13/01/2018, 16:46

Phân tích tác phẩm Lời tiễn dặn – Văn hay lớp 10

Phân tích tác phẩm Lời tiễn dặn – Văn hay lớp 10 Phân tích tác phẩm Lời tiễn dặn – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Bình Định Truyện bắt đầu kể từ khi Anh yêu và Em yêu còn là hai bào thai. Họ hợp nhau, biết nhau từ trong lòng mẹ. Họ được sinh ra gần như cùng một ...

Phân tích tác phẩm Lời tiễn dặn – Văn hay lớp 10

Phân tích tác phẩm Lời tiễn dặn – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Bình Định

Truyện bắt đầu kể từ khi Anh yêu và Em yêu còn là hai bào thai. Họ hợp nhau, biết nhau từ trong lòng mẹ. Họ được sinh ra gần như cùng một giờ, một ngày, một bản. Từ thuở bé thơ, họ đã cùng nghịch đất, nghịch cát, vầy cá trên mâm:

Đuôi cá đập tay trái ta rủ nhau cười 

Đuôi cá đập tay phải ta đua nhau khóc

Từ tuổi ấu thơ, cha mẹ họ đã linh cảm thấy điều chẳng lành:

Biết lẫy sợ leo thang 

Biết chững e ngã sàn 

Biết đi lo trâu húc

Khi tuổi hoa tuổi nụ, đôi trẻ cùng chơi ở sàn hoa (hạn khuống) tận khi gà gáy đeo mộng về nhà lúc xế vầng trăng. Họ đã đắm đuối vì nhau, nhưng nhửng ngày tháng ấy đã đi qua thật chóng vánh như một cơn mơ. Anh yêu và Em yêu cùng rủ nhau bước vào trường đau khổ.

Sự biến bắt đầu từ khi bà mẹ lấy áo chàng trai ra bói, quẻ bói không nói được điều gì chắc chắn. Song Anh yêu và Em yêu đều tâm niệm một lòng đã thấy nhau quyết lấy, nên Anh yêu tìm cách thoát khỏi cảnh nghèo bằng cách: Đi kiếm cá ngoài sông… Đi Tà Bú mua đĩa, Đi Tà Hè mua tơ, Đi Tà Sại mua cau để sắm sang lễ vật, nhờ mai mối chuyển sang dạm người yêu thay lời thương nhớ. Song, Anh đã tính mà tính không đủ, Anh đã lo mà lo không tròn. Cha mẹ Em yêu chê anh nghèo khăng khăng cự tuyệt. Anh yêu bẽn lẽn quay về nhà cũ, cúi mặt nước mắt rỏ, ngẩng lên hàng lệ rưng. Nhà Em yêu chẳng động lòng. Họ quyết gả Em yêu cho một gã con trai nhà giàu nhưng xấu xí. Anh này khi đến dẫn lễ phải đội tóc giả trên cái khuôn mặt gãy như mặt khỉ. Em yêu rơi vào tình thế bị động: Mẹ chưa ưng gả khi em còn trên nương, khi em đang ngoài ruộng. Ngay lúc đó, lòng Em yêu đã linh cảm bao chuyện không lành đang đến. Quả nhiên, trước tình thế đã rồi, Em yêu vô cùng đau khổ. Nàng cảm thấy lời thắt buộc của mẹ cha như dao sắc chặt dong. Em yêu nhắm mắt đưa chân nhận người ta về ở rể ngoài trong tâm trạng buồn khổ. Song vẫn mong manh hi vọng Anh yêu sẽ có cách đổi thay số phận. Trước tình cảnh ấy, Anh yêu quyết lên dường đi tìm sự giàu sáng để mong trở về chuộc lại người tình có ngón tay thon lá hành, đôi mắt đẹp dài như lá trầu xanh.

Thật éo le, năm đi và tháng trôi, đã bảy mùa cá lũ trôi xuôi, Em yêu trông chờ đã hết thời gian người kia làm rể người rồi rể trong mà Anh yêu vẫn lang bạt ở tận chân trời cuối mây thăm thẳm, không biết rằng ở nhà trái tim lớn em còn treo đó, trái tim con bện chỉ xe đôi. Em yêu đã tìm mọi cách để lùi lại cái ngày khủng khiếp, khi cha mẹ cho con về nhà chồng, từ tháng hai đến tháng chạp, nhưng ý mẹ cha. Khi Anh yêu băng băng trở về tìm đến nhà của Em yêu thì sự đã rồi:

Khi anh ra đi cải chia cánh bướm 

Khi anh trở về cải già đơm hoa.

Bây giờ, anh đã phong lưu nhưng: Dẫu tiếc thương đời củng lỡ ; Đành nhìn Em yêu bước về nhà chồng. Nhưng mặc cho phép cả có gốc tùng, phép thiêng có gốc quê, tình yêu cũng có cải phép riêng. Bất chấp hiểm nguy có thể đến với mình, Anh yêu chạy theo Em yêu Cuộc tiễn dặn của đôi bạn tình khi đau đớn, khi phấn khích. Họ quyến luyến hết mọi đường mọi nhẽ. Anh yêu còn lưu lại nhà người ta để chăm sóc, an ủi thuốc thang khi Em yêu bị nhà chồng hắt hủi đánh đập. Anh trở về nhà, nhớ người bạn tình đến mức như điên như dại. Trong suy tưởng của Anh yêu, hiện lên cảnh tượng chiến đấu giành lại Em yêu thật quyết liệt hùng tráng. Nhưng đó cũng chỉ là giấc mơ. Trong cảnh ngộ ấy, họ vẩn thề nguyện:

Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông.

Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi goá bụa về già.

Tình cảm Em yêu ở nhà chồng thật thê thảm. Bởi vì: Khi chưa lấy được người vồ vập, khi chưa đón về người xun xoe, nhưng lấy được rồi, người nhủ: Dâu ơi, xuống sàn ăn cám. Người còn xui con trai xuống đồn. Hắn trợn mắt ra tay… vụt tới tấp, đến nỗi cơ khổ thân em bụi lấm chôn vùi. Sau một thời gian Em yêu bị nhà chồng đuổi về vì trong tình cảnh éo le này, nàng chẳng bao giờ có thể làm vừa lòng nhà người ta. Nàng vừa về đến nhà, đã lại có người khác đến hỏi và lần này là một nhà quan. Cha mẹ bán đứt nàng cho họ. Lần này nàng càng bi phẫn, đến nông nổi như người ngẩn ngơ, vụng dại. Họ không tốn cơm nuôi một nàng dâu như thế nhưng họ cũng không đuổi mà đem nàng ra chợ bán rao. Giá Em yêu ngày nào đáng vàng thoi bạc nén, bây giờ chỉ bằng một cuộn lá dong, người ta đã đổi lấy được một thân người.

May mắn thay, người đổi được nàng lại chính là người yêu cũ. Bây giờ Anh yêu đã có cửa nhà đàng hoàng, vợ con êm ấm. Người Em yêu năm nào của anh đã đổi khác đến mức Anh yêu không nhận ra được nữa. Một ngày kia, trong tình cảm làm kẻ hầu đứa ở, nàng tủi thân trách phận, đem chiếc đàn môi của Anh yêu kỉ niệm ngày xưa ra gảy. Anh yêu nghe tiếng đàn mà động lòng hỏi:

– Kẻ khó sao đàn môi thánh thót 

Người nghèo hèn sao réo rắt đàn đồng 

Sao ngân rung như tiếng đàn người cũ 

Sao thoảng chừng như giọng nhớ người thương. 

Họ nhận ra nhau. Họ lại như hoa sớm ngậm sương và hoa khẳm (hoa quý giá, nở lúc nửa dêm) cuối dòng nảy lá non tươi. Anh yêu tìm lại hạnh phúc trong niềm vui đến bàng hoàng. Song trong cảnh ấy, Em yêu vẫn không quên nhắc Anh yêu phải nghĩ đến người vợ đã từng chung sống:

– Têm trầu đừng têm chặt 

Têm chặt e vôi loãng trầu non 

Vôi loãng vôi chảy dồn 

Yêu nhau đừng yêu nóng 

Yên nóng không được lâu 

Cốt tình yêu bền chắc về sau…

… Đừng để cho người cũ kêu ca.

Anh yêu tiễn vợ cũ về họ hàng nhà ngoại thật cẩn thận, chu đáo trong tình thương mến cảm thông thực sự giữa cảnh: Trời xa mưa rơi núi trám, trời chớp choáng đồi dong (chú ý chi tiết này càng làm sáng tỏ thêm cách giải nghĩa nhan đề tác phẩm ở bên trên). Anh yêu và Em yêu tổ chức lễ cưới, cảnh đoàn viên thật tưng bừng. Ớ bên nhà, người vợ cũ của Anh yêu rồi sau cũng được nhà nhà vui vẻ.

Tiễn dặn người yêu là câu chuyện vẻ tình yêu đôi lứa. Cảm hứng chủ đạo của tác phẩm mang âm hưởng ngợi ca tình yêu tự do, chống lại mọi sự ràng buộc tinh thần, bày tỏ khát vọng đổi thay số phận người phụ nữ giữa đời thường, khi mà cái xấu xa đáng lên án lại được nêu lên thành chuẩn mực, cái tốt đẹp đáng được nâng niu trân trọng lại bị dập vùi. Có lẽ vì cái lệ ngược đời ấy đã trở thành phổ biến ở ngoài đời nên những tình cảm đầy yêu thương con người và thái độ đòi hỏi con người phải được yêu thương đã trở thành ngọn nguồn cảm xúc tuôn chảy dào dạt, khiến cho mỗi khúc trong tác phẩm đều có thể được coi như là một khúc đoạn trường. Hơn thế, cái tên Anh yêu và Em yêu được đặt cho hai nhân vật chính trong tác phẩm và được cố định trên văn bản bằng chữ viết hoa đã nâng giá trị tư tưởng tình cảm thẩm mĩ của tác phẩm lên một bậc thang mới, có ý nghĩa khái quát rất rộng lớn. Phải chăng, sự lao động và tranh dấu mà con người đã phải tổn hao nhiều nước mắt, mồ hôi, xương máu bao thế hệ vì nó, xét cho cúng thì cũng là để được gọi nhau bằng Anh yêu và Em yêu.
Tiễn dặn người yêu đưa hai nhân vật chính vào những tình huống cực đoan. Đúng như Đỗ Bình Trị nhận xét: chỗ tinh vi của truyện ở đây là đã thay vào cái vô lí, cái ngang trái của cuộc đời, dường như để tô đậm cái – không – thể – hiểu – nổi thường được gọi là số mệnh. Chính nó đã khiến cho mối tình đẹp bỗng dưng hoá ra một chuyện đời nghiêng ngửa nát tan. Thật cay đắng và bi thảm khi Em yêu bị ép duyên với một kẻ đầu trơ trọc lốc và nói năng giả dối ngọt xớt mà từ bà mẹ đến người thân trong nhà đều không mảy may động lòng, đều quanh lưng ngoảnh mặt. Thật lạnh lùng và tàn nhẫn khi người ta thản nhiên biến một người con gái ngoan nết và tốt bụng, lại xinh đẹp thành một món hàng để bán mua một cách điêu trá, để dìm giá một cách dã man. Mối tình đẹp như trong mộng của chàng trai và cô gái kia càng ngời lên trong ý nghĩ và cung cách ứng xử của họ, thì những thói đời phũ phàng lại như từng lớp sóng dữ sông Đà chồm tới, xô đẩy hai tâm hồn đã từng ứ mật dâng hương vào một ốc đảo cô đơn đến rợn người. Ở đó, số phận trớ trêu đã biến mọi niềm vui thành nỗi đau, mọi niềm tin thành sự tuyệt vọng ấm ức ê chề. Thật ra, cái kết thúc có hậu trong tác phẩm là hợp đạo lí nhưng cũng không đủ giá trị lập lại thế cân bằng. Có điều, những thảm cảnh trong câu chuyện lay động lòng người ấy đã thật sự có ý nghĩa thức tỉnh, thanh lọc tâm hồn con người, nêu cao sự phân thích tranh đấu.

Tiễn dặn người yêu có kết cấu độc đáo, tràn đầy kịch tính và có thủ pháp hư cấu nghệ thuật một cách chân thực, sâu sắc, có khả nãng tái hiện thẩm mĩ cái bản chất của đời sống được chọn lựa phản ánh đạt đến giá trị khái quát cao độ, trong phong cách dân gian trữ tình đằm thắm.

a) Trước hết, Tiễn dặn người yêu là chuyện trong thơ. Ở đây, câu chuyện tình bi thảm được kể lại trong không gian nghệ thuật đa chiều, đồng hiện, nghĩa là nhiều sự kiện trái ngược nhau cùng hiện ra đến tận chi tiết, trong cùng một bối cảnh chứa đầy mâu thuẫn. Vì thế, thời gian thực của chuyện đời rõ ràng được tính bằng hàng chục năm, nhưng thời thực của chuyện đời rõ ràng được tính bằng hàng chục năm, nhưng thời gian tâm lí dường như lại dồn nén kì lạ đến độ dằng dặc buồn thương.

b) Mặc khác, Tiễn dặn người yêu còn là thơ trong truyện. Ở đây, câu chuyện ngôn ngữ kể chuyện nhiều khi đã được gọt giũa trở thành lời thơ, câu thơ đầy sức gợi cảm, có thể diễn tả được mọi chiều sâu tinh tế của thế giới bên trong tâm hồn con người, trong những trạng thái éo le phức tạp nhất. Đó là thứ ngôn ngữ nghệ thuật dân gian Thái, nhuần thấm điệu tâm hồn Thái giữ cảnh vật thiên nhiên miền Tây Bắc trập trùng hoa ban nở, trong mây trắng bồng bềnh, trên ngọn thác sông Đà gió thốc. Chính đặc điểm này có ý nghĩa quyết định tạo thành bản sắc nghệ thuật riêng của Tiễn dặn người yêu, khiến tác phẩm trở thành vật báu của mọi nhà trong truyền thông văn hoá của đồng bào Thái. 

Hồng Loan tổng hợp

Từ khóa tìm kiếm:

  • phân tích bài lời tiễn dặn
  • giải bài tập ngữ văn bài lời tiễn dặn
  • phân tích lời tiễn dặn lớp 10

Bài viết liên quan

  • Viết một đoạn văn ngắn nói về ông, bà hoặc một người thân của em – Văn hay lớp 2
  • Giải thích câu ca dao “Anh em như thể tay chân, …” – Văn hay lớp 8
  • Nghị luận xã hội về thời trang – Văn hay lớp 12
  • Tả cảnh mùa hè – Văn hay lớp 5
  • Tả cảnh mùa hè – Văn hay lớp 7
  • Phân tích tác phẩm Hồi trống Cổ Thành (La Quán Trung) – Văn hay lớp 10
  • Nghị luận xã hội về một thói quen xâu trong xã hội: sự nịnh bợ – Văn hay lớp 12
  • Cảm nghĩ của em về người ông kính yêu – Văn hay lớp 7
0