24/05/2017, 14:20

Phân tích tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia và nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng

Phan tich tac pham Hanh phuc cua mot tang gia – Phân tích tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia và nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng. Nhắc đến Vũ Trọng Phụng không ai không biết rằng ông là “ông vua phóng sự của đất Bắc Kì”. Đến với ông người đọc sẽ được chiêm ngưỡng một công ...

Phan tich tac pham Hanh phuc cua mot tang gia – Phân tích tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia và nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng. Nhắc đến Vũ Trọng Phụng không ai không biết rằng ông là “ông vua phóng sự của đất Bắc Kì”. Đến với ông người đọc sẽ được chiêm ngưỡng một công trình đồ sộ về thể loại phóng sự và tiểu thuyết. Ông để lại cho đời nhiều kiệt tác bất hủ như: Cạm bẫy người( năm 1933), Giông tố ( năm 1936), Vỡ đê( năm 1936)….nhưng có lẽ ...

– .

Nhắc đến Vũ Trọng Phụng không ai không biết rằng ông là “ông vua phóng sự của đất Bắc Kì”. Đến với ông người đọc sẽ được chiêm ngưỡng một công trình đồ sộ về thể loại phóng sự và tiểu thuyết. Ông để lại cho đời nhiều kiệt tác bất hủ như: Cạm bẫy người( năm 1933), Giông tố ( năm 1936), Vỡ đê( năm 1936)….nhưng có lẽ đặc sắc hơn cả là tiểu thuyết “Số đỏ”, tiểu thuyết đã phơi bày được hiện thực lúc bấy giờ. Nổi bật hơn cả là tác phẩm” hạnh phúc của một tang gia” trích từ chương XV. Trong tác phẩm, tác giả đã nêu cao được nghệ thuật trào phúng  đặc sắc của ngòi bút riêng mình.  

Trước hết nghệ thuật trào phúng đặc sắc được thể hiện ở tên tác phẩm ”Hạnh phúc của một tang gia”. Ngay ở tên tác phẩm đã là một điều không bình thường, tang gia và hạnh phúc là hai cặp từ đối nhau. Nếu như hạnh phúc là niềm vui sướng , sự thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người. Thì tang gia là nỗi buồn của một gia đình có người thân mất. Trong giây phút sinh ly từ biệt ấy thì bao chùm lên phải là không khí khổ đau sầu thương não nề. Vậy mà trong đám tang của một gia đình đại tư sản danh giá nhất đất Hà Thành những đứa con đứa cháu, không một đứa nào thương tiếc sầu não. Mà ngược lại cái chết của cụ tổ đã đem lại cho con cháu của cụ một niềm hạnh phúc vô bờ. Vậy tại sao tang gia lại hạnh phúc, nghe qua tưởng rằng nghịch lí của cuộc đời. Nhưng đó lại là sự thật diễn ra trong gia đình đại tư sản kia. Người mất là ông cụ tổ của một đại gia đình có gia tài kếch xù. Nhưng oái oăm thay di trúc mà cụ viết chỉ được chia cho con cháu khi cụ đã qua đời. Vì vậy đàn con cháu rất muốn cụ chết để được chia tài sản. Chúng đã cho cụ dùng thuốc thánh mà không chết. Mà cụ chỉ chết khi tên Xuân Tóc Đỏ nói ông phán cháu rể của cụ là một người chồng “mọc sừng”. Sau ba hôm cụ chết thật, nay cụ đã chết ước mơ chia gia tài đã trở thành hiện thực. Vì vậy cái chết của cụ đã khiến cho nhiều người sung sướng lắm. Thành thử ra tang gia ai cũng vui vẻ cả.  

Thật vậy khi xây dựng mâu thuẫn trào phúng Vũ Trọng Phụng đã dựng lên một chân dung trào phúng vô cùng đặc sắc. Không phải những nhân vật này giờ mới xuất hiện mà ngay trong các chương khác, các nhân vật ấy vốn dĩ đã rất đốn mạc. Nay trong hoàn cảnh tang gia bản chất lừa lọc, thất đức, bốc biết càng có dịp bộc lộ rõ nét. Ta hãy xem những khuôn mặt nhăn nhó đau đớn như thế nào khi trong gia đình và ngoài gia đình đã mất đi một người thân?

Trước hết bản chất chó đểu ấy phải bắt đầu từ chân dung cụ cố Hồng- con trai cụ tổ. Trong lúc tang gia đang bối rối lo đủ thứ thì ông ta lại lên tầng trên tận hưởng những giây phút thư giãn. Mơ màng trong làn khói hút của nàng tiên nâu, ung dung hút thuốc phiện. Trong hoàn cảnh gia đình nhốn nháo, thằng bòi tiêm đã đếm được 1872 câu gắt “ biết rồi, khổ lắm, nói mãi” của cụ cố Hồng. Có lẽ tâm địa bất lương của cụ cố Hồng được thể hiện rõ nhất trong sự mong chờ cụ tổ chết để được mặc đồ xô gai và để người ta khen già :” cụ mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừ ho khạc vừa khóc mếu để cho thiên hạ phải chỉ trỏ: úi kìa, con giai lớn đã già đến kia kìa”. Vì chỉ có gia đình đại phúc mới có người sống thọ, chỉ nghĩ đến thể thôi đã làm cụ sung sướng lắm rồi. Còn bà cụ cố Hồng chẳng lo nghĩ gì đến đám tang mà lại lo cho đám cưới của Tuyết. Cụ cho người đi tìm đâu cũng không thấy Xuân Tóc Đỏ. Cụ không phải chăn chở cho người đã mất mà cho người đang sống.  

Đến những đứa con cụ tổ dứt ruột đẻ ra nuôi trưởng thành mà còn như thế huống chi đám cháu chắt kia. Vẻ mặt đăm đăm chiêu chiêu của Văn Minh không phải buồn vì người đã mất mà  không biết xử lí Xuân Tóc Đỏ ra sao cho hợp lí. Trước “ hai tội nhỏ và một ơn lớn”. Hai tội nhỏ là yêu Tuyết và đã chỉ được tội của Hoàng Hôn. Cả hai đều là em của Văn Minh. Còn cái ơn lớn kia là đã làm cho cụ già kia chết chỉ vì một câu nói. Hơn thế Văn Minh còn sung sướng vì “cái chúc thư kia sẽ đi vào thời kì thực hành chứ không còn là lí thuyết viển vông nữa”. Đó chính là niềm vui niềm hạnh phúc bấy lâu nay của Văn Minh mong chờ. Còn bà Văn Minh thì sao? Bà “sốt cả ruột  vì mãi không được mặc những đồ xô gai tân thời, cái mũ vân trắng viền đen dernires creations” và bà cũng rất sung sướng có dịp để “ lăng xê” những bộ mốt nhất của tiệm may Âu hóa trong đám tang. Việc lăng xê và trưng diện đồ mốt ấy theo bà nghĩ rằng ban cho ai có tang rất đau đớn vì kẻ đã chết cũng được hưởng chút ít hạnh phúc ở đời. Đó chính là niềm vui niềm hạnh phúc bà đang mong chờ. Trong hoàn cảnh ấy Tuyết buồn, khuôn mặt buồn đến lãng mạn trông nom giống cái buồn của một gia đình có người mất. Đó không phải nỗi buồn khi ông mất mà  buồn vì chưa thấy bạn trai đâu cả. Tuyết ngơ ngác đặt ra từng câu hỏi dồn dập “tại sao Xuân lại không đến phúng viếng gì cả? Tại sao Xuân lại không đi đưa? Hay là Xuân khinh mình?” Tuyết cứ tìm kiếm mà không thấy đâu, Tuyết như bị kim châm vào lòng. Bên cạnh nỗi buồn vì không thấy bạn trai đâu thì còn niềm vui sướng vì Tuyết được mặc “ bộ y phục ngây thơ”. Đó là cơ hội để Tuyết chứng minh được “ mình chưa đánh mất cả chữ trinh”. Đọc lên người đọc thấy lực cười và buồn thay cho Tuyết, bản thân từ “cả” đã khẳng định rằng  nó chưa mất hẳn nhưng đâu còn nguyên vẹn nữa. Còn đối với cậu Tú Tân điên người lên “vì cậu đã sẵn sàng mấy cái máy ảnh mà mãi cậu chưa được dùng đến”.

Cậu sung sướng vì đây là dịp thể hiệ  tài đạo diễn đội quân chụp ảnh của mình. Cậu bắt bẻ, uốn éo từng người trong đám tang. Trong cái đám tang ấy ai cũng có vẻ mặt buồn nhưng không một tiếng khóc nào bật lên. Chỉ duy nhất có tiếng khóc lớn “hứt, hứt, hứt…” của đứa cháu rể Phán mọc sừng  vang lên. Tiếng khốc ấy rất lớn nhưng đằng sau là niềm vui sướng vô bờ vì “ai cũng để ý đến ông cháu rể quý hóa ấy”. Ông ta bán danh dự của mình khi cho mọi người biết vợ mình đi ngoại tình để được hưởng lợi về tiền bạc. Phải chăng ông Phán mọc sừng ấy chỉ là một thằng đàn ông hèn hạ? Trong lúc đoàn đám tang đang đi thì Xuân ở đâu bỗng xuất hiện cùng với “hai vòng hoa đồ sộ, một của báo gõ mõ, một của Xuân, cũng len vào đầu hàng”. Vẻ mặt hắn vênh váo vì nhờ hắn mà cụ tổ lăn đùng ra chết.
   

Không chỉ có những người trong gia đình cụ tổ được hưởng niềm vui sướng mà những người ngoài gia đình tang chủ cũng được thừa hưởng niềm vui sướng ấy. Hai viên cảnh sát Min Đơ và Min Toa đang không có ai đáng phạt mà phạt, lại còn thất nghiệp “buồn rầu như những nhà buôn sắp vỡ nợ”. Trong hoàn cảnh ấy anh ta sung sướng cực điểm khi được thuê giữ trật tự cho đám ma, nên đã trông nom hết mình. Đó đúng là cảnh nghịch lí mà buồn cười, đám tang người mất ai cũng buồn rầu, tôn trọng lẫn nhau thì làm sao có mất trật tự mà giữ. Những ông bạn thân của cụ cố Hồng  ngực đầy huy chương “Bắc Đẩu bội tinh, Long bội tinh, Cao Men bội tinh, Vạn Tượng bội tinh,… trên mép và cằm đều có đủ loại râu ria, hoặc dài hoặc ngắn, hoặc đen đen hoặc hung hung, hoặc lúc phún hay rầm rậm, lăn quăn những ông tai to mặt tướng  thì đi sát ngay với linh cữu”. Bản chất khoe khoang , thể hiện bản lĩnh danh giá của người đàn ông. Hơn thế họ đến đám tang chỉ để ngắm “làn da trắng thập thò trong nàn áo voan trên cánh tay và ngực Tuyết, ai nấy đều cảm động hơn những khi nghe tiếng khèn Xuân nữ ai oán, não nùng”, điều đó thể hiện sự thỏa mãn dâm dục của chúng.

Bạn cô Tuyết, bà Văn Minh, cô Hoàng Hôn, bà phó Đoan “thật là đủ giai thanh gái lịch, nên họ chim nhau, hẹn hò nhau, bằng những vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma”. Những hình ảnh, hành động này không phù hợp với hoàn cảnh đám tang. Đúng chỉ có những con người vô học, mất hết tính người, còn người hàng phố thì được chứng kiến một đám ma to. Đặc biệt khi miêu tả những bức chân dung này nhà văn Vũ Trọng Phụng không đi sâu và miêu tả những bộ râu, huân chương và những tiếng thì thầm nhưng qua đó tác giả đã gợi cho người đọc thấy cả một xã hội háo danh khoe mẽ, trụy lạc, lẳng lơ. Một xã hội nhố nhăng “khốn nạn chó đểu” nhưng bề ngoài thì có vẻ sang trọng “âu hóa”,”văn minh”,”tiến bộ”. Đó chính là bộ mặt của cả một xã hội thượng lưu.

Mâu thuẫn trào phúng không chỉ được thể hiện những bức chân dung của mọi người trong gia đình, ngoài gia đình và mọi người xung quanh mà còn được thể hiện ở nghệ thuật dựng cảnh-khung cảnh đám tang. Trước hết người đọc phải nhìn nhận được cảnh chuẩn bị tang lễ. Cảnh cười đau xót được toát lên trong tình tiết bất ngờ, chì hoãn việc chuẩn bị tang lễ. Nhà văn nén chốt lại để tiếng cười bung ra mạnh hơn. Tất cả mọi người trong gia đình đều lo lắng vì chưa được phát phục, vì chuyện của Tuyết. Phái trẻ “bọn dâu con đã bắt đầu la ó lên rằng phái già chậm chạp”. Cậu Tú Tân thì điên lên, bà Văn Minh thì sốt ruột, TYPN thì bực mình. Nhưng khốn nỗi ở đây người ta bực bội không phải vì thương xót một ông cụ già đã chết phải đem đi chôn mà người ta mong chôn cái xác ý đi để được hưởng hạnh phúc, đó là chia tài sản và mỗi người sẽ được hưởng một hạnh phúc riêng. Vũ Trọng Phụng viết người ta tưng bừng đi báo mọi người, nếu như không có từ cáo phó thì người ta sẽ nhầm rằng đây là đám cưới mất. Mà thậm chí có những từ gợi nỗi đau buồn ấy thì cũng không lấn áp đi hết được sự tươi vui, rộn dã tưng bừng của ngày hội.

Nếu như cảnh chuẩn bị tang lễ đã đông vui náo nhiệt mà nhố nhăng thì đến với cảnh đưa tang bản chất ấy càng được thể hiện rõ nét hơn. Bao chùm lên cảnh đưa tang là không khí tưng bừng, náo nhiệt, dộn dàng. Những âm thanh thường thấy ở đám tang  là những thứ âm thanh buồn tẻ, nghe mà não lòng người càng tiếc nuối cho người đã khuất. Nhưng ở đây lại là thứ âm thanh hỗn tạp của tất cả những thứ khèn pha chộn “có cả lối ta, tàu, tây có kiểu bát cống, lợn quay đi lọng cho đến lốc bốc xoảng và bú dích và vòng hoa, có đến 300 câu đối, vài trăm người đi đưa”. Tất cả đều muốn thể hiên sự giàu sang, khoe khoang của gia đình và bản thân mình. Nhưng họ không nhận ra được rằng nó càng thể hiện họ là con người thiếu thẩm mỹ. Âm thanh dầu dĩ của đám ma có buồn đến đâu hay những thứ âm thanh Tây, Tàu kia có vang vọng lớn tới mấy cũng không lấn áp được tiếng mọi người. Tiếng thì thầm to nhỏ quanh linh cữu của người đã mất. Nó càng thể hiện sự vô tâm, bất nhẫn, vô học của những con người đã mất đi tính người. Câu khẳng định của Vũ Trọng Phụng “thật là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu…” lại càng tố cáo mạnh mẽ cái bộ mặt ngoài thì sang trọng nhưng trong thì mất hết tình người. Trong lúc TYPN và bà vợ, bà phó Đoan và ông Joseph Thiết và mấy người nữa đang lào xào phê bình thái độ của Xuân thì Xuân bỗng xuất hiện làm đám tang đang đi phải ngừng lại. Cùng với Xuân là hai vòng hoa đồ sộ, ta cứ tưởng với thái độ bất kính vênh váo của một kẻ vô học như hắn, cùng với hành động như vậy thì sẽ bị mọi người lên án trách mắng. Nhưng hành động ấy không những không bị tảy chay mà ngược lại còn làm cho bà cố Hồng  “hớt hải chạy lên, rồi cảm động hết sức nói”,” ấy giá mà không có món ấy thì thiếu to may mà ông Xuân đã nghĩ hộ tôi”. Không một lời trách mắng không có một  tiếng phê phán mà còn cảm động trước hành động đó. Đúng chỉ có mất hết tình người vô học mới có thể sống trong  cuộc sống dơ bẩn ấy. Cùng với sự xuất hiện của Xuân thì “sư cụ Tăng Phú thì sung sướng và vênh váo ngồi trên một chiếc xe” rồi kể lể chắc ai cũng biết rằng sự cụ đã đánh đổ được hội phật giáo. Vậy mà đám tang cứ đi, hình ảnh ấy xuất hiện hai lần. Nó càng cho ta thấy rõ được sự mâu thuẫn giữa bản chất và hình thức. Tưởng đám tang bình thường kia nhưng ẩn sau nó là sự nhối nhăng đồi bại mất tính người của người sống với người đá mất. Đám tang thì to tát, tiếng khóc thảm thiết ở cạnh hạ huyệt nhưng lòng người thì rỗng tuếch. Vũ Trọng Phụng không quên kể lại và thêm vào những lời bình “thật là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng hải mỉm cười sung sướng, nếu không cũng phải gật gù cái đầu”. Đây là cách nói mỉa mai. Nếu như người chết biết, hẳn cụ đau lòng lắm vì không ai để ý đến cụ cả. Có người vui, có người buồn đến lãng mạn, có người đăm chiêu cảm động. Nhưng tất cả lại chẳng phải cho người chết. Nó chỉ là cái vỏ che đậy cho bản chất thờ ơ, cặn bã của mọi người trong đám tang này.   

Đám tang đã có sự chuẩn bị, đã có khung cảnh giả tạo đi đưa. Giờ đến cảnh hạ huyệt sau cùng. Đây có lẽ là cảnh mà để cậu Tú Tân thể hiện cái tài của mình. Mặc trên người mình mặc gì, mọi người nghĩ sao cậu vẫn lao vào chụp “ lúc hạ quan tài, cậu Tú Tân luộm thuộm trong chiếc áo thụng trắng đã bắt bẻ từng người một hoặc chống gậy, hoặc gục đầu, hoặc cong lưng hoặc lau nước mắt như thế này như thế nọ”. Chẳng lúc nào buồn hơn đau lòng hơn khi người thân của mình bắt đầu chôn cất. Cái giây phút ấy nào ai còn nghĩ được gì khác mà chỉ biết đau xót cho người đã khuất. Vậy mà cậu Tú Tân còn chụp ảnh kỉ niệm lúc hạ huyệt. Người ta nó hổ dữ không ăn thịt con vậy mà cùng là con người  lại là người thân trong gia đình mà có thái độ như vậy. Trong lúc cụ Hồng ho khạc mếu máo và ngất đi thì ông Phán mọc sừng lại khóc to “hứt….hứt….hứt” tiếng khóc ấy không phải thể hiện nỗi buồn đau lòng khi mất đi một người thân mà khoe khoang cho bàn dân thiên hạ biết. Khi Xuân muốn bỏ quách ra thì chợt thấy ông Phán mọc sừng dúi vào tay nó một giấy bạc năm đồng gấp tư. Ông mua cái hình thức ấy bằng tiền, tiền ngự trị cả con người và xã hội ấy. Mong cụ tổ chết cũng vì gia tài tiền bạc, thuê người hại cụ chết cũng vì tiền bạc, vì tiền bạc mà bán danh dự của một người đàn ông một người chồng  

Bằng ngôn ngữ châm biếm đả kích sâu sắc Vũ Trọng Phụng đã làm nổi bật được nghệ thuật trào phúng. Tác giả đã lột tả được bản chất của từng nhân vật trong từng tình huống rồi gây ra tiếng cười cùng một lúc bởi hình ảnh giọng điệu diễn tả quá đạt. Truyện ngắn “hạnh phúc của một tang gia” đa chửi thẳng vào xã hội thượng lưu thối nát xưa. Xã hội sống với nhau bằng sự lừa lọc, giả dối với những ngón đòn sảo trá bất nhẫn. Tác giả không khỏi xót xa khi tạo nên nhưng tiếng cười dài và chỉ có những tiếng cười ấy mới phanh phui được hết những xấu xa của hiện thực. Cái bi của người chết và cái hài của xã hội, cái vô phúc của con người giàu sang nhưng thiếu mất tình người đạo lí. Cốt lõi của tinh thần phê phán và những tiếng cười trào phúng có lẽ cũng vì điều đó.

Từ khóa tìm kiếm:

phân tích tác phẩm hạnh phúc của một tang gia, phan tich tac pham hanh phuc cua mot tang gia, phân tích tác phẩm hạnh phúc của một tang gia lớp 11, phan tich tac pham hanh phuc cua mot tang gia lop 11, phân tích tác phẩm hạnh phúc của một tang gia vũ trọng phụng, phan tich tac pham hanh phuc cua mot tang gia vu trong phung

0