏ không thể nhịn được cũng nhảy vào cuộc: "Tôi là máu, cuộc sống này là máu. Tôi là màu sắc của sự đe dọa nhưng cũng là biểu tượng của lòng dũng cảm. Tôi mang lửa đến cho con người. Tôi sẵn sàng chiến đấu vì mục đích cao cả. Không có tôi, trái đất này sẽ trống rỗng như mặt trăng. Tôi là sắc màu của tình yêu và dam mê, của hoa hồng đỏ, của hoa anh túc".

Màu tím bắt đầu vươn lên góp tiêng: "Tôi tượng trưng cho quyền lực và lòng trung thành. Vua chúa thường chọn tôi vì tôi là dấu hiệu của quyền năng và sự xuất chúng. Không ai dám chất vấn tôi. Họ chi nghe lệnh và thi hành!".

Cuối cùng, màu chàm lên tiếng, không ổn ào nhưng đầy quyết đoán: "Hãy nghĩ đến tôi. Tôi là sắc màu im lặng và hầu như không ai chú ý đến tôi. Nhưng nếu không có tôi thì các bạn cũng chi là vẻ đẹp bên ngoài. Tôi tượng trưng cho suy nghĩ và sự tương phản, bình minh và đáy sâu của biển cả. Các bạn phải cần đến tôi để cân bằng cho bề ngoài của các bạn. Tôi chính là vẻ đẹp bên trong".

Cứ thế các sắc màu cứ tiếp tục tranh luận, thuyết phục màu khác vẽ sự trội hơn của mình. Bỗng một ánh chớp sáng lóe trên nền trời, âm thanh dữ dội của sâm sét và mưa bắt đầu nặng hạt. Các sắc màu sợ hãi đứng nép sát vào nhau để tim sự ấm áp. Mưa nghiêm nghị nói: "Các bạn thật là ngớ ngẩn khi chi cố gắng vật lộn với chính các bạn. Các bạn không biết các bạn được tạo ra từ một mục đích thật đặc biệt, đồng nhất nhưng cũng khác nhau? Các bạn là những màu sắc thật tuyệt vời. Thế giới này sẽ trở nên nhàm chán nếu thiếu một trong các bạn. Nào, bây giờ hãy nắm lây tay nhau và bước nhanh đến tôi". Các màu sắc cùng nắm lấy tay nhau và tạo thành những màu sắc đa dạng. Mưa tiếp tục: "Và từ bây giờ, mồi khi trời mưa tất cá các bạn sẽ vươn ra bầu trời bằng chính màu sắc của mình và phải hợp lại thành vòng đế nhắc nhờ rằng các bạn phải luôn sống trong hòa thuận, và ta gọi đó lá cầu vồng. Cầu vồng tượng trung cho niềm hy vọng của ngày mai".

Cứ như thế mỗi khi trời mưa, để gột rửa thế giới này, trên nền trời sẽ ánh lẻn những sắc cầu vồng làm đẹp thêm cho cuộc sống, đê nhắc nhở chúng ta phải luôn luôn tôn trọng lẫn nhau.

Kể một câu chuyện mang ý nghĩa xã hội có tác dụng giáo dục thiết thực với tuổi trẻ hiện nay – Bài số 2

Cha tôi vẫn luôn dạy rằng, mỗi người trên đời này, bằng cách nào mà gặp được nhau, làm quen và gần gũi với nhau là đều đã mang nợ nhau từ kiếp trước. Có lẽ đến tuổi 15, tôi mới thực sự thấu hiểu lời cha nói.

Tôi vốn là dân ở tỉnh lẻ, cuộc sống trải qua những ngày tháng vô cùng yên ả. Tuổi thơ của những đứa trẻ như tôi ở làng quê miền núi gắn liền với những chiều hè oi ả lội bờ tung tăng bên bờ sông, những ngày trời xanh ngắt và nắng óng chiếu xiên qua vòm lá bưởi và mùi hương đồng nội đặc trưng sau những mùa gặt thoang thoảng ngọt ngào. Tôi đã từng tâm niệm rằng, bất kì thời điểm nào của cuộc đời tôi cũng sẽ gắn liền với nơi này. Nhưng, một cơ duyên đưa đẩy dẫn con đường đời tôi đi theo một ngã rẽ mới. 15 tuổi tôi trở thành học sinh của trường Nguyễn Tất Thành, nghĩa là tôi phải dời đổi nơi ở từ xóm núi thanh bình xuống thủ đô Hà Nội náo nhiệt. Sự kiện này thực sự đem lại một bất ngờ lớn cho tôi. Tính cách tôi vốn mang nét ôn hòa của cha và sự khép mình của mẹ, nên việc phải rời xa gia đình không khỏi khiến tôi hoang mang, lo lắng.

– “Không! Đây sẽ là một cơ hội mới cho mình. Nơi đó chắc chắn sẽ cho mình một môi trường tốt hơn!”- tôi đã tự trấn an mình như vậy!

Cha tôi ngồi bên vỗ về tôi và khuyên rằng:

– Chẳng bao lâu là con sẽ có nhiều bạn mới. Phải cố gắng hòa nhập nhanh để học hành chứ con!

Mẹ tôi động viên thêm:

– Con ở đó được gần với bà ngoại nữa mà!

Tuy cũng nghĩ như vậy nhưng thực sự tâm trạng của tôi không khá lên được mấy. Tôi hằng hi vọng mỗi ngày có thể dài thêm một chút, tôi vẫn còn những nỗi tiếc nuối vẩn vơ với nơi này.

……….

……………..

 Đã đến ngày tôi nhập trường, tâm trạng thật khó diễn tả, tôi không biết phải làm cách nào để tự tin hơn, để bắt đầu các mối quan hệ mới mẻ ở phía trước.

“Tùy cơ ứng biến vậy, mong là mọi việc sẽ suôn sẻ”- tôi suy nghĩ mông lung khi bước tới bảng tin xếp lớp.

– Ồ! 10D2. Số 2 là số may mắn! Mong trời phù hộ cho, đây sẽ là một lớp học thú vị?!

 Sáng ngày hôm sau, tôi đến nhận lớp, trong lòng có chút thư thái hơn những ngày trước, linh tính báo hiệu rằng điều tốt lành đến với tôi như chính thời tiết đẹp tuyệt của ngày cuối hè này.

“Tùng…… tùng……… tùng………” – tiếng trống trường vang lên gióng giả.

 Tôi nhanh chóng bước nhanh lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học mà chỉ trong vài giây nữa thôi tôi sẽ trở thành thành viên chính thức. Bước vào lớp, tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên. Mọi người nói chuyện với nhau rất nhỏ, có lẽ vì các bạn cũng giống tôi, không quen biết nhiều bạn bè trong lớp.

– Cậu ơi! Tớ ngồi đây được không?- một bạn nữ tiến đến.

– Cậu ngồi đi! Chỗ ấy chưa có ai ngồi cả- tôi mời bạn ấy ngồi kèm theo nụ cười thân thiện nhất có thể, vì chắc đây sẽ là người đầu tiên tôi quen trong lớp. Tôi đang mừng thầm trong bụng thì một cô giáo bước vào, chắc hẳn đây là cô chủ nhiệm.

– Chào tất cả các bạn, cô sẽ là cô giáo chủ nhiệm lớp mình. Nhưng cô sẽ giới thiệu về cô sau, trước hết cô muốn xếp lại chỗ ngồi cho các em đã- cô giáo mới của tôi có vẻ rất nhiệt tình.

Tôi được chuyển xuống bàn cuối cùng, ngồi cạnh một bạn nam cao nhất lớp. Bạn này cao hơn tôi gần một cái đầu, thú thực đứng gần bạn ấy có phần hơi tự ti. Nhưng được một phần an ủi là bạn nữ vừa rồi ngồi ngay bàn phía trước tôi.

– Tớ với cậu lại được ngồi gần nhau này- tôi gọi bạn ấy.

Và tôi nhận lại từ bạn gái đáng yêu ấy một nụ cười thật tươi. Tôi thấy lòng nhẹ nhõm hẳn, tan biến cả những cảm giác căng thẳng trĩu nặng suốt những ngày qua. Hóa ra làm quen với một môi trường mới không khó khăn như tôi từng nghĩ.

Qua một vài buổi học, tôi với bạn nữ ấy dần trở nên thân thiết. Bạn ấy tên là Diệu Trinh, cũng đến từ một nơi rất xa, xa hơn tôi- là vùng biển Vũng Tàu xinh đẹp. Có một sự việc trùng hợp đã khiến chúng tôi xích lại gần nhau hơn. Đó là ngay buổi học thứ hai, cả hai đứa đều đi học muộn và bị phạt ở lại đóng cửa lớp- một hình phạt rất nhẹ nhàng, để nhắc nhở là chính. Khi ra về, không ngờ rằng hai đứa lại chung đường vì chỗ ở khá gần nhau. Tôi và Trinh nói chuyện khá hợp “cạ”, từ mấy vấn đề âm nhạc đến truyện tranh rồi kể về kỉ niệm quê nhà nữa… Những ngày sau, lớp học cũng trở nên vui vẻ hơn, vì các bạn đã dần hòa nhập và quen nhau dần.

Theo truyền thống của trường, học sinh khối 10 sẽ tham gia một khóa học quân sự trong một tuần để rèn luyện và để có cơ hội hòa đồng, gần gũi nhau hơn. Đây là một hoạt động rất có ý nghĩa đối với chúng tôi.

– Để xem nào, mình sẽ mang cái này…… này ……. này……

 Trước ngày khởi hành, mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi. Giờ tôi chỉ mong học kì quân sự sẽ giúp tôi có thêm nhiều bạn bè hơn.

Hôm ấy trời mưa rất to, thời tiết có vẻ chưa ủng hộ chúng tôi cho lắm. Chờ đợi một lúc lâu, cuối cùng chiếc xe dán số của lớp D2 đã đến. Chúng tôi nhanh chóng mang đồ đạc ra sau xe rồi từng người tìm chỗ yên vị cho mình. Sau khoảng hơn một tiếng đồng hồ, chúng tôi đã đến nơi. Điều khiến tôi thích thú đó là những bộ quân phục và giường ngủ hai tầng, chúng thật sự rất ấn tượng. Nhưng điều thú vị hơn cả đối với tôi đó là việc mỗi buổi chiều đi tập về lại hối hả đi đến “phòng tắm dịch vụ”. Ở mỗi phòng tắm này chúng tôi có thể có đến 4 hay 5 người cùng ngồi đợi chờ xếp hàng. Chúng tôi có rất nhiều thời gian để chuyện trò, nên tôi nhanh chóng quen rồi thân với một cô bạn mới, có cái tên rất hay và lạ- Lan Nhi. Tôi, Nhi và Trinh trở thành bộ ba thân thiết. Vào những buổi tối nóng nực, ba đứa tôi trải chiếu nằm trên sàn cùng nhau, đi đâu cũng rủ nhau cùng đi. Cuộc sống sinh hoạt tập thể quả thực đã giúp chúng tôi gắn kết với nhau thật dễ dàng.

Thời gian trôi qua khá nhanh, mới ngày thứ 2 hôm nào chúng tôi xuất phát lên đường, mà hôm nay đã đến ngày thứ 7 chúng tôi phải nói lời tạm biệt với nơi này. Trên chuyến xe trở về, tôi vừa lưu luyến, bâng khuâng với mảnh đất đã níu giữ một phần tâm hồn mình, lại cũng vừa vui mừng vì mình đã tìm được những người bạn thân đồng hành trong chặng đường THPT sắp tới.

Bắt đầu từ đây, tình bạn giữa chúng tôi đơm hoa kết trái. Trở nên gần gũi lạ lùng bởi dường như duyên phận đã kết nối chúng tôi lại với nhau. Tôi đã từng đọc một câu như thế này: “ Tình bạn là tình yêu không có cánh”. Tôi rất thích sự so sánh này vì chúng tôi chẳng đứa nào có cánh cả nên nhất định chúng tôi sẽ mãi là bạn tốt của nhau. Tôi có cảm giác chúng tôi giống như con diều và cơn gió. Luôn nhẹ nhàng quấn quýt lấy nhau và tôn cao nhau lên. Một tình bạn mộc mạc giản dị nhưng bền vững và rất thấu hiểu nhau. Nhờ thế mà việc học tập của tôi ở môi trường mới mẻ này thuận lợi hơn rất nhiều. Chúng tôi được chia sẻ, động viên, giúp đỡ, và mỗi ngày lại thêm cứng cáp, trưởng thành…

Tôi nhớ lại mới ngày đầu tới lớp, sợ hãi vô cùng cái cảm giác lẻ loi xa lạ, còn bây giờ tôi không hề cô độc, tôi đã có một trong số những tài sản vô giá là “tình bạn đẹp tuổi học trò”. Một tình bạn đã được nuôi dưỡng không phải do năm tháng mà chính là do sự thấu hiểu và cảm thông với nhau khi cùng trải qua nhiều tình huống cả trong cuộc sống lẫn trong lớp học. Tôi lại nhớ câu nói mà cha tôi vẫn nói rằng: mỗi người trên đời này, bằng cách nào mà gặp được nhau làm quen và gần gũi với nhau đều đã mang nợ nhau từ kiếp trước. Tôi và các bạn phải chăng cũng mang nợ lẫn nhau- một mối duyên nợ tuyệt vời! Nếu hỏi tôi, ngay lúc này muốn nói gì với họ, chắc chắn tôi sẽ nói “ Mình luôn muốn được mắc nợ các bạn cho đến hết đời này để kiếp sau mình lại có cơ hội để gặp và trả nợ các bạn thêm lần nữa!”.

Một môi trường mới, sẽ là những tình bạn mới – thật tuyệt vời phải không các bạn?

Kể một câu chuyện mang ý nghĩa xã hội có tác dụng giáo dục thiết thực với tuổi trẻ hiện nay – Bài số 3

– Mỗi đứa mang một cuốn vở và một cái bút tới đây! – Bố ra lệnh ngay khi chúng tôi vừa bước tới cửa phòng.

Chúng tôi đứng sững nhìn nhau lo lắng! Yêu cầu của bố nghe rất bất thường và đáng e ngại – cứ như là sắp làm bài tập ấy.

Khi đã tìm được vở và bút cho mình, quay lại “phòng chơi”, chúng tôi thấy bố đã bày sẵn bàn với ba cái ghế nhựa, kèm theo một tấm bảng lớn treo trên tường. Bố chỉ chúng tôi ngồi vào ghế nhựa, chứ không phải là cái ghế đệm bông êm ái, dù nó chỉ cách chúng tôi có một gang tay.

– Bố muốn các con phải tập trung hết sức, bố nói như một buổi kinh doanh – đó là lý do các con cần ngồi ghế nhựa, chứ không phải là ghế đệm bông!

Ngay lập tức chúng tôi rên lên:

– Mẹ đâu rồi ạ? Hay là chúng ta đợi mẹ! – cậu em út tính kế hoãn binh.

– Có lâu không ạ? – Cậu em kế tôi thở dài.
 
Tôi thì chỉ ngồi im lặng trên ghế nhựa cứng đơ.

– Mẹ đi chợ phải vài tiếng nữa mới về, và việc này không liên quan đến mẹ, bố nói. – Và việc này kéo dài bao lâu là tuỳ thuộc ở các con. Các con càng hợp tác thì chúng ta càng hoàn thành nhanh chóng. Hiểu không?

– Rồi ạ! Chúng tôi đáp lại uể oải.

– Từ bây giờ chúng ta sẽ có buổi học vào các sáng thứ bảy. Chỉ “những người đàn ông” chúng ta mà thôi. Bố sẽ dạy các con những gì bố đã học về cuộc sống. Đó là trách nhiệm của bố để chuẩn bị cho các con thành những người đàn ông – những người sẽ đóng góp cho cộng đồng và cho cả thế giới. Trách nhiệm này, bố thấy rất quan trọng và nghiêm túc.

Tôi ngắt lời:

– Bố sẽ dạy bọn con mọi điều về cuộc sống ạ?

– Tất cả những gì có thể.

– Nhưng như thế thì mãi mãi cũng không học hết!

– Có thể…- Bố nói nhỏ, vẻ suy nghĩ, rồi bắt đầu viết lên bảng – có thể lắm…

Trong suốt ba năm, dù khoẻ hay ốm, bố vẫn giữ đúng lịch dạy chúng tôi về kĩ năng và những ứng xử đời sống vào thứ bảy hàng tuần. Bố dạy rất nhiều: Vệ sinh cá nhân, tuổi dậy thì, các nghi thức xã giao, cách đối xử bình đẳng, sự kính trọng người già, tôn trọng những người phụ nữ, đạo đức nghề nghiệp, quản lý tiền nong, trách nhiệm với cộng đồng… Chúng tôi viết kín hết cuốn vở này đến cuốn vở khác.

Năm nay, tôi đã 16 tuổi và đã trở thành một học sinh Trung học phổ thông, những bài học đã bớt dần đi. Tôi và các em cũng đã lớn lên dần. Chúng tôi bắt đầu bận rộn và cũng bắt đầu vấp váp với những khó khăn. Những lúc ấy, chúng tôi thường ngồi lại, nghĩ tới những điều bố cho ghi trong vở ngày xa, vì những điều ấy trước đây bố đã từng nhắc tới.

Mới đây, bố gọi riêng tôi ra và nói:

 – Bố sẽ dạy con đến khi con 18 tuổi, phần còn lại của “bài học” con bắt đầu phải tự gom nhặt trong cuộc sống mà thôi!
Tôi khoanh tay lễ phép:

– Thưa bố! Giờ đây con đã hiểu những việc làm của bố từ trước đến nay. Con chỉ mong sau này mỗi khi đi xa trở về, bố lại chữa những bài tập về cuộc sống hết sức phong phú này cho con. 

Kể một câu chuyện mang ý nghĩa xã hội có tác dụng giáo dục thiết thực với tuổi trẻ hiện nay – Bài số 4

– Mẹ lúc nào cũng so sánh thôi. Sao mẹ không làm mẹ của bạn ấy luôn đi

Tôi vùng vằng bỏ lên tầng, đóng sầm cửa lại. Sao mẹ lúc nào cũng chỉ biết mắng nhiếc và so sánh.

Đó là giọng của tôi. Xin tự giới thiệu, tôi là Kem. Một đứa con gái đã trượt trường chuyên làm xấu hổ gia đình trong mắt mẹ tôi.

– Tôi vừa cãi nhau với mẹ xong, toàn lôi mấy chuyện linh tinh ra để nói. Bực chuyện ở đâu đâu rồi đổ lên người tôi- Bánh nằm cái phịch xuống giường của tôi, tiện tay vớ lấy cái điện thoại bắt wifi. Bánh là đứa bạn thân xa lắc xa lơ mà tôi không nhớ nổi chúng tôi đã gặp nhau như thế nào. 16 năm có lẻ.

Tôi cũng thở dài ngao ngán;

– Mẹ tôi cũng thế thôi, đang bực chuyện này lại lôi mấy chuyện bé bằng mắt muỗi từ hôm kia hôm kìa ra ngồi nói. Chẳng hiểu sao.

– Hôm qua tôi ngủ dậy muộn, để ăn trưa luôn, cuối cùng về nhà bị mắng té tát, Quyên bức xúc.

– Tôi thì hơn à, có mỗi vài cái áo trắng. Tôi đã nói là nắng tôi không giặt được, để tối giặt cho mát. Thế mà mẹ tôi lại ngồi nói luôn được nào là ngày xưa sáng sớm mẹ đi vớt bèo cho lợn, gặt lúa, gánh hàng cho bà, nào là giờ tôi được chiều lắm nên ích kỉ, chỉ biết hưởng thụ. Mà tôi vẫn giặt quần áo chứ có phải không đâu.

Những câu chuyện về mẹ của chúng tôi không bao giờ là chủ đề nhàm chán, vì chính 2 bậc thân mẫu luôn làm cho chúng trở nên mới mẻ.

Sáng chủ nhật, tôi chạy sang nhà Bánh (nhà chúng tôi cách nhay có mấy chục mét). Đứng bên ngoài cửa đã nghe thấy chuyện chẳng lành. Theo kinh nghiệm của tôi thì trong 36 kế, kế chuồn là thượng sách. Y như rằng, tối đó Bánh mò sang nhà tôi.

– Mẹ tôi đem hết mấy quyển truyện tranh đốt đi rồi. Mang ra giữa đường đốt ấy, kiểu cố tình cho mọi người nhìn thấy.

– Ha, vậy để tôi nói cho mà nghe. Tôi mới tụt có 0,5 điểm trong kì thi tập trung vừa rồi thôi, mẹ tôi đã định đem số tiểu thuyết, sách văn học của tôi đi bán đồng nát. Tôi phải chịu mắng suốt mấy ngày trời. Là 0,5 điểm đấy. Bà không bao giờ bị mắng vì chuyện học hành là tốt rồi.

Năm chúng tôi thi vào cấp 3, Bánh thi đỗ chuyên Toán của một trường nhất nhì cả nước. Tôi trượt và vào học một cái trường – không – đủ – đảm – bảo – tương – lai như mẹ tôi kì vọng. Từ đó, mẹ đánh mất toàn bộ niềm tin nơi tôi, sểnh ra một tí là mẹ tôi lại đem tôi ra so sánh với Bánh. Hơi một tí là “con nhà người ta đang học chuyên kia kìa”. Tôi biết thân biết phận là lỗi của mình nên chẳng nói được gì. Nhưng vì mỗi chuyện trượt chuyên thôi mà mẹ cấm đoán tôi đủ chuyện. Cái tôi thất vọng nhất là mẹ chẳng bao giờ tin tưởng tôi. Dù là những chuyện nhỏ nhất. Sáng tôi ở nhà một mình thì mẹ sợ tôi xem phim trên máy tính. Đi học thì sợ tôi “đú đởn” bạn bè (trường tôi học hầu hết đều là con nhà giàu). Cho tôi dùng điện thoại đa phương tiện thì sợ tôi lên mạng, tôi mà làm bài tập nhóm trên máy tính là lại bị mắng là không tập trung vào môn chính, toàn học cái vớ cái vẩn, tối hôm nào đi ngủ sớm là y như rằng hôm sau lại nghe “hát” luôn… Tôi có cảm giác mình là cái gai trong mắt mẹ vậy.

– Tôi thì lúc nào cũng xác định xếp bét trong cái lớp ấy rồi.

– Bét trong cái trường của bà còn hơn nhất trong cái lớp của tôi.

– Mẹ tôi lúc nào cũng nói tôi lười, chẳng chịu làm gì, nhìn bạn Kem kia kìa. Bạn ấy đi học mà vẫn nấu cơm rửa bát lau nhà các loại.

– Mẹ tôi thì chỉ mong tôi học được như bà. Mấy cái việc nhà này mai sau lớn lên học cũng không muộn, nhưng học hành á, muộn là hối không kịp.

Hai chúng tôi nhìn nhau, không biết làm sao.

– Kem ơi, dậy đi. Con gái con lứa mà ngủ chảy thây chảy xác ra thế à. Dậy giặt giũ quét nhà quét cửa nhanh lên!

– Vângggggg- Tôi lơ mơ nói vọng ra từ trong màn. Tiếng gọi thần thánh của mẹ tôi khéo cuối xóm cũng nghe thấy.

15 phút sau

– Kem! Dậy ngay! Nắng lên đỉnh đầu rồi kìa. Sắp 7 giờ tới nơi rồi.

Tôi lăn một phát từ trên giường xuống đất. Đồng hồ chỉ 6 RƯỠI. Chính xác là 6 giờ 27 phút. 6 giờ 27 phút mà mặt trười lên đến đỉnh đầu rồi á? Quả không hỏ danh là mẹ tôi. Ôi ngày chủ nhật ngủ nướng tuyệt vời của những cô gái trong bộ phim Hàn Quốc là như thế này saoooo?

Khi tôi đang hoàn thành xong thủ tục buổi sáng và lơ mơ ngồi vào bàn học thì cách vài chục mét, Bánh đang ngủ nướng tới 9 rưỡi sáng. Tôi dám lấy toàn bộ số sách của tôi ra thề. Còn tôi thì đang nhìn chằm chằm vào mấy cái gọi là hình học không gian mà càng nhìn càng chỉ tổ thêm buồn ngủ. Buồn cười nhỉ, tự dưng đi vẽ ra mấy cái hình đa chiều rồi tính tính toán toán, còn mấy cái phân tích đa thức thành nhân tử nữa chứ, đang yên đang lành phân tích bung bét ra làm gì.

30 phút sau, tôi ngủ ngục trên bàn học.

29 phút sau, hàng xóm lại được nghe một trận đấu khẩu của mẹ con tôi.

– Học hành như thế này thì nên cơm nên cháo gì. Mày có thích ngủ không, tao cho ngủ cả ngày luôn, rồi mai sau ra đường mà ăn.

– Hôm qua con học muộn nên buồn ngủ thôi. Chẳng nhẽ cả tuần con không được ngủ dậy muộn một buổi sáng à?- Tôi gân cổ lên cãi.

– Mày học bằng con nhà người ta chưa mà suốt ngày chỉ thích ngủ với truyện trò. Có cần tao đem hết số truyện ấy đi đốt không. Mày chỉ suốt ngày hoạt động câu lạc bộ nọ kia. Không có viết báo gì hết. Mẹ lôi đâu ra mấy tờ nháp bản thảo của tôi giơ lên.

– Sao mẹ lại lục đồ của con? Đó là cái riêng tư. Truyện là của các bạn tặng con, có phải con đi mua đâu. Mà truyện đấy là tích góp của nhiều năm chứ có phải con đi mua một lúc về đọc đâu. Nó chẳng ảnh hưởng gì cả. Chẳng nhẽ con không được tham gia một hoạt động nào à, con viết có nhiều đâu.

– Nó có ảnh hưởng đấy. Mày xem tin nhắn báo về kiểm tra toán mày được bao nhiêu điểm. Không có báo chí gì hết.

– Thì thi thoảng cũng phải có những bài điểm kém chứ ạ, làm sao lúc nào cũng tốt được.

– Thế sao người ta vẫn học tốt được đấy. Mày nhìn vùng sâu vùng xa, nhà nghèo người ta đang đỗ thủ khoa kia kìa. Người ta không có truyện trò, không có ti vi, không có câu lạc bộ nào hết. Tập trung học, rõ chưa?

– Sao mẹ cứ so sánh như thế nhỉ, vùng sâu vùng xa kệ người ta- Tôi hét lên.

– Mày thích nói to không. Có cái nhà nào con cái lại hỗn láo với bố mẹ như thế này không?

Tôi chạy lên tầng đóng cửa lại. Phải, tôi nổi tiếng cả khu này vì tội cãi mẹ rồi.

– Chị kệ mẹ đi. Biết tính mẹ rồi mà- Thằng Béo, em trai tôi thò mặt ra từ chăn nói.

Béo là đứa em 8 tuổi cực kì bướng bỉnh nhưng đôi khi xuất quỉ nhập thần thốt ra mấy câu làm tôi há hốc miệng.

– Tập trung đọc truyện đi, biết cái gì!

– Haizz, đời là một bể khổ, mà chị lại không biết bơi.

Tôi quay phắt lại : “ Chị biết bơi, chỉ không biết nổi thôi”.

Sau đó, bố vào phòng tôi nói chuyện. Bố nói tôi phải chăm chỉ học hành, không được cãi mẹ và đủ mọi chuyện khác bằng cách nhẹ nhàng hơn. Tôi ngồi nghe xong rồi chạy sang nhà Bánh.

Đi giữa đường gặp Bánh đang đi về chiều ngược lại.

“Đi uống trà sữa đi.” Nó nói trong khuôn mặt còn nguyên nước mắt. Bánh cũng vừa cãi nhau với mẹ chỉ vì một chậu quần áo quên không phơi.

Vậy là hai đứa đèo nhau tới quán trà sữa chị Hẻm. Quán nhỏ, chuyên bán mấy đồ ăn vặt, nằm sâu trong một con ngõ có giàn hoa giấy luôn nở bung những chùm hoa mỏng tang trắng muốt. Nắng chiều mùa hạ chiếu xuyên qua những tàng cây lấp lánh tạo thành những vệt sáng lung linh.

– Hai đứa lại cãi nhau với mẹ à?- chị chủ quán vốn là người rất tâm lí và rất hiểu nỗi ấm ức của hai đứa tôi.

– Vâng- Chúng tôi đồng thanh đáp.

Chị Hẻm là một người rất “cực kỳ”. Chị độ hai mấy tuổi, ở nhà nuôi mấy đứa em ăn học nên mở quán ăn vặt và nước uống, gần mấy trường học nên làm ăn cũng tươm tất. Chị có một giọng nói dễ nghe và luôn nói mấy chuyện rất thú vị. Hà Nội làm sao có những nơi và có những người như thế này? Nhà chúng tôi ở ngoại thành, và chuyện ngoại thành thì những người thành phố không bao giờ có thể hiểu hết, cũng như những người tha hương cầu thực lên thành phố sinh sống như chúng tôi mãi chẳng thể học được cái vẻ đẹp thanh lịch và giọng nói dễ nghe của người Hà Nội.

Sau khi nghe chúng tôi kể lể, chị lấy thêm một tuối nước dừa ra

– Này hai đứa, uống đi. Cái này chị cho.

Hai đứa chúng tôi đang khát nước, uống luôn không khách sáo. Nghe chị kể, nhà chị gọi là nghèo cũng không sai. Chị đối với mấy đứa em như mẹ vậy. Tiền kiểm ra cũng chẳng nhiều, mà học phí rồi sinh hoạt trong gia đình đâu có rẻ.

– Mai này khi là một người phụ nữ trưởng thành, các em sẽ hiểu việc chi tiêu trong gia đình đau đầu như thế nào. Thế nên chị luôn lo lắng các em chị sẽ đua đòi theo bạn bè, không biết tiết kiệm và rèn luyện bản thân cho tương lai. Mỗi đồng tiền là công sức mồ hôi chứ có phải nhặt được đâu em, nộp một phát hàng trăm nghìn cho nhà trường chị cũng xót lắm chứ. Nhưng việc học là việc quan trọng. Bởi thế nếu mà em chị học kém hay bị phê bình, chị cũng tức giận vì số tiền mình vất vả làm ra không được trân trọng. Mẹ các em cũng vậy. Đó là sự lo lắng xuất phát từ tình yêu thương- chị cứ rủ rỉ, tiếng nói nhẹ như hơi thở nhưng sao thấm thía thế!

Bầu không khí bỗng nhiên là lạ. Tôi và Bánh nhìn nhau.

– Chị ngày xưa mong có người lo lắng, thúc ép không được. Bố mẹ chị mải làm ăn, luôn để cho chị tự chủ trong mọi việc, không bao giờ bắt ép. Nhưng khi nhìn bạn bè cùng trang lứa, chị lại luôn mong có người mắng mỏ mình như hai em.

Tôi và Bánh trố mắt ra nhìn chị. “ Đó là sai lầm lớn nhất cuộc đời đó chị ơi!” Bánh kêu. Nhưng ánh mắt của nó có gì thật khó tả! Còn tôi thì tự nhiên thấy nghèn nghẹn…

Chị Hẻm cười không đáp. Tôi và Bánh sau đó dắt díu nhau về nhà.

– Tôi cũng biết mẹ tôi lo lắng về chuyện học hành tương lai của tôi quá nên mới như thế. Nhưng mẹ tôi cấm đoán tôi thái quá. Thực ra mẹ có thể tin tôi mà. Tôi nhìn mặt trời thở dài.

– Mẹ nào cũng lo lắng cho con. Mẹ tôi thế nhưng mà vẫn suốt ngày mua đồ ăn đêm cho tôi vì biết tôi hay bị đói, thực ra một tuần tôi cũng không rửa bát mấy, chỉ vài bữa thôi. Mẹ thương tôi nên toàn làm hết.

Hôm sau, mẹ cái Bánh sang nhà tôi. Nghe mẹ nó kể, Bánh tự động dậy sớm nấu cơm rửa bát, làm mẹ nó mừng suýt rớt nước mắt. Công sức bao lâu nay mắng mỏ cũng đạt kết quả. Tôi ở trên tầng nghe loáng thoáng tiếng mẹ tôi nói: “Cái Kem nhà em dạo này tự nhiên chăm học hẳn lên. Em mắng cũng không nói gì.”

Tôi đã nói chị Hẻm là một người “cực kỳ” mà!

Vũ Hường tổng hợp

Từ khóa tìm kiếm

  • kể lại 1 câu chuyện có ý nghĩa giáo dục
  • câu chuyện mang ý nghĩa giáo dục
  • những câu chuyện mang tính giáo dục
  • ke ve mot cau chuyen mang tinh giao duc sau sac
  • https://xembaigiai com/ke-mot-cau-chuyen-mang-y-nghia-xa-hoi-co-tac-dung-giao-duc-thiet-thuc-voi-tuoi-tre-hien-nay-van-mau-lop-12-3947 html
  • kể câu truyện mang tính giáo duc
0