27/08/2018, 23:15

Phân tích tác phẩm Chữ Người Tử Tù 

(Văn mẫu lớp 11) – Em hãy phân tích tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân (Bài văn phân tích của bạn Mai Thị Ly lớp 11A1 trường THPT chuyên Hưng Yên). BÀI LÀM Nguyễn Du viết “Truyện Kiều” làm đẹp cho tiếng nói dân tộc và Nguyễn Tuân viết ...

(Văn mẫu lớp 11) – Em hãy phân tích tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân (Bài văn phân tích của bạn Mai Thị Ly lớp 11A1 trường THPT chuyên Hưng Yên).

BÀI LÀM

Nguyễn Du viết “Truyện Kiều” làm đẹp cho tiếng nói dân tộc và Nguyễn Tuân viết “Chữ người tử tù” hẳn đã tôn vinh vẻ đẹp văn hóa, con người Việt Nam. Tác phẩm “Chữ người tử tù” là truyện ngắn xuất sắc văn chương Nguyễn Tuân trước Cách mạng và là tác phẩm duy nhất phục dựng nền thi pháp cổ điển thành công.  
Nguyễn Tuân “là một trong mấy nhà văn lớn mở đường đắp nền cho văn xuôi Việt Nam thế kỉ XX” (Nguyễn Đình Thi). Thế giới nghệ thuật Nguyễn Tuân xây dựng thể hiện tuyệt nhất trong thể tùy bút. Sự nghiệp nhà văn đi qua 3 mảng thể tài lớn là “chủ nghĩa xê dịch”, “vang bóng một thời” và “đời sống trụy lạc”. Trong đó, truyện ngắn “Chữ người tử tù” thuộc đề tài “vang bóng một thời”. 

Về thế giới nghệ thuật trong “Vang bóng một thời”, người đọc sẽ thấy một cây bút tài hoa, uyên bác, độc đáo và sâu sắc. Nguyễn Tuân thông tuệ với những nét văn hóa tốt đẹp như chơi cây cảnh, uống trà, vịnh ẩm, đối thơ, thư pháp… Truyện ngắn “Chữ người tử tù” chính là làm sống lại thời đại hoàng kim của nghệ thuật thư pháp. Đồng thời, tác giả cũng thể hiện vẻ đẹp của những con người sáng tạo thư pháp, truyền bá và con người tiếp thu, giữ gìn nghệ thuật ấy. 

>>>Xem thêm:

  • Tóm tắt tác phẩm chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
  • Phân tích vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao

Nhân vật Huấn Cao điển hình người sáng tạo và làm đẹp cho nghệ thuật thư pháp của dân tộc. Từ tài năng, khí phách và thiên lương, chân dung nhân vật được Nguyễn Tuân thể hiện mang tầm vóc thời đại. Từ cuộc nói chuyện của thơ lại và quản ngục, Huấn Cao hiện lên là người “văn võ toàn tài”. Huấn Cao không chỉ có tài thư pháp giỏi, tài bẻ khóa vượt ngục mà còn là vị anh hùng dám đứng lên chống lại cả triều đình thối nát. Huấn Cao mang bi kịch của người anh hùng thất thế nhưng chưa bao giờ khuất phục. Hơn thế nữa, Huấn Cao còn là người có thiên lương trong sáng. Nó thể hiện trong chính con chữ mà ông Huấn viết ra, những con chữ “vuông tươi tắn”, nói lên “hoài bão tung hoành” của đời người. Trong cách Huấn Cao đáp trả tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” của quản ngục và lời khuyên vể quê sống đời lương thiện càng khẳng định rõ điều đó. 

phan-tich-tac-pham-chu-nguoi-tu-tuphan-tich-tac-pham-chu-nguoi-tu-tu

Nhân vật quản ngục đại diện cho thế hệ lưu giữ, trân trọng nghệ thuật thư pháp. Nhân vật này không chỉ tiếp nhận cái đẹp mà còn tiếp nhận cả linh hồn cái đẹp ấy. Viên quản ngục sống trong nhà tù tư tưởng khi bản thân thanh cao lại phải ở cùng với “lũ quay quắt”. Quản ngục tựa thoi mực đen đúa nhưng thơm thảo. Đây là nhân vật mang bi kịch lầm đường. Cái đáng quý ở nhân vật là có tấm lòng biết yêu quý cái đẹp. Sở nguyện có được chữ ông Huấn treo trong nhà chính là khát vọng có được cái đẹp ở đời. Cái chắp tay cúi lạy “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” ở cuối tác phẩm là cái vái lạy trân trọng của người đời sau với nghệ thuật tốt đẹp của thế hệ trước đó.

Thật thiếu sót nếu như nhắc truyện ngắn “Chữ người tử tù” mà không nói tới nghệ thuật văn học trong tác phẩm. Nguyễn Tuân gần như đã viết lên những câu văn đầy trí tuệ, cảm xúc, sáng tạo, sự co duỗi nhịp nhàng, tính biểu tượng cao. Khi miêu tả “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”, nhà văn đã thể hiện bằng đủ mọi cách: “một tấm lụa bạch”, “phiến lụa óng”, “tấm lụa trắng tinh”, “bức lụa trắng”, “vuông lụa trắng”… Hơn nữa, nhà văn còn tinh tế tạo nên sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, giữa hoàn cảnh và tinh thần con người. Không gian buồng giam “chật hẹp ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián” đối lập với “ánh sáng đỏ rực” của ngọn đuốc, màu trắng lấp lánh từ tấm lụa, bóng người lớn lao kì vĩ. Sự đối lập này đã diễn ra bức tranh thu nhỏ của xã hội bấy giờ: kẻ cường quyền xấu xa, lắt léo còn người truất quyền thì tinh thần bất tử. Thể hiện điều này, Nguyễn Tuân hẳn phải là một người căm ghét cái ác và yêu quê hương sâu sắc.

Tóm lại, truyện ngắn “Chữ người tử tù” chứng tỏ tài năng, phong cách và tấm lòng con người Nguyễn Tuân. Truyện ngắn đã hoàn toàn thành công trong tái hiện một thời nghệ thuật tốt đẹp của dân tộc được ưa chuộng. Những áng văn đậm điệu hồn dân tộc ấy đã làm nên sức sống bất diệt cho tác phẩm.


 

0