Phân tích bài Thơ duyên của Xuân Diệu lớp 11
Phan tich bai tho duyen cua Xuan Dieu – Đề bài: Phân tích bài Thơ duyên của Xuân Diệu trong chương trình văn học lớp 11 tập 1. Xuân Diệu được mệnh danh là ông hoàng thơ tình Việt Nam, thơ của ông luôn nồng nàn, đắm say và ẩn chứa một tình yêu mãnh liệt đến khao khát cháy bỏng. Tuy nhiên bên ...
Phan tich bai tho duyen cua Xuan Dieu – Đề bài: Phân tích bài Thơ duyên của Xuân Diệu trong chương trình văn học lớp 11 tập 1. Xuân Diệu được mệnh danh là ông hoàng thơ tình Việt Nam, thơ của ông luôn nồng nàn, đắm say và ẩn chứa một tình yêu mãnh liệt đến khao khát cháy bỏng. Tuy nhiên bên cạnh những bài thơ sôi nổi như vậy, ta lại có thể bắt gặp một Xuân Diệu khác, dịu dàng, nhẹ nhàng, say đắm trong bài “Thơ duyên” – một tác phẩm ca ngợi cái ...
– Đề bài: Phân tích bài Thơ duyên của Xuân Diệu trong chương trình văn học lớp 11 tập 1.
Xuân Diệu được mệnh danh là ông hoàng thơ tình Việt Nam, thơ của ông luôn nồng nàn, đắm say và ẩn chứa một tình yêu mãnh liệt đến khao khát cháy bỏng. Tuy nhiên bên cạnh những bài thơ sôi nổi như vậy, ta lại có thể bắt gặp một Xuân Diệu khác, dịu dàng, nhẹ nhàng, say đắm trong bài “Thơ duyên” – một tác phẩm ca ngợi cái duyên, sự hòa hợp đến kì diệu xảy đến trong một buổi chiều thu.
Bài thơ mở đầu bằng một bức tranh t hiên nhiên rộng lớn, có hình khối, có màu sắc, có cả âm hữu thanh và vô thanh. Tất cả quy tụ ở vòm me xanh trong một buổi chiều thu:
“Chiều mộng hòa trên nhánh duyên
Cây me ríu rít cặp chim huyền
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá
Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền”
Chiều thì “mộng”, nhánh thì “duyên”, quả thật đây là lúc cả không gian và thời gian đều thi nhau hiện ra vẻ tuyệt mĩ của mình. Bởi vậy mối quan hệ giữa chiều thu và nhánh cây mùa thu là một mối quan hệ tuyệt mĩ: hòa vào nhau. Nhìn từ góc độ hòa quyện ấy, thiên nhiên hiện lên trong con mắt của nhà thơ thật tuyệt diệu. cặp chim đang chuyền cành trên cây me, ríu rít trò chuyện, tạo nên một bản nhạc sống động giữa không gian. Lá vốn xanh, trời cũng vốn xanh nhưng nhờ trời đổ một màu xanh ngọc mà muôn lá lại càng xanh mướt hơn nữa. Cái màu xanh kì diệu ấy dường như mang lại sức sống cho vạn vật, cho cả bài thơ. Dòng thơ thư tư là một tiếng “huyền” rất bí mật. Có một điều gì đó thật là huyền bí, thật là đẹp đẽ, chi phối cả vũ trụ, tạo nên mọi vẻ đẹp lúc này. Nó như một âm thanh không nghe thấy được nhưng huyền diệu vô cùng. Lắng nghe được tiếng “huyền” ấy của vũ trụ, nhà thơ nhìn vào cảnh vật xung quanh mình: tất cả những điều bình thường bỗng trở nên khác thường, chúng đẹp hơn, đáng yêu hơn, có tình hơn, hòa hợp hơn:
“Con đường nho nhỏ gió xiêu xiêu
Lả lả cành hoang nắng trở chiều
Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn
Lần đầu rung động nỗi thương yêu”
Con đường như nhỏ lại để trở nên đẹp hơn. Ngọn gió chiều thổi se sẽ hơn, nương nhẹ hơn bởi ngọn gió như ý thức được việc đang làm. Những cành hoang lả xuống trước ngọn gió “xiêu xiêu” hay là do những cành lá ấy tự mình rủ xuống để hòa hợp hơn với ngọn gió. Con đường, cành cây, gió, nắng đều là những hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống, quen thuộc đến mức đôi khi ta không còn để ý chúng ra sao nhưng khi kết hợp với các từ láy “nho nhỏ”, “lả lả”, “xiêu xiêu” và dáng điệu của nắng “trở chiều” một cách duyên dáng, kiểu cách đã khiến đã khiến cho mọi sinh vật trở nên có hồn người. Ta tưởng như thiên nhiên đang đi vào hồn mình, đi vào cuộc tình của mình mỗi lúc một sâu sắc, gắn bó. Từ cảnh vật, nhà thơ nhìn vào lòng mình: “Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn”. Một sự lắng nghe nhưng không lắng nghe bằng tai mà lắng nghe bằng tiếng lòng, người nói thì không nói bàng lời mà nói bằng ý. Đây là sự cảm thông, một sự hòa hợp của tâm hồn không muốn, không định nhưng vẫn xảy ra “Lần đầu rung động nỗi thương yêu”. Đây không phải là yêu, là tình yêu mà là thương yêu, một tình cảm về sự hòa hợp trọn vẹn, lại không phải là tình mà là “nỗi” một nỗi niềm xúc động, rung động của trái tim, không dành riêng cho một đối tượng cá biệt nào cả. Từ nỗi thương yêu ấy, nhà thơ muốn đi đến tột cùng cảm xúc của mình:
“Em bước điềm nhiên không vướng chân
Anh đi lững đững chẳng theo gần
Vô tâm – nhưng giữa bài thơ dịu
Anh với em như một cặp vần”
Cái “điềm nhiên” và cái “lững đững” chỉ tạo ra một khoảng cách giả tạo. Cặp đôi đã chuyển biến về đại từ nhân xưng. “Ta” và “bạn” đã trở thành “anh” và “em”. Hai con người ấy hoàn toàn vô tư, em thì “điềm nhiên” như chẳng hay biết, anh thì “lững đững” từ từ lối theo gót em một cách tình cơ. Sự vô tư ấy cứ ngỡ rằng thành “vô tâm”, bởi giữa họ chưa hề có một tình ý gì, một sự chuẩn bị, một mong muốn, khát khao nào. Nhưng họ lại trở thành “cặp vần” trong một “bài thơ dịu”, tạo thành cấu trúc cho một bài thơ. “cặp vần” ngỡ rất “vô tâm” với nhau bởi trong mọt bài thơ chúng thường đứng cách xa nhau nhưng chúng nhất thiết phải có cặp với nhau, bởi nếu chỉ tồn tại riêng lẻ, thì còn ai gọi là vần nữa. Cũng giống như nếu không có em thì anh cũng chỉ là vô nghĩa mà thôi bởi bên trong họ đã mắc phải tơ duyên. Đến khổ thơ thứ tư, ta thấy cảm xúc đột nhiên biến diệu, tất cả quan hệ cặp đôi đã trở nên lẻ loi, buồn bã:
“Mây biếc về đâu bay gấp gấp
Con cò trên ruộng cánh phân vân
Chim nghe trời rộng giang thêm cánh
Hoa lạnh chiều thưa xuống xuống dần”
Hình ảnh “mây biếc” và hình ảnh “con cò” là hai cá thể tồn tại độc lập với nhau. Một bên thì bay “gấp gấp”, mọt bên thì “phân vân” nửa muốn đi nửa muốn ở lại. Trạng thái nước đôi này đủ biểu hiện một sự mặc cảm tất yếu về sự chia ly, đổ vỡ trong tình ái. Khi chưa nắm bắt được đối tượng mà mình hết lòng, mà trao hết hi vọng vào đó thì sự run rẩy tội nghiệp của Xuân Diệu, sự phân vân của cánh cò là điều tất yếu. con chim càng giang thêm cánh nghĩa là ước vọng nhiều hơn thì sẽ thấy nỗi cô đơn cùng sự trống trải ngày càng lớn hơn. Từ “phân vân” biểu hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình, nên đi tiếp hay gừng lại, có nên tiến sau vào con đường tình ái hay là nên rút lui?
Từ những suy tư như vậy, nhà thơ đã rút ra một quan niệm nhân sinh trong khổ thơ cuối”.
“Ai hay tuy lặng bước thu đêm
Tuy chẳng băng nhân gạ tỏ niềm
Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy
Lòng anh thôi đã cưới lòng em”
Nhà thơ cho rằng, tình yêu không cần một sự mai mối nghi thức nào cả mà tình yêu xuất phát từ một nguyên nhân đặc biệt. Con người ta đầu tiên do “ngơ ngẩn” với nhau mà dần dẫn đến đắm chìm trong tình yêu. Với tình yêu, chữ “duyên” do ông trời ban tặng là không thể nào dùng lý lẽ thông thường lý giải được và cũng chẳng bao giờ có thể nắm bắt và điều khiển được. Chính vì thế “lòng anh” đến với “lòng em” là một quy luật rất đỗi tự nhiên do ông trời sắp đặt. Nhà thơ cho rằng “lòng cưới lòng” là cái tình yêu đích thực nhất.
Xuyên suốt bài thơ “Thơ duyên”, hình ảnh con người luôn hòa quyện vào với thiên nhiên, tình yêu của con ngươi luôn hòa hợp với tình yêu của trời đất, vũ trụ. Con người và thiên nhiên đã sống trong không khí của chữ “duyên”, tuy mơ hồ nhưng định sẵn một tình yêu
Từ khóa tìm kiếm:
phân tích bài thơ duyên, phan tich bai tho duyen, phân tích bài thơ duyên của xuân diệu, phan tich bai tho duyen cua xuan dieu, phân tích bài thơ duyên lớp 11, phan tich bai tho duyen lop 11