24/02/2018, 19:27

Phân tích hai chặng đời đấu tranh của nhân vật cô Tâm trong truyện cố tích “Tấm Cám”.

Phân tích hai chặng đời đấu tranh của nhân vật cô Tâm trong truyện cố tích "Tấm Cám". I. MỞ BÀI – Tấm Cám là truyện cổ tích thuộc kiểu truyện về người mồ côi, có mang yếu tố thần kì. Truyện phản ánh số phận của cô gái mồ côi bất hạnh cùng mơ ước đổi đời và ...

 Phân tích hai chặng đời đấu tranh của nhân vật cô Tâm trong truyện cố tích "Tấm Cám".

I. MỞ BÀI

–   Tấm Cám là truyện cổ tích thuộc kiểu truyện về người mồ côi, có mang yếu tố thần kì. Truyện phản ánh số phận của cô gái mồ côi bất hạnh cùng mơ ước đổi đời và công lí xã hội của người lao động.

–   Số phận của nhân vật trung tâm là cô Tấm gắn liền với cuộc đấu tranh chống lại cái ác qua hai chặng đời đấu tranh: người con mồ côi bị ức hiếp và sau khi trở thành vợ vua.

II. THÂN BÀI

A. CHẶNG ĐỜI THỨ NHẤT

1. Cô Tâm mồ côi vốn hiền lành, chăm chỉ, luôn luôn bị mẹ con Cám chà đạp.

–   Đầu tiên là việc đi bắt tép để được thương cái yến đỏ, Tấm bị Cám lừa trút hết tôm tép vào giỏ Cám.

–   Nhịn bát cơm để nuôi cá bống trong giếng cũng bị mẹ con Cám bắt ăn thịt.

–   Khi được tin nhà vua mở hội, Tấm lại bị mẹ ghẻ hành hạ bằng cách bắt nhặt thóc gạo trộn lẫn.   

2. Mỗi lần bị hà hiếp, Tấm chỉ biết khóc: Tấm bưng mặt khóc nức nở, (…) bưng mặt khóc òa, (…) tủi thân òa lên khóc, (…) tủi thân muốn khóc. Những tiếng khóc trên chứng tỏ Tấm ý thức được nỗi khổ của mình. Đó là thái độ phản kháng mang tính thụ động, chịu đựng, mềm yếu.

B. CHẶNG ĐỜI THỨ HAI

1. Tấm trở thành hoàng hậu nhưng vẫn bị cái ác tiêu diệt. Cô Tấm hiền lành, lương thiện vừa bị giết chết, một cô Tấm mạnh mẽ và quyết liệt sống dậy, trở về với cuộc đời để đòi hạnh phúc.

–   Tấm hóa vàng anh, báo hiệu sự có mặt của mình thì bị giết chết. Tấm hóa cây xoan đào (khung cửi), tuyên chiến với kẻ thù thì bị đốt cháy. Tấm hóa cây thị (quả thị) trở về với đời… Cái thiện không chịu chết một cách oan ức trong im lặng đã vùng dậy, còn cái ác cũng tìm mọi cách tiêu diệt cái thiện. Những lần chết đi sống lại của Tấm phản ánh tính chất gay gắt, quyết liệt của cuộc chiến đấu giữa cái thiện với cái ác, đồng thời thể hiện sức sống mãnh liệt, không thể bị tiêu diệt của cái thiện.

–   Chim vàng anh, cây xoan đào (khung cửi), cây thị (quả thị) là những vật cô Tấm gửi gắm linh hồn, cũng là những vật bình dị thân thương trong cuộc sống dân dã. Đó là những hình ảnh đẹp, tạo ấn tượng thẩm mĩ cho câu chuyện.

2. Sau bao lần hóa thân chiến đấu chống kẻ thù, Tấm trở lại với cuộc đời. Dường như Tấm hiểu rằng không thể có hạnh phúc trọn vẹn nếu cái ác còn tồn tại. Cô lừa Cám để tự nó sai người đào hố, giội nước sôi, tự kết thúc đời mình. Cuối cùng Tấm đã giành lại và hưởng hạnh phúc trọn vẹn. Kết thúc đó nêu triết lí dân gian, "ở hiền gặp lành", "ác giả ác báo” phù hợp với mong ước của nhân dân về sự trừng phạt kẻ thù.

Tóm lại, cuộc chiến đấu của Tấm với mẹ con dì ghẻ thật gian nan, quyết liệt nhưng cuối cùng Tấm đã chiến thắng. Đó là chiến thắng tất yếu của cái thiện, của lòng nhân đạo và tinh thần lạc quan theo quan niệm của nhân dân.  

3. Mấy lần hóa thân của Tấm trong chặng đời này cũng có sựtrợ giúp của yếu tố kì ảo. Nếu ở phần một của truyện, Bụt hiện lên ban tặng vật thần kì mỗi lần Tấm khóc, thì ở phần hai, cuộc đấu tranh quyết liệt hơn nhưng ta không còn thấy Tấm khóc, cũng hoàn toàn không thấy sự xuất hiện của Bụt. Nhân dân gửi vào nhân vật Tấm ý thức phải tự mình giành và giữ hạnh phúc. Khác với phần một, yếu tố kì ảo (chim vàng anh, xoan đào, quả thị) không thay Tấm trong cuộc chiến đấu mà chỉ là nơi Tấm hóa thân để lại đấu tranh với cái ác quyết liệt hơn.

–   Sau bao đau khổ, chết đi sống lại nhiều lần, cuối cùng Tấm đã trở về với cuộc đời, hưởng hạnh phúc có thực và dài lâu trên trần thế. Kết thúc đó cho thấy quan niệm về hạnh phúc của nhân dân xưa. Điều này thể hiện lòng yêu đời và gắn bó với cuộc sống của nhân dân lao động xưa.

III. KẾT BÀI

–   Cô Tấm nghèo hèn, bị bắt nạt, bị giết, cuối cùng đã gặp lại chồng, trở về làm hoàng hậu bên những người dân hiền lành tử tế. Kết thúc đó cũng mang mơ ước đổi đời của những người lao động nghèo. Đó là bức tranh về một xã hội lí tưởng có "vua sáng, tôi hiền". Trong xã hội mơ ước đó, họ không phải là loại người bần cùng mà ở địa vị tối cao.

–   Những mơ ước trên biểu hiện tâm hồn lãng mạn, tinh thần lạc quan yêu đời và niềm khát khao vươn tới cái đẹp, cái thánh thiện của nhân dân lao động.

van vinh thang

0 chủ đề

23876 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0