24/02/2018, 19:28

Phân tích sự phát triển nhảy vọt về lực lượng sản xuất của chủ nghĩa tư bản hiện đại?

Sự phát triển nhảy vọt về lực lượng sản xuất của chủ nghĩa tư bản hiện đại được thể hiện trên các khía cạnh sau: Thứ nhất, cách mạng công nghệ thông tin (IT) và công nghệ cao phát triển mạnh mẽ. Cách mạng IT khởi nguồn từ các nước phát triển phương Tây là bước nhảy ...

Sự phát triển nhảy vọt về lực lượng sản xuất của chủ nghĩa tư bản hiện đại được thể hiện trên các khía cạnh sau:

Thứ nhất, cách mạng công nghệ thông tin (IT) và công nghệ cao phát triển mạnh mẽ. Cách mạng IT khởi nguồn từ các nước phát triển phương Tây là bước nhảy vọt lớn mang tính lịch sử to lớn của phát triển khoa học kỹ thuật, là kết quả sự tích luỹ khoa học kỹ thuật lâu dài của các nước tư bản chủ nghĩa. Mười mấy năm gần đây, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành lớn nhất và ngành tăng trưởng nhanh nhất, nửa cuốỉ thập kỷ 90 của thế kỷ XX, ngành công nghệ thông tin của Mỹ chiếm 8,3% trong GDP, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế trên 30%.

Cùng với sự lan rộng trên toàn cầu của cách mạng IT, các ngành công nghệ cao mới khác như sinh học, vật liệu mới, nguồn năng lượng mới, hàng không vũ trụ… cũng đang phát triển mạnh mẽ, dự kiến cách mạng khoa học kỹ kuật sẽ bùng nổ một cao trào mới do sự kết hợp giữa IT với công nghệ cao khác, đặc biệt là công nghệ sinh học. Sự tiến bộ và những bước đột phá của khoa học kỹ thuật đã mở ra không gian rộng lớn mới cho sự phát triển của sức sản xuất.

Thứ hai, giáo dục được tăng cường và tố chất của người lao dộng được nâng cao rõ rệt.

Ví dụ: thời gian được giáo dục học tập của công nhân Mỹ từ 10,6 năm của năm 1948 đã tăng đến trên 14 năm vào năm 1999; trong cùng thời gian này tỷ lệ trên đại học của người dân trên 25 tuổi từ 14% đã tăng lên đến 50%. Tăng cường giáo dục đào tạo đã làm cho tố chất công nhânđược nâng cao, từ đó đặt nền móng vững chắc cho việc nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh.

Thứ ba, những thành quả khoa học kỹ thuật nhanh chóng chuyển hoá vào sản xuất, kinh doanh giúp tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Theo thống kê, vào năm 1820, trước cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất, tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của thế giới rất thấp, năm đầu công nguyên đến năm 1000 chỉ có 0,01%; từ năm 1000 đến năm 1820 là 0,22%; từ năm 1820 đến năm 1898 đạt 2.21%. Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới nâng cao rõ rệt, từ năm 1950-1973, GDP thế giới mỗi năm tăng 4,91%, từ năm 1973-1998 tăng 3,01%. Những năm 90 của thế kỷ XX, nước Mỹ với sự thúc đẩy của cách mạng đã có được 10 năm phồn vinh liên tục, trong khoảng thời gian từ năm 1996-2000 mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt trên 4%. Tiến bộ khoa học kỹ thuật thúc đẩy nâng cao năng suất lao động. Từ năm 1995-2001 nâng suất lao động của các ngành phi nông nghiệp ở Mỹ tăng trưởng bình quân hàng năm là 2,6%, gấp gần hai lần so với khoảng thời gian từ 1973-1995 (1,39%), đây chính là kết quả áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin.

0