13/01/2018, 16:46

Phân tích tác phẩm Người cầm quyền khôi phục uy quyền (V.Huy-Gô) – Văn hay lớp 11

Phân tích tác phẩm Người cầm quyền khôi phục uy quyền (V.Huy-Gô) – Văn hay lớp 11 Phân tích tác phẩm Người cầm quyền khôi phục uy quyền (V.Huy-Gô) – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Bình Định Vích-to Huy-gô đã chứng kiến những biến- động lớn lao của nước Pháp gần ...

Phân tích tác phẩm Người cầm quyền khôi phục uy quyền (V.Huy-Gô) – Văn hay lớp 11

Phân tích tác phẩm Người cầm quyền khôi phục uy quyền (V.Huy-Gô) – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Bình Định

Vích-to Huy-gô đã chứng kiến những biến- động lớn lao của nước Pháp gần suốt thế kỉ XIX. Ông đã dần trở thành "nhân vật trung tâm của chủ nghĩa lãng mạn tiến bộ Pháp". Những tác phẩm của ông thấm nhuần tinh thần nhân đạo chủ nghĩa, tiêu biểu là Những người khốn khổ. Đoạn trích Người cầm quyển khôi phục uy quyền trong cuốn tiếu thuyết bất hủ này của Huy-gô thể hiện tập trung cảm hứng phê phán và xót thương, phê phán sự tàn ác, vô nhân đạo và xót thương những con người khốn khổ.

Những người khốn khổ (1862) được thai nghén từ năm 1823, trải qua nhiều năm chuẩn bị cống phu, mãi đến ngày 21-5- 1X61 mới viết xong. Những bước thăng trầm của lịch sử đã tác động đến tư tưởng nhà văn trong cả quá trình hư cấu, xây dựng, sửa chữa. Bộ "tiểu thuyết nhân dân", bản "anh hùng ca của những con người bình thường" này chỉ có thể hoàn thành vào thời kì nhà văn chiến đấu bất khuất vì Công lí, Tự do.

"Khi trên mặt đất, dốt nát và khốn khổ còn tồn tại, thì những quyển-sách như loại này còn có thể không phải là vô ích" (Huy-gô). Tác phẩm đã gợi lên lòng thương vô hạn những kẻ khốn cùng trong xã hội va cố gắng mở ra con đường giải quyết số phận của họ. Huy-gô đã khẳng định một điều là chỉ có những con người khốn khổ mới thật sự yêu thương nhau. Tiếng kêu thảm thương của những cháu bé đang đói lả thôi thúc  Giăng Van-giăng phải đập vỡ kính lấy trộm miếng bánh-cho các cháu. Phăng-tin mất việc làm phải bán cả tóc lẫn răng để nuôi đứa con nhỏ. Van-giăng phải di cứu Sin-nia-chi-ơ khói nanh vuốt của tòa án. Họ quên mình vì nghĩa đến người khác. Tình mẹ con Phăng-tin – Cô-dét, tình cha con Van-giăng – Cô-dét, tình yêu của E-pô- nin và tình đồng chí của những con người ở xóm thợ Xanh Ăng-toan, Hơi mà "những nỗi nghèo khổ và cảm hờn ẩn náu", những mối tình cao thượng ấy không phải ngẫu nhiêu mà chúng ta chỉ thấy ở những người khốn khổ, bất hạnh. Họ cần phải phản không lại trật tự xã hội bất công. Van-giăng phải vượt ngục, Phăng-tin phải kháng cự Gia-ve. Và cao hơn hết là phải cùng nhau đứng vé phía cách mạng, -một sống một chết với kẻ thù. Huy-gô đã khắc họa những gương mặt không phai mờ, những con người đau khổ nhìn về tương lai,  sinh động hơn cả những người đang sống. Giá trị hiện thực chính là những con người đang sống thúc đẩy tác giả miêu tả.

Người cầm quyền khôi phục uy quyền là một đoạn trích trong tiếu thuyết Những người khốn khổ của Vích-to Huy-gô. "Người cầm quyền" ở đây ứng với nhân vật Giăng Van-giăng hay Gia-ve? Lâu nay, Gia-ve vẫn một mực phục tùng ông thị trưởng, tuy có lúc nghi ngờ ông chính là tên tù khổ sai Giăng Van-giăng. Bây giờ, Giăng Van-giăng đã trở lại với tên họ thật cũa mình nên gã thanh tra mật thám "khôi phục" quyền hành của hắn. Như vậy có thể nghĩ "người cầm quyền" ứng với nhân vật Gia-ve. Nhưng xét riêng đoạn trích tiểu thuyết chiếm trọn vẹn mục này, tên thanh tra mật thám đang hống hách với Giăng Van-giăng, bỗng phải nem nép nghe theo Giăng Van-giăng… thì ngựời "khôi phục uy quyền" chính là Giăng Van-giăng. Khả năng thứ hai có sức thuyết phục hơn.

Trong toàn bộ tác phẩm, đặc biệt là trong đoạn trích này, nhà văn có dụng ý miêu tả nhân vật Gia-ve như một loài cầm thú: Diện mạo "ác thú", "chó dữ", "cọp",… chỉ "còn chút gần nhân loại" ở chỗ đôi lúc hút thuốc. Bộ dạng, ngôn ngữ, hành động: thoạt tiên là tiếng thét "Mau lên!" với lời bình của người kế chuyện: "Không còn là tiếng người nói mà là tiếng thú gầm". Hắn vừa gầm vừa như thôi miên con mồi, "cứ đứng lì một chỗ", phóng vào con mồi "cặp mắt nhìn như cái móc sát”. Sau đó hắn mới lao tới phía con mồi, ngoạm lấy cổ con mồi (rúm lấy cổ áo), hắn đắc ý phá lên cười, nhưng là "cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng".

Người kể chuyện cố ý khắc họa "thế giới nội tâm" của con thú Gia-ve qua thái độ, cách xử sự của hắn trước người bệnh. Chẳng quan tâm tới người bệnh nặng là Phăng-tin, hắn cứ quát tháo trong bệnh xá. Chẳng cần biết Phăng-tin gần đất xa trời chỉ còn bấu víu vào cuộc sồng ở chỗ tưởng rằng ống Thị trưởng đã chuộc được Cô-dét về cho chị, hắn đã tàn nhẫn nói toạc ra: "mày nói giỡn! Chà chà (…) tốt thật đấy. Nhưng còn ông thị trưởng thì chị vẫn hi vọng sẽ gặp được con. Hắn dập tắt nốt tia hi vọng cuối cùng của Phăng-tin bằng cách tuyên bố thảng thừng là ờ đây chẳng còn ai là ông thị trường nữa

"Thế giới nội tâm” của con thú Gia-ve còn thể hiện qua thái độ, cách xử sự của hắn trước nồi đau của tình mẫu tử. Đã là người, ai đứng trước nỗi đau ấy chắc cũng phải mủi lòng. Gia-ve ngược lại, vẫn lòng lim dạ đá. Trước tiếng kêu tuyêt vọng của Phăng-tin, Gia-ve đã quát: "Giờ lại đến lượt con này…"

Trước người chết, Gia-ve không những không mảy may xúc động mà hắn vẫn tiếp tục quát: "Đừng có lôi thôi! Tao không đến đây để nghe  lí sự…"

Khắc họa nhân vật Gia-ve với bản tính cùa loài cầm thú,Vích-to Huy-gô muốn kịch liệt phê phán cái ác, sự vô nhân đạo đang có nguy cơ hoành hành trong xã hội.

Trái ngược với tính cách của Gia-ve là nhân vật Giăng Van-giăng. Nhà văn chú ý khắc họa những nét tinh tế trong ngôn ngữ và hành động của Giăng Van-giăng đối với Phăng-tin và đối với Gia-ve, tất cả đều nhằm mục đích cứu vớt Phăng-tin trong lúc bệnh tình nguy kịch. Khi Gia-ve xuất hiện, ông biết hắn đến để bắt mình, nhưng nói thế nào đây để Phăng-tin yên tâm? Sự thể sẽ ra sao nếu thay cho câu Tôi biết là anh muốn làm rồi" bằng câu "Tôi biết hắn đến để bắt tôi rồi".

Phần thứ hai của đoạn trích, khi Phăng-tin đã biết rõ sự thật, Giăng Van-giăng cứ muốn nói nhỏ, nói riêng với Gia-ve. Giăng Van-giăng không phải sợ Gia-ve mà sợ người đàn bà xấu số không còn có thể sống được nữa.

Cho đến phần cuối của đoạn trích, Giăng Van-giăng thì thầm bên tai Phăng-tin lúc ấy đã chết rồi. Người kế chuyện không rõ nhưng chúng ta đoán biết được ông đã thầm hứa với Phăng-tin sẽ tìm mọi cách cứu cô-dét cho chị về sau, Giăng Van-giăng đã thực hiện được lời hứa ấy.

Qua hai nhân vật Phăng-tin và Giăng Van-giăng, V. Huy-gô đã thể hiện tình thương của mình đối với những con người đau khổ, bất hạnh.

Hai tính cách trái ngược nhau của Gia-ve và Giăng Van-giăng là hai đại diện đối lập giữa  tình thương. Nếu Gia-ve luôn “hoài nghi” và có thái độ ngang ngưực, hống hách thì Giăng Van-giăng lại là một người đàn ông sống có trách nhiệm và luôn thường trực một tình thương cao cả đối với những người nghèo khổ, ở nhan vật Giăng Van-giăng, hiện hữu trong phẩm chất con người ấy là lẽ sống tình thương. Ông có một khát vọng muốn xua tan nồi đắng cay, oan trái ở những con người khốn khổ bẳng tình thương. Với một tâm hồn cao thượng như vậy, Giăng Van-giăng luôn cận kề bên cạnh bao cảnh sống cơ hàn. Lẽ sống của ông dã che chở và nâng clỡ bao cảnh đời tủi nhục. Đối với Giăng Van-giăng, tình người, tình đời thật lớn lao. Ông chính là đại diện của lẽ sống vì tình thương.

Tính cách ấy trái hẳn với Gia-ve, một kẻ không có tình người Với chức thanh tra, hắn luôn tác oai, tác quái và gây ra bao nhiêu hậu quả khốc liệt. Cái chết của bà Phăng-tin vì tuyệt vọng cũng do sự tàn nhẫn và thiếu lương tâm của Gia-ve mới tạo nên cơn giằng xé đến nỗi bà phải chết.

Trong đoạn trích, nhân vật Phăng-tin hiện lên là một người mẹ nghèo khổ, tình cảnh đến mức bi đát. Phăng-tin có con gái là Cô-đét nhưng số phận đã chia lìa hai mẹ con dẫn đến nỗi đau giằng xé trong cõi lòng người mẹ. Xuất hiện trong đoạn trích nhân vật Phăng-tin tỏ ra là một người ốm yếu và bao trùm lên tâm trạng là sự lo lắng cho sứ mệnh của mình và cuộc đời người con gái duy nhất. Đặc biệt, khi có mặt của Gia-ve, lời nói và hành động hiện lên nỗi nơm nớp lo sợ của một người phụ nữ yếu đuối.

Nhà văn đã miêu tả Phăng-tin trong cơn tuyệt vọng bằng những điệu bộ của một người sắp chết. Phăng-tin cố gắng chống chọi lại với tử thần vì còn chút sức mạnh của tình yêu thương mà người mẹ dành cho người con gái. Hoạt động cuối cùng của người đàn bà khốn khổ ấy gây xúc động mạnh đến trái tim người đọc và để lại ấn tượng thương xót khôn nguôi. Có được ấn tượng ẩy là vì tác giả đã khắc họa nhân vật bằng tài năng nghệ thuật của mình làm cho nhân vật hiện lên những nét cơ cực nhất ngay cà nhũng giây phút cuối cùng của cuộc đời.

Vai trò của nhân vật Phăng-tin là aóp phần làm cho cốt truyện thêm sâu sắc và hấp dẫn. Xuất phát từ số phận nghiệt ngã và oan trái của nhân vật này dã lôi kéo Giăng Van-giăĩỊg vào cuộc để rồi nội dung câu chuyện dần dần biến đổi, Giá như Phăng-tin khủng trở nên ốm yếu và bất lực tnrớc số phận thì chua hẳn đã có một Giăng Van-giăng hào phóng và giàu tình thương như vậy.. Đoạn trích thổ hiện tư tưởng nhân đạo của nhà văn. Bằng việc khắc họa các hình tượng nhân vật, tác giả muốn gửi tới người đọc thông diệp của lẽ sồng tình thương. Nhà văn đã lên tiếng bênh vực cho lẽ sống ấy, qua đó thể hiên thái độ phê phán những thế lực đã ngăn chặn và đè nén khát vọng sống cao quý của con người. – Phăng tin đã chết rồi,vậy mà trên đôi môi nhợt nhạt của chị vẫn nở nụ cười. Thực tế là vô lí. Nhưng người duy nhất chứng kiến và phát hiện điều đó là bà Xem-pli (bà là người không bao giờ biết nói (dối). Kết hợp với chi tiết Giăng Van- giăng thì thầm bên tai Phăng-tin thì đấy lại là một ảo tưởng có thể xảy ra.

Người chết mà khuôn mặt còn rạng rỡ, điều đó cũng vô lí. Nhưng người kể chuyện khi kể đến đây đã rất xúc động trước tình cảm của Giăng van-giăng đối với Phăng-tin, tường chừng thấy khuôn măt người chết rạng rỡ hẳn lên. Đấy cũng là một  ảo tưởng có thế có thật. Nhà văn đã xây dựng chi tiết này với ngòi bút hết sức lãng mạn.

Qua câu chuyện đầy éo le, oan trái với những tính cách trái ngược, nhà văn muốn gửi gắm một thông điệp: Cuộc sống khi phải đối diện với những bất công và tuyệt vọng, con người có thể sưởi ấm và che-chở cho nhau bằng tình thương. Chỉ có tình thương mới có thể đẩy lùi thế lực hắc ám của cường quyền và thắp lên niềm hi vọng tươi sáng ở tương lai.

Phân tích tác phẩm Người cầm quyền khôi phục uy quyền (V.Huy-Gô) – Bài làm số 2

1. Vích-to Huy-gô (1802-1885) là nhà văn nổi tiếng Pháp thế kỉ XIX. Những tác phẩm như Nhà thơ Đức Bà Pa-ri, Những người khốn khổ, Đêm đại dương… của ông thể hiện long thương yêu bao la đối với số phận con người, đặc biệt là những người khốn khổ. Tiểu thuyết Những người khốn khổ của ông đã để lại ấn tượng sâu sắc trong long người đọc Việt Nam. Tác phẩm kể về một số phận đáng thương của một người làm vườn tên là Giăng Van-giăng. Vì ăn cắp một cái bánh mì, mà dẫn đế bị tù khổ sai suốt mười chín năm ròng. Ra tù, bằng trí thông minh và sự cần cù, ông đã trở ncn giàu có và trỡ thành thị trưởng một thị trấn nhỏ. Trong thời gian làm thị trưởng, ông đã dang tay cứu vớt một số phận cũng không kém phần đau khổ khác là Phăng-tin. Chị có một dứa con gái nhỏ không cha đang gửi nhờ ở một quán trọ và phải làm đủ mọi cách để kiếm tiền nuôi con, kể cả bán răng, bán tóc, bán thân. Chị đang ốm nặng và gặp lôi thôi với cảnh sát thì gặp Giăng Van-giăng. Ông đưa chị vào trạm xá và hứa sẽ đi đón con về cho chị. Đúng lúc đó, Giăng Van-giăng phải ra toà tự thú để cứu một người bạn tù khổ sai. Gia-ve, tên mật thám, trước đây đã từng nghi ngờ ông, nay vui mừng vì ông đã phải lộ mặt. Ông và hắn chạm mặt nhau ở trạm xá, nơi Phăng-tin đang chữa bệnh.

2. Ai là người cầm quyền khôi phục uy quyền? Đoạn trích nói về cảnh chạm mặt giữa Giăng Van-giăng và Gia-ve. Lúc đầu, Gia-ve đã tỏ ra hết sức uy quyền, bởi hắn đang thi hành pháp luật, nhưng cuối cùng hắn lại thấy sợ Giăng Van-giăng bởi sức mạnh phi thường của ông. Còn Giăng Van-giăng, vốn là thị trưởng, có uy quyền rất lớn, vì lộ mặt nên phải phục tùng Gia-ve, nhưng cuối buổi chạm trán, bằng quyền uy và sức mạnh của mình, ông đã khiến Gia-ve sợ hãi. Bởi vậy, chính Giăng Van-giăng, là người cầm quyền dã khôi phục lại uy quyền của mình, dù chỉ trong giây lát. Với ngòi bút miêu tả vừa sắc nét vừa lộ rõ tình cảm yêu ghét rõ rệt, Huy-gô đã khắc hoạ được rõ nét chân dung một kẻ mật thám ác thú – Gia-ve, và tấm lòng nhân hậu của con người khốn khổ – Giăng Van-giăng.

3. Hình tượng con ác thú Gia-ve, kẻ thực thi pháp luật phi nhân tính Nhà văn có dụng ý xây dựng nhân vật Gia-ve như một ác thú thực sự. Trong bài tham khảo Chân dung Gia-ve, chúng ta có thể thấy nhà văn miêu tả hắn hoàn toàn như một con ác thú qua các so sánh, nhận xét: mũi… trông như mõm ác thú, nghiêm nét mặt thì là một con chó dữ, cười giống con cọp, trông dễ sợ, khó chịu, hai con mắt lúc nào cũng như giận dữ, tia mắt tối tàm, miệng mím lại khắc nghiệt dáng sự, cả người toát ra vẻ oai nghiêm tàn ác. Trong đoạn gặp gỡ tại trạm xá, hành dộng và ngôn ngữ của Gia-ve hệt như con hổ lúc vồ mồi. Thoạt tiên là tiếng thét "Mau lên!" man rợ và điên cuồng: không còn là tiếng người mà là tiếng thú gầm. Như một con hổ, hắn vừa gầm gừ vừa thôi miên con mồi: cứ dửng lì một chỗ, hắn phóng cặp mắt như cái móc sắt nhìn Giăng Van-giăng, cái nhìn mà Phăng-tin từng thấy nó đi thấu vào tận xương tuỷ. Sau đó hắn lao tới, tiến vào giữa phòng, với động tác như ngoạm lấy cổ con mồi: nắm lấy cổ áo. Rồi khi tóm được con mồi, hắn phá lên cười, một cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng. Dưới con mắt của tác giả, Gia-ve hoàn toàn là một con ác thú. Vì sao vậy? Thực sự bởi vì Gia-ve là một kẻ không có trái tim, một kẻ không có tính người. Sự nghiệt ngã, dữ dằn, hung tợn của vẻ ngoài đã phản ánh đúng bản chất của con người hắn, một con người mà người ta thường gọi là "kẻ chó săn của chế độ tư sản". Nghĩa là, đối với hắn, chỉ có hai loại người: phạm tội và không phạm tội. Và hắn cứ thực thi pháp luật mà không cần đếm xỉa tới bất cứ điều gì. Theo Huy-gô, nếu hể hắn phạm tội thì hắn cũng cứ hắt! Vì vậy, đối với hai kẻ xa lạ như Giăng Van-giăng và Phăng-tin thì hắn đâu cần phải suy nghĩ gì, chỉ thực thi nhiệm vụ như một cái máy! Hắn không hể khoan nhượng khi Giăng Van-giăng muốn nói khẽ đổ Phăng-tin khỏi nghe thấy. Hắn không hề nương nhẹ người đàn bà đang ốm nặng bằng cách nói toạc tất cả sự thật, rằng ông thị trưởng chỉ là tù khổ sai, còn Phăng-tin chi là một gái điếm, rằng không thể cho Giăng Van-giăng có thì giờ đi đón con của Phăng-tin. Tất cả sự thật khủng khiếp ấy như một đòn giáng mạnh, khiến Phăng-tin không thê chịu nổi, và chị đã chết. Chính vì thế, Giăng Van-giăng đã nói với Gia-ve: "Anh đã giết chết người đàn bà này rồi đó". Thật ra, Gia-ve là một công chức mật thám rất mẫn cán. Nhưng chính vẻ mẫn cán ấy đã khiến hắn chỉ là cỗ máy thực thi pháp luật, không chút tình người nào, và khi đã không còn chút tình người nào, thì kẻ đó đĩ nhiên mang mọi dáng vẻ của một con ác thú!

4. Tấm lòng nhân ái của Giăng Van-giăng Cũng là một con người khốn khổ, lại phải chịu bao đau đớn vì bị tù đày, nhưng Giăng Van-giăng lại là người có một trái tim nhân hậu và tinh tế. Trong đoạn trích, trước hết, ông là một người rất có tình cảm và ý tứ. Khi thấy Gia-ve, ông biết mình đã bị bắt. Nhưng để Gia-ve làm điéu đó trước mặt Phăng-tin, thì trái tim ốm yếu của chị chắc không chịu nổi. Vì vậy, ông đã phải dùng những lời lẽ vòng vo: "Tôi biết là anh muốn gì rồi". Và để thực hiện lời hứa với Phăng-tin, ông tó ra hết sức nhún nhường với tên mật thám: "Tôi muốn nói riêng với ông câu này", ông thầm thì: "Tồi cầu xin ông một điều…". Tất cả việc ông phải nhún mình cầu xin ấy là đéu vì Phăng-tin hết, ông muốn giữ lời hứa sẽ tìm con cho chị, bới không muốn chị đau khổ thêm nữa. Chứ thật sự, ông có một sức khoé siêu việt, có thể trốn thoát khỏi bàn tay Gia-ve bất cứ lúc nào. Còn khi Phăng-tin đã mất, ông không cần phải nhún nhường gì nữa, ông đã dùng sức mạnh và uy lực của mình: vừa bẻ gẫy thanh giường bằng sắt, vừa nói một câu răn đe: "Tôi khuyên anh đừng quấy rầy gì tôi lúc này". Ông đã khôi phục lại được uy quyền của mình. Chính vì vậy mà Gia-ve khiếp sợ chẳng dám động thủ gì nữa. Một lần nữa, Giăng Van-giăng lại thể hiện lòng nhân ái, tình thương yêu, sẻ chia với kiếp người khốn khổ. Đoạn cuối, đoạn chia tay, vĩnh biệt người đã mất cũng không kém phần thiêng liêng, trang trọng. Cũng những giờ khắc yên lặng tiếc thương, đau đớn: ông ngâm Phăng-tin nằm dài không nhúc nhích, mải miết, yên lặng, nét mật và dáng điệu chỉ thấy nổi xót thương khôn tả. Có lẽ ông đang đau đớn cho một kiếp người bất hạnh, kiếp người bị ruồng bỏ, cũng như ông vậy. Cũng những sửa soạn lần cuối của những người thân: như một người mẹ, ông trân trọng nâng đầu Phăng-tin, sửa cổ áo, vén tóc, và vuốt mắt cho chị. Và cũng những lời nói cuối cùng với người đã khuất: ông ghé lại gần và thì thầm bên tai Phăng-tin. Có lẽ, ông hứa với chị rằng sẽ tìm và chăm sóc bé Cô-dét, đứa con gái bé bóng cho chị, để người mẹ đau khổ ấy ra di được thanh thản. 5. Nụ cười của Phăng-tin: ngòi bút lãng mạn của Huy-gô Niềm thanh thản của Phãng-tin khi đi vào bầu ánh sáng vĩ dại đã được nhà văn diễn tả bằng bút pháp kì ảo: nụ cười trên đồi môi, đôi mắt và gươg mặt sáng rỡ tên một cách lạ thường. Người duy nhất chứng kiến cảnh ấy là bà xơ Xem-plix, người không bao giờ biết nói dối, như Huy-gô đã từng nhận xét. Niềm rạng rỡ trên khuôn mặt ấy chứng tỏ Phăng-tin đã nghe thấy những lời thầm thì của Giăng Van-giăng và ra đi một cách nhẹ nhàng, yên ả, bởi đứa con mà chị đã hi sinh cả cuộc đời vì nó, đã dược gửi gắm vào bàn tay nhân hậu dáng tin cậy: ông thị trưởng. Bút pháp lãng mạn ở đây được sử dụng như niém trân trọng, niềm an ủi cuối cùng cho số phận một con người khốn khổ. Cái chết của người phụ nữ bất hạnh trở nên nhẹ nhàng hơn, chỉ như một cuộc hành trình đi vào bầu ánh sáng vĩ đại. Tình thương của Huy-gô đối với những người nghèo khổ, thể hiện qua sự trân trọng đối với hai nhân vật Giăng Van-giăng và Phăng-tin, qua sự căm ghét đối với Gia-ve, kẻ đại diện cho pháp luật thiếu tính người. Tình thương đó, cho đến ngày hôm nay vẫn còn nguyên ý nghĩa, bởi chỉ với tình thương, mọi vẻ đẹp của đời sống con người mới được nâng niu, trân trọng.

Phân tích tác phẩm Người cầm quyền khôi phục uy quyền (V.Huy-Gô) – Bài làm số 3

Vích to Huy Gô là nhà thiên tài vĩ đại của thế giới, các tác phẩm của ông mang giá trị to lớn của mọi thời đại, từ xưa đến nay mọi người biết đến ông với tư cách ông là một nhà văn với một sự hiểu biết rộng lớn và có trí thông minh vô thường, nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của ông đó là tác phẩm Nhà cầm quyền khôi phục uy quyền.

Trong bài đã phản chiếu những nhân vật có số phận và tính cách hoàn toàn trái ngược nhau, như của Gia ve và Giăng van giăng, cách miêu tả tính cách nhân vật cụ thể và nó lột tả được rất chi tiết những hình ảnh mang giá trị của một bài văn, trong nhân vật Gia Ve chúng ta thấy nhiều những chi tiết phản ánh được nhân vật này là một người man rợ, với những chi tiết được bộc lộ rõ trong bài đó là những tiếng nói tiếng cười, và tiếng hét đối với những người đàn bà khốn khổ, chi tiết “ Gia ve tiến vào giữa phòng và hét lên: thế mày! mày có đi không?”. Điều đó đã làm cho người đàn bà khốn khổ lo sợ và run rẩy. Những hành động của hắn đã mang những nét ghê rợ của kẻ cầm thú, với điệu cười khoe cả hàm răng, những chi tiết này được tác giả mô tả rất cụ thể và chi tiết nó phản ánh mạnh mẽ được tầm triết lý trong nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả.

Đối lập với nhân vật Gia ve là nhân vật Giăng Van Giăng, có thể thấy rằng ông là một người có vẻ điềm tĩnh và hết lòng vì Phăng Tin, trong đoạn đầu, đây là những chi tiết miêu tả khi ông vẫn còn những quyền lực trong tay nhưng mọi hành động và lời cầu xin của ông chúng ta thấy xuất hiện trong đoạn văn đầu là đều vì Phăng Tin, có thể thấy ông đã hành động đến khi Phăng Tin chết…Giăng Van Giăng cũng là là người vô cùng cứng rắn ông không sợ hãi gì Gia Ve.. những hành động cương quyết và tự tin giao tiếp của ông đã thể hiện mạnh mẽ được điều đó. Tất cả nó đều hàm chứa sâu sắc trong lòng của tác giả khi miêu tả sự đối lập giữa hai nhân vật với những tính cách hoàn toàn trái ngược nhau. Giá trị của tác phẩm để lại cho nhân loại là nghệ thuật miêu tả nhân vật vô cùng phong phú.

Với những hình ảnh mà tác giả sử dụng để so sánh và ẩn dụ khi nói về sự đối lập giữa hai nhân vật này cũng phản ánh được phần lớn giá trị to lớn của tác phẩm, Gia Ve với những hình ảnh được miêu tả ở trên cười thì hở cả hàm răng, với những động tác quát tháo, chúng ta có thể thấy hắn giống như một loài cầm thú, một con thú dữ đang tồn tại. Và nghệ thuật đối lập đã phản chiếu mạnh mẽ hai nhân vật này với những tính cách đối lập nhau, Giăng Van Giăng một người luôn biết yêu thương, và quan tâm đến người khác… đây là một con người có trái tim to lớn mạnh mẽ và tấm lòng nhân hậu vô cùng sâu sắc, giá trị của nó để lại cho cuộc đời này là những điều mang tầm ý nghĩa to lớn và giá trị nhất. Cuộc sống của ông được miêu tả để cứu giúp và yêu thương mọi người xung quanh, ông biết yêu thương mọi người từ những hình ảnh nhỏ bé nhất, trong đoạn đầu khi ông là một người cầm quyền trong tay ông vẫn luôn luôn biết yêu thương và giúp đỡ mọi người.

Khi diễn biến tâm trạng nhân vật đang lên điểm cao trào, nó làm cho người đọc cảm thấy hứng thú với những tâm lý tiếp theo, nhân vật này đang bị cuốn theo những vòng xoáy của cuộc sống. Đoạn tiếp theo của bài đã miêu tả giai đoạn ông lâm vào tình trạng khốn khổ nhất của cuộc sống, nhưng không vì thế mà ông mất đi giá trị cao đẹp của mình, hàng loạt những chi tiết miêu tả điều này, ông luôn biết bảo vệ những người khốn khổ, những người có số phận bất hạnh.

Trong hoàn cảnh sống khốn khổ, nhưng tình thương của Giăng Van Giăng vẫn được hiện lên rất sinh động, trong không gian tối tăm của những con người rơi vào tình trạng khổ đau đó là hàng loạt những con người luôn biết yêu thương và làm nên những kì tích giúp đỡ mọi người xung quanh, trong trái tim của ông Giăng Van Giăng nó đã phản chiếu mạnh mẽ được nhịp sống trong tâm hồn của mỗi con người, nó đã phản ánh phần nào những điều có giá trị mạnh mẽ và hào nhoáng nhất trong cuộc đời của nhân vật.

Trong một cuộc sống luôn có những bất công và cả những điều bất hạnh nhất, nó phản ánh mạnh mẽ được tấm gương của đời sống tinh thần, trong cái xấu xa tuyệt vọng, những sự phản chiếu mạnh mẽ của tâm hồn con người đủ để mọi người thấu hiểu và cảm thông cho những nhân vật bất hạnh. Sự đối lập giữa các nhân vật làm cho chúng ta hiểu được một điều đó là trong cuộc sống dù có bất công và hàm chứa những điều xấu xa nhưng nó vẫn tồn tại trong đó là những con người luôn luôn biết yêu thương và làm nên những kì tích giúp đỡ mọi người, những con người đó để lại bao nhiêu tình thương sự tôn trọng của mọi người đối với chính mình.

Trong câu chuyện hiện lên những chi tiết mang đậm giá trị tương phản của câu chuyện với những diễn biến sâu sắc và mang đậm ý nghĩa nhất. Trong những hình ảnh được phản ánh trong bài thì nhân vật Gia Ve đã hiện lên với bản chất của một con thú dữ. Trước cái chết của Phăng Tin thì hắn còn tỏ ra mình là một người vô tội, và quay sang quát mắng Giăng Van Giăng là giết chết Phăng Tin nhưng thực chất bên trong chính hắn mới là thủ phạm, thật đáng khinh bỉ và phê phán kiểu nhân vật này.

Nhưng trước những lời đó của Gia Ve, thì Giăng Van Giăng vẫn không hề sợ hãi mà còn lý giải điều đó một cách rất mãnh liệt, có thể thấy rằng, đây là một nhân vật lý tưởng mà tác giả xây dựng để phản chiếu mạnh mẽ được những nhân vật mang đậm giá trị cốt lõi của toàn bộ tác phẩm, những dấu ấn mạnh mẽ đã phản chiếu rất nhiều những hình tượng mang đậm giá trị sâu sắc của mỗi thời đại khi con người đang phải sống giữa cái ác và cái xấu, nó để cho tâm hồn chúng ta thấu hiểu và vượt qua những nỗi sợ hãi của cuộc sống nhiều nhất.

Cuối chuyện cái chết của Phăng Tin là một sự thật đau thương và nó cũng dùng để tố cáo những con người độc ác không có nhân tính, con người khốn khổ đang phải chịu những nghiệt ngã và đau đớn nhất, nhưng chi tiết làm cho mỗi chúng ta cảm thấy được an ủi phần nào về nhân vật này, khi sắp chết trước lời nói của Giăng Van Giăng trên đôi môi nhợt nhạt của Phăng Tin vẫn nở lên những nụ cười, đây có lẽ là nụ cười hạnh phúc của sự sống, khi trong lúc tuyệt vọng và cuối cùng của cuộc đời niềm hạnh phúc nhỏ nhoi nhất vẫn đang được hé lộ, nó phản chiếu được tấm gương sáng về tinh thần của những con người khốn khổ.

Bài văn đã để lại cho người đọc nhiều giá trị to lớn về tình yêu thương con người.

Hồng Loan tổng hợp

Bài viết liên quan

  • Phân tích tác phẩm Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm) – Văn hay lớp 11
  • Nghị luận về câu ngạn ngữ: Không có nghề nào hèn cả, chỉ có những kẻ hèn mà thôi – Văn hay lớp 10
  • Nghị luận xã hội về câu nói: Không có nghề nào hèn cả, chỉ có những kẻ hèn mà thôi – Văn hay lớp 12
  • Nghị luận xã hội về câu nói: Văn hóa, đó là cái còn lại khi người ta đã quên hết tất cả – Văn hay lớp 12
  • Phát biểu cảm nghĩ về bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt – Văn hay lớp 7
  • Cảm xúc của em trước nụ cười của mẹ – Văn hay lớp 7
  • Phát biểu cảm nhận về bài Tục ngữ về con người và xã hội – Văn hay lớp 7
  • Phân tích tác phẩm Sang thu – Văn hay lớp 9
0