28/05/2017, 13:14

Phân tích tác phẩm Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi

Đề bài: Phân tích tác phẩm Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi Bài làm Một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Thi là truyện ngắn "Những đứa con trong gia đình". Truyện ngắn này được viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông công tác ở tạp chí văn nghệ ...

Đề bài: Phân tích tác phẩm Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi Bài làm Một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Thi là truyện ngắn "Những đứa con trong gia đình". Truyện ngắn này được viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông công tác ở tạp chí văn nghệ quân giải phóng( tháng 2/1966). Sau này truyện được in trong "Truyện và kí" (xuất bản 1978). Truyện hấp dẫn người đọc trước hết ở nghệ thuật kể ...

Đề bài:

Bài làm

Một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Thi là truyện ngắn "Những đứa con trong gia đình". Truyện ngắn này được viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông công tác ở tạp chí văn nghệ quân giải phóng( tháng 2/1966). Sau này truyện được in trong "Truyện và kí" (xuất bản 1978).

Truyện hấp dẫn người đọc trước hết ở nghệ thuật kể chuyện. Truyện ngắn được kể theo ngôi thứ ba – người kể tự giấu mình dưới góc nhìn của nhân vật Việt. Bằng cách này, truyện đã đem đến màu sắc trữ tình đậm đà, tạo điều kiện cho tác giả xâm nhập sâu để dẫn dắt câu truyện. Không chỉ độc đáo ở ngôi kể, truyện còn có diễn biến câu truyện linh hoạt, không bị phụ thuộc vào trật tự không gian, thời gian. Mỗi câu truyện được kể là một lần Việt tỉnh lại sau cơn mê. Việt mê man tỉnh lại nhiều lần, các câu chuyện được ghép nối với nhau từ hiện thực chiến trường trở về quá khứ rồi từ quá khứ lại trở về thực tại. Việt tỉnh dậy lần hai, hai mắt không nhìn thấy gì chỉ nghe tiếng ếch râm ran, Việt lại nhớ về những ngày cùng chú Năm đi bắt ếch về nhậu. Lần thứ ba, Việt nghe tiếng máy bay trên đầu, cảm thấy ban ngày, ánh nắng rọi xuống, Việt lại nhớ về ngày đi lấy ná bắn chim. Lần thứ tư, Việt tỉnh lại, những kỉ niệm về má, chú Năm, chị Chiến, ùa về.  Đoạn trích trong sách giáo khoa chính là câu chuyện của lần tỉnh thứ tư. Sự biến chuyển không gian linh hoạt, khiến cho câu chuyện không dừng lại, bó buộc trong một không gian nhỏ hẹp.


Nội dung của truyện ngắn tập trung đi sâu vào thể hiện những vẻ đẹp của từng thành viên trong gia đình: ba, má, chú Năm, chị Chiến và Việt, còn có chị Hai là con nuôi của ba má nữa. Toàn bộ nội dung của lần tỉnh dậy lần thứ tư này đều là những kỉ niệm gián tiếp thể hiện vẻ đẹp của nhân vật theo dòng hồi tưởng của nhân vật Việt. "Việt tỉnh dậy lần thứ tư, trong đầu còn thoáng qua hình ảnh của người mẹ. Đêm nữa lại đến. Đêm sâu thăm thẳm, bắt đầu từ tiếng dế gáy u u cao vút mãi lên". Hình ảnh má chợt ùa về trong tâm trí. Việt nhớ má: "Ước gì bây giờ lại được gặp má". Việt nhớ lại sự ân cần của má. "Ví như lúc má bơi xuồng, má sẽ ghé lại, xoa đầu Việt, đánh thức Việt dậy, rồi lấy xoong cơm đi làm đồng về để ở dưới xuồng lên cho Việt ăn". Nhưng dòng hồi ức ấy không được bao lâu. Nó bị đứt quãng bởi "mấy giọt mưa lất phất trên cổ". Mấy giọt mưa ấy làm "Việt choàng tỉnh hẳn". Đã là đêm thứ hai Việt nằm ngoài chiến trường. Việt sợ bóng tối nơi này. Những hình ảnh yêu thương giúp Việt bớt sợ nhưng chúng chỉ "kéo đến rất nhanh rồi cũng vụt tan biến rất nhanh chỉ vì một cành cây gãy, một giọt mưa rơi". Nỗi sợ của Việt không lâu bởi loạt đạn súng lớn kéo anh trở về thực tại. "Những tiếng nổ quen thuộc, gom vào một chỗ, lớn nhở không đều, chen vào đó là những dây súng nổ vô hồi vô tận. Súng lớn súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ tiếng trống đình dậy trời dậy đất hồi Đồng khởi". Những tiếng súng lại thôi thúc Việt chiến đấu. Trận đánh đang gọi Việt đến. Rồi Việt lại nhớ về chi Chiến với cái thuở đăng kí tòng quân. Chị Chiến không cho Việt đi, Việt giành đi với chị dù chưa đủ tuổi. Bởi cái ý nghĩ đi bộ đội đã thôi thúc Việt từ hồi má chết rồi. Hình ảnh chị Chiến trong đầu Việt là trong cái đêm trước ngày lên đường, chị lo toan mọi việc trong nhà mặc cho Việt vô tư lăn kềnh ra ván cười khì. Cũng chính hôm nay, Việt mới cảm thấy mình thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt có cảm giác rõ ràng như thế. Rồi Việt lại nhớ tới câu hò của chú Năm. "Giọng hò trong trẻo trong đêm bay ra hai bên bờ sông rồi dội lại trên cái ghe heo chèo mướn của chú". Hay "câu hò nổi lên giữa ban ngày, bắt đầu cất lên như một hiệu lệnh dưới ánh nắng chói chang, rồi kéo dài, từng tiếng một vỡ ra, nhắn nhủ, tha thiết, cuối cùng ngắt lại như một lời thề dữ dội. Hình ảnh có ý nghĩa nhất trong đoạn trích là hình ảnh hai chị em Việt – Chiến khiêng bàn thờ ba má sang gửi chú Năm. Hình ảnh này đã gợi không khí thiêng liêng tập quán lâu đời cỉa thôn quê Việt. Trong không khí thiêng liêng ấy, Việt đã thành người lớn. Việt đã cảm thấy "mối thù thằng Mỹ có thể rờ thấy được nó đang đè nặng ở trên vai". Hình ảnh này đã chứa nhiều ý nghĩa vừa có ý nghĩa tâm linh vừa trĩu nặng căm thù vừa chứa chan tình yêu thương. Kết thúc đoạn trích, Việt đã tìm được đồng đội, được đưa về điều trị tại một bệnh viện dã chiến.

Với bút pháp nghệ thuật dày dặn điêu luyện thể hiện qua đoạn trần thuật sự hồi tưởng của nhân vật Việt, cùng với tài năng miêu tả tâm lý tính cách sắc sảo kết hợp với ngôn ngữ phong cách góc cạnh đậm chất Nam Bộ, "Những đứa con trong gia đình" kể về những đứa con trong một gia đình Nam Bộ có truyền thống yêu nước căm thù giặc sâu sắc, khao khát chiến đấu, son sắt với cách mạng. Sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình yêu đất nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã làm nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Kim Oanh

0