Tìm hiểu Nhân vật Trương Sinh trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương
Đề bài: Giới thiệu phân tích tìm hiểu Nhân vật Trương Sinh trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương 1. Điển hình cho quyền lực và tính cách của người chồng trong chế độ phong kiến nam quyền là gia trưởng, độc đoán, coi thường nhân phẩm, thậm chí coi thường cả mạng sống của vợ. – Lai ...
Đề bài: Giới thiệu phân tích tìm hiểu Nhân vật Trương Sinh trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương 1. Điển hình cho quyền lực và tính cách của người chồng trong chế độ phong kiến nam quyền là gia trưởng, độc đoán, coi thường nhân phẩm, thậm chí coi thường cả mạng sống của vợ. – Lai lịch: Con nhà hào phú. – Đặc điểm: là kẻ vô học, đa nghi, ghen tuông mù quáng, vô lôi. 2. Chi tiết. – Khi Trương Sinh đi lính: + Trước khi đi quỳ xuống đất vâng ...
Đề bài: Giới thiệu phân tích tìm hiểu Nhân vật Trương Sinh trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương
1. Điển hình cho quyền lực và tính cách của người chồng trong chế độ phong kiến nam quyền là gia trưởng, độc đoán, coi thường nhân phẩm, thậm chí coi thường cả mạng sống của vợ.
– Lai lịch: Con nhà hào phú.
– Đặc điểm: là kẻ vô học, đa nghi, ghen tuông mù quáng, vô lôi.
2. Chi tiết.
– Khi Trương Sinh đi lính:
+ Trước khi đi quỳ xuống đất vâng lời mẹ dạy, không chủ động dặn vợ mà lắng nghe vợ dặn.
+ Khi Trương Sinh trở về: Trương Sinh mới trải qua 3 năm đời lính vất vả, hơn nữa khi trở về mẹ lại mất… Song vì cả ghen, hàm hồ, mù quáng, thô bạo… đã đẩy vợ đến cái chết oan ức.
+ Sự dung túng của xã hội: Trọng nam khinh nữ, khiến cho Trương Sinh độc đoán, gia trưởng: Không thèm nghe lời phân trần của vợ, không nghe hàng xóm phân giải…
– Nhờ lời nói của bé Đản Trương Sinh mới hiểu nỗi oan của vợ.
– Nhờ chi tiết kì ảo, Trương Sinh có cơ hội giải oan cho vợ nhưng kết cục vẫn rất đau buồn…
3. Bé Đản và lời nói vô tình.
– “Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít… Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến…”.
– Câu nói phản ánh đúng ý nghĩ ngây thơ của trẻ em: nín thin thít, đi cũng đi, ngồi cũng ngồi (đúng như sự thực, giống như một câu đố giấu đi lời giải. Người cha nghi ngờ, người đọc cũng không đoán được).
– Tài kể chuyện (khéo thắt nút, mở nút) khiến câu chuyện đột ngột, căng thẳng, mâu thuẫn xuất hiện.
– Trương Sinh giấu không kể lời con nói: khéo léo kể chuyện, cách thắt nút câu chuyện làm phát triển mâu thuẫn.
– Lời nói của Đản đã mở ra để giải quyết mâu thuẫn: “Người gì mà lạ vậy, chỉ nín thin thít”.
– Lời nói vô tình minh oan cho mẹ: “Cha Đản lại… trên vách”.