28/05/2017, 20:05

Phân tích nội dung bài thơ Thương Vợ của Tú Xương

Đề bài: Em hãy phân tích nội dung của bài thơ Thương Vợ của Tú Xương Trong xã hội luôn bị sự kìm chặt của thế lực phong kiến, những người nghệ sĩ phải chịu những số phận bất hạnh, phải bon chen trên con đường tri thức, nhưng cuộc đời vẫn còn dang dở trên chặng đường công danh, một trong những nhà ...

Đề bài: Em hãy phân tích nội dung của bài thơ Thương Vợ của Tú Xương Trong xã hội luôn bị sự kìm chặt của thế lực phong kiến, những người nghệ sĩ phải chịu những số phận bất hạnh, phải bon chen trên con đường tri thức, nhưng cuộc đời vẫn còn dang dở trên chặng đường công danh, một trong những nhà thơ điển hình trong nghệ thuật trào phúng đó là Tú Xương. Thương vợ là nhà thơ thuộc thế hệ cũ, sống trong một xã hội luôn bị sự kiềm chặt của các thế lực phong kiến, cuộc đời ...

Đề bài: Em hãy phân tích nội dung của bài thơ Thương Vợ của Tú Xương

Trong xã hội luôn bị sự kìm chặt của thế lực phong kiến, những người nghệ sĩ phải chịu những số phận bất hạnh, phải bon chen trên con đường tri thức, nhưng cuộc đời vẫn còn dang dở trên chặng đường công danh, một trong những nhà thơ điển hình trong nghệ thuật trào phúng đó là Tú Xương.

Thương vợ là nhà thơ thuộc thế hệ cũ, sống trong một xã hội luôn bị sự kiềm chặt của các thế lực phong kiến, cuộc đời của ông phải trải qua rất nhiều những thăng trầm trong xã hội, bao nhiêu lần tham gia kì thi hương, hội, nhưng số lần ông tham gia rất lớn, lên đến 8 lần, ông phải gian nan trên con đường tri thức của mình.

Tác phẩm thương vợ đã phản ánh được hầu hết được mọi vấn đề xã hội lúc bấy giờ, với nghệ thuật trào phúng sâu sắc ông đã để lại cho người đọc một cái nhìn toàn diện qua chiều sâu các vấn đề cũng như mọi giá trị của cuộc sống. Sống trong cảnh sống vất vả, mọi người phải vất vả với cuộc sống, thì những người tri thức trong xã hội cũ cũng không hề được coi trọng, họ là những con người phải chịu rất nhiều những tủi nhục, phải bươn trải trên con đường của mình, cũng như của cuộc sống, nhưng cũng không được hưởng một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc.

Bài thơ đã tái hiện nhiều nội dung phong phú, làm tôn vinh lên hình ảnh người vợ với nhiều đức tính tốt, chăm chỉ và cần cù cho gia đình. Một mình bon chen với công việc, nghề nghiệp phải làm bên ngoài ven sông, làm nghề buôn bán, sống trong cảnh vất vả, quanh năm bon chen với mọi công việc, vất vả để có tiền nuôi sống gia đình cũng như các con của mình:

Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Nuôi đủ năm con với một chồng

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo xèo mặt nước buổi đò đông.

Hình ảnh người vợ trong tác phẩm này là người vợ luôn tần tảo cho cả gia đình, lặng lội để kiếm tiền nuôi sống gia đình, thân phận những người đàn bà đã nhỏ bé rồi, nay còn phải nuôi cả chồng và con nữa, chính vì thế bao nhiêu khó khăn, vất vả nay lại được đặt lên vai người đàn bà nhỏ bé này. Chồng và con là gánh nặng của bà Tú, không chỉ có một gia đình lớn, mà bà còn phải nuôi thêm chồng của mình nữa.

Từ quanh năm ở đây là nhấn mạnh mức độ vất vả, gian nan cũng như khó khăn mà bà Tú đang gặp phải, chỗ buôn bán của bà Tú còn không phải là chỗ có địa hình thuận lợi mà đó còn ở mom sông, đây là chỗ cực kì nguy hiểm, chênh vênh, nó không vững chắc để có thể kiếm sống tốt được. Cuộc sống đã khó khăn nay lại còn khó khăn hơn, khi sống trong cảnh nghèo đói, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, lại còn cộng thêm rất nhiều những vất vả mà cuộc sống này đẩy con người phải đối mặt và giải quyết nó. Thân cò từ xưa đến nay trong văn học nó là biểu tượng để nói về sự chênh vênh, vất vả của người phụ nữ.

thuong-vthuong-vo

Gánh nặng đó được đặt ra với bao nhiêu khó khăn và sự vất vả mà mọi người gặp phải, tất cả những điều đó đều tăng thêm mức độ cực khổ của bà Tú:

Một duyên hai nợ, âu đành phận

Năm nắng mười mưa, dám quản công

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc!

Có chồng hờ hững cũng như không!

Số phận đó được tác giả chấp thuận, bởi không có thể trách phận cho trời đất được, nó thật sự vất vả, bao nhiêu ngày tháng nắng mưa, không quản công mà lo lắng cho cuộc sống cũng như bao nhiêu vất vả mà cuộc sống này để lại cho con người. Những nỗi vất vả đó đều được đổ tại do thói đời ở bạc, sự ở bạc ở đây được hiểu là được phụ bạc con người, phụ bạc những người tài mà không có danh phận, phải chịu cảnh vợ nuôi, không hỗ trợ được vợ phần nào mà còn là gánh nặng để vợ phải nuôi mỗi ngày.

Có chồng cũng như không, ở đây tác giả dường như hòa mình vào thân phận của bà Tú để than thân trách phận về cuộc đời, khi có chồng cũng như không, nội dung của bài thơ này xoay quanh vấn đề nói về cuộc đời vất vả của gia đình Tú Xương, được thể hiện thông qua hình ảnh bà Tú, với những nỗi vất vả được bao chứa và bao hàm trong con người và số phận của vợ Tú Xương.

Ở những dòng thơ cuối dường như tác giả cũng hòa mình và thể hiện nỗi lòng thương yêu trước sự vất vả của vợ của mình, nỗi vất vả đó không thể kể thấu được, không biết trách ai chỉ biết trách cho thân phận khổ đau cũng như những nỗi vất vả, mà vợ Tú Xương đang gặp phải.

Bài thơ trong bốn dòng thơ đầu đã thể hiện những nỗi vất vả, gian nan mà người vợ phải gặp, và bon chen trong cuộc sống để nuôi sống được vợ, nhưng mấy dòng thơ cuối lại là nỗi lòng của tác giả dành cho vợ của mình, những nỗi xót xa trước sự vất vả của người vợ, thể hiện lòng đồng cảm, sâu sắc, biết yêu thương trước hình ảnh của vợ mình. Nhưng cũng than thân trách phận khi thói đời phụ bạc.

Bài thơ đã để lại cho người đọc rất nhiều những cảm xúc, đó là sự cảm thông trước hình ảnh vất vả của vợ Tú Xương, và qua đó cũng nói lên nói đời phụ bạc, một xã hội phong kiến đang kiềm chặt cuộc sống của mỗi con người.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

PHAN TICH NOI DUNG THUONG VO TU XUONG

 PHÂN TÍCH NỘI DUNG THƯƠNG VỢ TÚ XƯƠNG

 EM HAY PHAN TICH NOI DUNG THUONG VO TU XUONG

 EM HÃY PHÂN TÍCH NỘI DUNG THƯƠNG VỢ TÚ XƯƠNG

NỘI DUNG TRONG THUONG VO TU XUONG

0