24/05/2017, 12:02

Phân tích nội dung bài thơ Nhớ Rừng của Thế Lữ

Đề: Căn cứ vào nội dung bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ, em hãy giải thích tác giả đã mượn lời con hổ ở vườn bách thú để thể hiện cảm xúc của nhà thơ như thế nào? BÀI LÀM Thế Lữ không chỉ là người cắm ngọn cờ chiến thắng cho Thơ mơi mà còn là người tiêu biểu đầy đủ nhất cho Thơ ...

Đề: Căn cứ vào nội dung bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ, em hãy giải thích tác giả đã mượn lời con hổ ở vườn bách thú để thể hiện cảm xúc của nhà thơ như thế nào?

BÀI LÀM

Thế Lữ không chỉ là người cắm ngọn cờ chiến thắng cho Thơ mơi mà còn là người tiêu biểu đầy đủ nhất cho Thơ mới chặng đầu (1932 - 1935).

Tự cho mình là người lữ khách của thế gian (bút danh Thế Lữ có ý nghĩa đó), ông đi tìm cái đẹp ở mọi nơi. Nhưng thực ra nhà thơ Thế Lữ đâu chỉ ‘xuôi ngược để vui chơi’ như ông nói, thơ Thế Lữ vẫn mang nặng tâm sự thời thế, đất nước. Bài thơ ‘Nhớ rừng’ của ông mang nặng tâm sự căm hờn, u uất và niềm khao khát tự do mãnh liệt của những người phải sống trong cảnh ‘nhục nhằn, tù hãm’.

Bài thơ liền mạch cảm xúc, được tác giả ngắt thành 5 đoạn, tuy vậy bài thơ có ba ý lớn:

1.                    Tâm trạng căm hờn, uất hận và nỗi ngao ngán của con hổ trong cảnh tù hãm ở vườn bách thú. (đoạn thơ đầu)

2.                    Hình ảnh ‘giang sơn hùng vĩ’ thuở ‘oanh liệt’ của con hổ được tái hiện trong nỗi nhớ da diết của nó (2 đoạn thơ tiếp theo).

3.                    Nỗi chán ghét hiện tại tầm thường, giả dối và lời nhắn gửi thống thiết của con hổ tới ‘cảnh nước non hùng vĩ’ xưa kia (phần còn lại).

1)         Tâm trạng căm hờn, uất hận và nỗi ngao ngán của con hổ trong cảnh tù hãm ở vườn bách thú:

62

Bài thơ là lời con hổ trong vườn bách thú. Tác giả đã khai thác một đề tài đầy kịch tích, tạo ra âm hưởng bi tráng cho bài thơ. cảnh ngộ của con hổ giờ đây là cảnh ngộ của một thân tù hèn mọn, nhưng hồn vía vẫn là hồn vía của một vị chúa sơn lâm luôn hướng về một thời oanh liệt.

Đề tài ấy rất phù hợp với bút pháp lãng mạn: thiên về việc diễn tả nỗi khao khát vươn tới sự cao cả, đẹp đẽ trong mộng tưởng đắm say.

a) Tâm trạng căm hờn, uất hận và nỗi ngao ngán của con hổ trong cảnh tù hãm ở vườn bách thú được tác giả miêu tả rất ấn tượng:

Tác giả đã mô tả nỗi căm hờn, uất hận và nỗi ngao ngán của con hổ trong cảnh tù hãm ở vườn bách thú với mình thức đối lập giữa vẻ bề ngoài và thế giới nội tâm của mãnh thú.

Nhìn bề ngoài thì hình như vị chúa tể rừng xanh này đã hết thời đập phá hung dữ, nay đang thấm thìa sự bất lực và ý thức được tình thế đắng cay của mình, cam chịu cảnh gậm nhấm ‘một khối căm hờn’, ‘nằm dài trông ngày tháng dần qua’, mặc cho thân thể bị tụt xuống ngang cấp với những loài hèn kém.

Nhìn bề ngoài có cảm giác con hổ này đã được thuần hoá, cam chịu ‘làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi’ để mua vui cho người và cam chịu ‘ngang bầy cùng bọn gấu dỡ hơi - Với cặp báo chuồng bên vô tư lự’.

Nhưng thực ra, con mãnh thú vẫn ngùn ngụt lửa ‘căm hờn’, ‘uất hận’. Âm điệu câu thơ mở đầu gợi lên giọng gầm gừ, tức giận của con hổ. Sức nặng âm hưởng như dồn vào từ ‘căm hờn’ đứng giữa câu thơ. Câu thơ nhiều vần trắc diễn tả cái dằn vặt căm hờn của con hổ. Nỗi căm hờn như đúc lại thành hình thành khối (‘khối căm hờn’). Không phải ‘ngậm một khối căm hờn’ mà là ‘gậm’, nghĩa là không cam chịu, âm thầm mà dữ dội như muôn nghiến nát, nghiền tan ‘khối căm hờn’.

Cách tự xưng của con hổ vẫn là cách tự xưng kiêu hãnh của vị chúa tể quyền uy. ‘Ta... ‘ bị giam hãm, nhưng tiềm tàng trong con người nó vẫn còn nguyên sức mạnh linh thiêng kết tinh sức mạnh huyền bí của rừng thẳm (‘oai linh rừng thẳm’).

Cái nhìn của nó đối với mọi đối tượng chung quanh vẫn là cái nhìn của kẻ bề trên: với con người, kẻ đã cầm tù nó thì chỉ là ‘lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ’, khiến nó ‘khinh’ và nhìn với con mắt giễu cợt: ‘giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm’! Còn đối với bọn gấu, dưới con mắt của vị chúa sơn lâm, chỉ là một bọn ‘dở hơi’; nó thương hại ‘cặp báo chuồng bên vô tư lự’, nhởn nhơ trong cảnh nồ lệ.

Cùng với nỗi ‘căm hờn’, ‘uất hận’ còn có nỗi ngao ngán khôn cùng của con hổ trong cảnh tù hãm. Ngao ngán vì trong lòng ngùn ngụt căm hờn, uất hận,

vẫn còn nguyên sức mạnh ‘oai linh rừng thẳm’... mà đành bất lực ‘nằm dài trông ngày tháng dần qua’, mà phải dằn lòng ‘bị nhục nhằn, tù hãm’, để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi’.

b) Tâm trạng đó của con hổ rất gần gũi với tâm trạng chung cửa người dân Việt Nam mất nước, nô lệ lúc đó:

Đoạn thơ mở đầu đã chạm ngay vào nỗi đau mất nước nỗi đau của người dân nô lệ lúc bây giờ. Họ thấy nỗi căm hờn, uất hận của con hổ cũng chính là tiếng lòng mình, cả nỗi ngao ngán của con hổ cũng là nỗi ngao ngán của người dân trong cảnh đời tối tăm, u buồn bao trùm khắp đất nước.

Bài thơ vì vậy có tiếng vang rộng rãi và ít nhiều có tác dụng khơi dậy tình cảm yêu nước, khao khát độc lập, tự do của người dân Việt Nam khi đó.

2)         Hình ảnh giang sơn hùng vĩ thời oanh liệt của chúa sơn lâm được tái hiện trong nỗi nhớ da diết được miêu tả rất hình tượng:

Cũi sắt của vườn bách thú chỉ giam được thân xác con hổ, còn hồn vía của chúa sơn lâm vẫn trở về ‘nơi giống hầm thiêng ta ngự trị’. Qua tâm hồn của hổ, rừng xưa núi cũ hiện lên thật hùng vĩ, đắm say.

a)         Hùng vĩ, đắm say với ‘bóng cả, cây già ‘ đầy vẻ thâm nghiêm.

Hùng tráng với những âm thanh dữ dội: ‘tiếng gió gào ngàn’, ‘giọng nguồn hét núi’, ‘thét khúc trường ca dữ dội’.

Những động từ rất mạnh và gợi, tạo nên khúc ca dữ dội, hùng tráng của rừng núi: (‘gào’, ‘hét’, ‘thét’).

Cảnh rừng núi càng trở nên linh thiêng, hùng vĩ vì cái vẻ hoang vu, bí ẩn của nó: quê hương con hổ là ‘chốn thảo hoa không tên không tuổi’, một xứ sở vô danh tôn thêm vẻ bí ẩn... Nơi ngự trị của con hổ là ‘hang tối’ mịt mùng, lại thêm một vẻ bí ẩn, rùng rỢn!

Núi rừng đại ngàn vốn đã hùng vĩ, linh thiêng, bí ẩn, trong nỗi nhớ da diết của thân tù càng trở nên kì dị, bí ẩn, linh thiêng hơn. Cái gì cũng lớn lao, phi thường mãnh liệt, dữ dội, trước khi để chúa sơn lâm hiện ra, Thế Lữ đã dựng cảnh để gỢi không khí oai hùng. Một nền cảnh thật xứng với chúa sơn lâm!

b)         Tác giả đã để vị chúa sơn lâm xuất hiện rất hào hùng:

Đúng vào lúc tiếng gào thét của thiên nhiên ở đỉnh điểm dữ dội thì chúa sơn lâm xuất hiện. Đầu tiên chỉ thấy bàn chân hổ với những bước chân ‘dõng dạc, đường hoàng’. Những câu thơ có giá trị như một đoạn phim cận cảnh quay chi tiết: sau bước chân là tấm thân xuất hiện từ từ nên càng oai hùng, to lớn. Những câu thơ tám chữ, nhịp điệu câu thơ uyển chuyển với những từ láy (‘nhịp nhàng’, ‘dõng dạc’, ‘âm thầm’... ) gợi lên vẻ mềm mại của tấm thân con hổ.

Tác giả đã chọn lựa những động từ phù hợp để miêu tả những động tác của bàn chân, tấm thân, ánh mắt của con hổ (‘bước’, ‘lượn’, ‘vờn’, ‘quắc’... ) khiến cho vị chúa sơn lâm hiện ra với một tư thế, một vẻ đẹp oai phong, lẫm liệt, đầy sức mạnh, vẻ oai phong của vị chúa tể đã chế ngự hoàn toàn cảnh vật ‘khiến cho mọi vật đều im hơi’. Con hổ đầy kiêu hãnh khi tự khẳng định địa vị cao quý của mình.

‘Ta biết ta chúa tể cả muôn loài’

3)         Nỗi ngao ngán, u uất trước thực tại và lời nhắn gửi thống thiết tới cảnh ‘nước non hùng vĩ’ xưa kia của con hổ (2 đoạn thơ cuối).

Dưới con mắt của mãnh hổ, cảnh ở vườn bách thú là những cảnh ‘tầm thường, giả dối’. ‘Tầm thường giả dối’ vì đó là cảnh nhân tạo, do con người sửa sang; xếp đặt, tỉa tót, chứ không phải cảnh hoang dã, tự nhiên của đại ngàn cao cả, âm u. ‘Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng’ đối lập hẳn với ‘cảnh sơn lâm bóng cả, cây già’, với ‘chốn thảo hoa không tên không tuổi’. ‘Dăm vầng lá hiền lành’ đối lập với ‘lá gai, cỏ sắc’. ‘Dòng nước đen giả suối chẳng thông dòng’ đối lập với dòng suối đẫm ánh trăng...

a)         Con hổ vô cùng chán ghét những cảnh ‘tầm thường, giả dối’ ấy. Chán ghét vì nó đơn điệu, tẻ nhạt, ‘không đời nào thay đổi’.

Cách ngắt nhịp gấp, các sắc thái diễu nhại của từ ngữ (‘len dưới nách’, ‘thấp kém’, ‘cũng học đòi bắt chước’... ) khiến cho đoạn thơ toát lên nỗi bực dọc, khinh thường, chán ghét cao độ của con hổ đối với thực tại chung quanh.

Con hổ trở về với niềm uất hận vì tù túng, nhưng uất hận hơn là phải chấp nhận cái tầm thường, giả dối. Hổ nhớ rừng là nhớ tự do, nhưng còn là nhớ cái cao cả, cái chân thực, tự nhiên. Đoạn thơ là linh hồn của hổ, nhưng cũng là linh hồn của thơ lãng mạn: đó là cảm hứng vươn tới cái cao cả, cái chân thực, cái đẹp, vượt lên trên sự tầm thường, giả dối.

b)         Bài thơ kết thúc bằng lời nhắn gửi thống thiết của con hổ tới rừng thiêng, nơi nó ngự trị ngày xưa. Lời nhắn gửi ấy có liên quan và có ý nghĩa gì đối với tâm trạng của con người Việt Nam thuở ấy?

Con hổ cất lời nhắn gửi tới ‘nước non’ cũ, một non nước ‘oai linh, hùng vĩ’. Nơi ‘non nước’ cũ là nơi ngày xưa hổ có chủ quyền (‘nơi giống hầm thiêng ta ngự trị’), nơi ngày xưa có cả tự do (‘nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa’).

Nội dung lời nhắn gửi là nỗi lòng quặn đau, ngao ngán, căm hờn, u uất vì đang bị cầm tù, mất tự do, mất chủ quyền, đó còn là tấc lòng mãi mãi gắn bó, thuỷ chung với ‘non nước’ cũ (‘Ta đang theo giấc mộng ngàn to lớn. Để hồn ta phảng phất được gần ngươi’), nó không hề khuất phục kẻ thù và hoàn cảnh, nó

không bao giờ lãng quên, và phản bội ‘non nước’ xưa. Lời nhắn gửi mà như một lời thề son sắt, thuỷ chung.

Phải chăng đó cũng là nỗi lòng, là tấm lòng của người dân đất Việt đương thời chán ghét, u uất trong cảnh đời nô lệ mà vẫn son sắt, thuỷ chung với giống nòi, non nước?

Lời thơ thống thiết. Câu thơ kết là tiếng vang vọng sâu thẳm của tấm lòng yêu nước.

Nguồn:
0