Phân tích tác phẩm Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan) – Văn hay lớp 11
Phân tích tác phẩm Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan) – Văn hay lớp 11 Phân tích tác phẩm Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan) – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Quảng Nam Nguyễn Công Hoan (1903-1977) là nhà văn trào phúng nổi tiếng trước cách mạng. Người đọc biết ...
Phân tích tác phẩm Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan) – Văn hay lớp 11
Phân tích tác phẩm Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan) – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Quảng Nam
Nguyễn Công Hoan (1903-1977) là nhà văn trào phúng nổi tiếng trước cách mạng. Người đọc biết nhiều đến ông qua các tác phẩm nổi tiếng như Kép Tư Bền(1935 ), Bước đường cùng (1938), Lá ngọc cành vàng (1935).
Truyện ngắn tinh thần thể dục (đăng trên tuần báo tiểu thuyết thứ bảy số 251, ngày 25/3/1939) đã vạch rõ tính chất bịp bợp của phong trào "thể dục thể thao", "vui vẻ trẻ trung" đương thời mà thực dân Pháp cổ động rầm rộ để đánh lạc hướng thanh niên.
Có thể thấy Tinh thần thể dục là một tấn bi hài kịch xung quanh chuyện thể thao lúc bấy giờ.
Vào những năm đầu thế kỉ XX. Sau khi đặt xong ách thống trị ở Việt Nam và Đông Dương, thực dân Pháp bắt đầu tuyên truyền cho chính sách khai thác thuộc địa của chúng. Với các chiêu bài "mở mang nền văn minh tân tiến"… để lừa bịp nhân dân toàn thế giới, rằng chúng đến An Nam để "khai hoá văn minh" nhưng thực chất là để che đậy bản chất thực dân của chúng, che đậy dã tâm cướp nước xâm lăng. Hành động của chúng đã tạo nên một vở hai kịch đặc biệt: "Tinh thần thể dục”.
Chất bi hài kịch bộc lộ rõ ngay từ đầu tác phẩm, trong trát quan gửi xuống:
Nay thừa lệnh Tinh đường…., tại sân vận động huyện có cuộc đá bóng thi, nhiều chiến tướng đá rất hay, mọi nhẽ"…
Bức trát quan với nội dung thể thao "vui vẻ trẻ trung" mà nhự một mệnh lệnh bắt người ta đi xem như bắt đi phu đi lính. Đã thế, trát quan lại hết lời quảng cáo cho các chiến tướng "đá rất hay, mọi nhẽ". Thật là hài hước.
Làng Ngũ Vọng nhận được lệnh phải cử đủ 100 người, "ai đi đến sân vận động cũng phải ăn mặc tử tế, đi đứng nghiêm chỉnh phải vỗ tay luôn luôn, vì hôm ấy có nhiều quan khách"; rồi lại phải "có 5 lá cờ, sẵn sàng từ mười giờ sáng", ai "không tuân lệnh sẽ bị cữu".
Tiếng cười ở đây bật lên là do có mâu thuẫn giữa một bên là tinh thần tự nguyện của thể dục thể thao, một bên là mệnh lệnh hết sức nghiêm khắc; một bên là tình yêu, hứng thú của người dân đối với bóng đá với một bên là sự ép buộc.
Tiếp sau bức trát quan là những cảnh người dân tìm cách trốn tránh, với những cuộc săn lùng ráo riết của ông lí.
Bắt đầu là cảnh anh Mịch nhăn nhó chắp tay lạy ông lí xin tha cho không đi xem bóng đá. Vì cuộc sống quá khốn khổ, anh phải ở nhà đi làm trừ nợ cho ông Nghị, nếu không thì vợ con anh chết đói.
Trớ trêu thay, các quan của dân đâu có thèm để ý đến sự sống hay chết, đói hay no của dân. Ông lí chỉ biết làm theo lệnh quan trên ép người ta đi xem như ép nộp sưu nộp thuế. Hết nạn nha dịch, sưu cao thuế nặng, lại đến nạn đi xem bóng đá". Ông lí chiếu sổ đinh để bắt đủ 100 người, ai chống sẽ bị bắt rũ tù. Anh Mịch, "cắn răng, cắn cổ" lạy cụ lí. Đi xem bóng đá chứ có phải đi tù đâu sao lại sợ đến vậy? Vì cuộc sống túng quẫn quá, họ không sức đâu để đi xem bóng đá. Một cảnh tượng cười ra nước mắt.
Vậy mâu thuẫn hài hước đã được bộc lộ giữa một bên là "phong trào thể dục" với một bên là đời sống khốn khổ của nhân dân.
Cảnh tượng tiếp theo là bác Phô gái. Đến cả một người ốm gần chết như chồng bác Phô gái cũng không được miễn. Vì "ai cũng lấy cớ ốm yếu mà không đi thì người ta đá bóng cho chó xem à?". Vả lại, bác Phô gái cũng không đi thay được vì "nữ nhân ngoại tộc, ai kể!". Rõ ràng, người dân ở đây không chỉ khổ vì nạn bóng đá hay đói nghèo mà còn vì nạn cường hào, ác bá ức hiếp.
Lại thêm một cảnh quan trọng nữa là bác phó Bính. Ông lí trưởng làm theo phép quan nghiêm túc đến thế lại đi nhận tiền của bà phó chì vì để cho một người khác đi xem bóng đá thay con trai bà. Thì ra chỉ có việc đi xem hay không đi xem bóng đá cũng phải có tiền hối lộ. Chi tiết ông Lí nhăn mặt nhạt ba hào bỏ túi đã mâu thuẫn với sự uy nghiêm của ông tạo ra sự hài hước. Lời nói thì vừa "oai phong" vừa bộc lộ cái bản chất bẩn thỉu, đê tiện:
– Tôi nhận lễ của con bà mà tôi lo lắm. Việc quan nào phải việc chơi.
Cái việc ông sắp xếp thời gian cho mọi người lên huyện cũng thật nực cười: trận bóng đá tận ba giờ chiều mới khai mạc, thế mà người xem phải tập trung từ ba giờ sáng, lại còn phải chuẩn bị cơm nắm từ chiều hôm trước..
Nguyễn Công Hoan là cây bút trào phúng xuất sắc, do đó, ta thấy tiếng cười của ông vừa thâm thuý vừa sâu cay. Nghịch lí thể hiện ngay ở tiêu đề của tác phẩm: "Tinh thần thể dục". Đáng lẽ tiêu đề ấy là để ca ngợi thể dục thể thao mới đúng. Nhưng khi đọc những trang truyện chúng ta lại thấy điều ngược lại.
Cuộc bắt người đi xem thể thao đã trở thành cuộc đi săn. "Người đi săn" ở đây là bọn tuần do ông lí điều khiển, và nạn nhân không ai khác, đó là người nông dân khốn khổ. Họ vì nghèo đói, vì không thích bóng đá nên tìm đủ mọi cách để trốn tránh. Dăm sáu anh khôn ngoan đã kéo đến ngủ nhờ nhà khác, hoặc làng khác. Thật là một cuộc "lánh nạn". Những ngôn từ ở đây được dùng thật sắc sảo. Những cuộc đối thoại diễn ra trong tác phẩm ngắn gọn, rõ ràng như ngôn ngữ kịch, khiến người ta cười ra nước mắt.
Màn kịch cuối cùng, nặng nề nhất là cảnh thằng Cò trốn cùng con nhỏ trong đống rơm, bị lính tuần bắt được. Ta hãy nghe cuộc đối thoại của thằng Cò với hai anh tuần:
– Lạy các bác, các bác cho tôi ở nhà làm ăn.
– Sao anh đã hẹn vói ông lí, lại không đi, để ông ấy chửi địa lên kia kìa.
– Tôi đi thì tôi mất cả ngày, mà mất buổi làm thì tôi với cháu nhịn đói.
– Tôi không biết!
– Mấy bị tôi không mượn đâu được quần áo.
– Không biết! Anh ra đình mà kêu với ông lí!
Trong từng câu chữ, ta đã thấy mâu thuẫn trào phúng hiện lên rõ nét. Đến ngay như ông lí trưởng làng Ngũ vọng, người chịu trách nhiệm chính trong việc săn người đi xem bóng đã cũng phải thốt lên: "Chúng nó ngu như lợn. Người ta cho xem đá bóng chứ ai làm gì mà cũng phải bắt….”; "Mẹ bố chúng nó, cho đi xem đá bóng chứ ai giết thế mà phải trốn như trốn giặc.
Tinh thần thể dục đã phản ánh một cách sâu sắc thực trạng đời sống nhân dân cũng như xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Khi nền văn minh Âu Tây mà thực dân Pháp đem đến Việt Nam đã làm xáo trộn, tạo nên một xã hội hỗn độn giữa lúc nhân dân đang bị bóc lột bần cùng.
Tính bi hài kịch của truyện đã tạo ra những đòn tấn công sắc nhọn đối với chế độ thực dân, phong kiến, lột mặt nạ "văn minh", để lộ ra một cách rất rõ ràng hiện thực tăm tối và khốn khổ của nhân dân do nạn bóc lột, cường hào, tham nhũng với cường quyền nữa, trong đó có "nạn thể dục thể thao”.
Hồng Loan tổng hợp
Bài viết liên quan
- Thuyết minh về món canh chua cá lóc – Văn hay lớp 8
- Phân tích tác phẩm Những ngôi sao xa xôi – Văn hay lớp 9
- Thuyết minh vể Giỗ Tổ Hùng Vương – Văn hay lớp 12
- Thuyết minh về lễ hội Hùng Vương – Văn hay lớp 9
- Tả cảnh buổi sáng trên quê hương em – Văn hay lớp 6
- Tả cảnh một buổi sáng – Văn hay lớp 6
- Tả cảnh đầm sen đang mùa hoa nở – Văn hay lớp 6
- Tả thái độ của người xung quanh khi có người đạt thành tích xuất sắc – Văn hay lớp 6