Soạn bài Vận nước của Lê Đại Hành
Đề bài. Soạn bài Vận nước của Lê Đại Hành I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Đỗ Pháp thuận là một người cố vấn tin cậy và đắc lực của vua Lê Đại Hành, soạn nhiều sách lược quan trọng trong quan hệ trong nước và ngoài nước – Ông vinh dự và hãnh diện khi được nhà vua phong tới chức pháp sư ...
Đề bài. Soạn bài Vận nước của Lê Đại Hành I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Đỗ Pháp thuận là một người cố vấn tin cậy và đắc lực của vua Lê Đại Hành, soạn nhiều sách lược quan trọng trong quan hệ trong nước và ngoài nước – Ông vinh dự và hãnh diện khi được nhà vua phong tới chức pháp sư – Bản thân ông là một người tài giỏi, có bao nhiêu công sức cũng tận tụy góp cho vua trị vì đất nước – Ông luôn được mọi người xung quanh coi trọng và ...
Đề bài.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
– Đỗ Pháp thuận là một người cố vấn tin cậy và đắc lực của vua Lê Đại Hành, soạn nhiều sách lược quan trọng trong quan hệ trong nước và ngoài nước
– Ông vinh dự và hãnh diện khi được nhà vua phong tới chức pháp sư
– Bản thân ông là một người tài giỏi, có bao nhiêu công sức cũng tận tụy góp cho vua trị vì đất nước
– Ông luôn được mọi người xung quanh coi trọng và kính nể
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác: vào những năm 981 – 982, sau chiến thắng giặc Tống xâm lược đất nước ta đi vào thời thái bình yên ổn. Nhà vua đến hỏi vị sư về vận nước. và bài thơ này chính là câu trả lời của pháp sư về vận nước
b. Thể thơ: ngũ ngôn tuyệt cú đường luật
c. Bố cục: 2 phần
– Phần 1: hai câu thơ đầu: nói về vận nước ta
– Phần 2: hai câu cuối: nhận thức về đường lối chính sách
II. Phân tích
1. Vận nước ta
– Quốc tộ -> đất nước vận nước
– Đằng lạc -> mây quấn
-> Câu thơ sử dụng biện pháp so sánh vận nước giống như là mây quấn chứng tỏ sức mạnh của đất nước ta. Từ một nước rất nhỏ nhưng lại có thể làm nên biết bao nhiêu chiến công kì tích. Mây quấn muốn chỉ sự dẻo dai, mạnh mẽ của nhân dân ta
-> Sự đoàn kết của nhân dân tạo thành một khối vững chắc bảo vệ đất nước
– Thái bình là một cuộc sống ấm no và hạnh phúc, dân thì an cư lạc nghiệp trên đất tổ của mình, cuộc sống lao động đầy ắp tiếng cười không có chiến tranh thảm khốc
-> Hai câu thơ đầu thể hiện được nhận thức của pháp sư về vận nước. “Mây quấn” kia còn có thể cái nhìn sâu sắc của nhà thơ về vận nước. Muốn đất nước được bền vững lâu dài thì phải xác định được mối quan hệ giữa ngoại giao và nội trị
2. Đường lối chính sách
– Nhà nước phải thực hiện đường lối vu vi. Đó là đường lối nhân ái, bác ái lấy dân làm gốc tạo nên một cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân
– Không những thế vô vi còn là đường lối đoàn kết nhân dân để tạo nên một khối đoàn kết vững chắc, nước có yên thì mới có thể đấu tranh chống lại các thế lực bên ngoài
– Mọi việc yên ổn thì đất nước sẽ chấm dứt được chiến tranh cả trong lẫn ngoài
-> Qua đây thể hiện cái nhìn của nhà thơ về đường lối chính sách của nhà nước. Đó là một cái nhìn sâu sắc và có chiều sâu. Nhà thơ đại diện cho nhân dân thể hiện khát vọng có một cuộc sống ấm no hạnh phúc thái bình
III. Tổng kết
– Nội dung: cái nhìn sâu sắc và khát vọng của tác giả về vận nước
– Nghệ thuật: so sánh, dùng từ ngữ nhà phật,