Phân tích những câu thơ miêu tả chân dung Mã Giám Sinh và nội tâm Thúy Kiều
Đề bài: Tìm trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều những câu thơ miêu tả chân dung bên ngoài của Mã Giám Sinh và những câu miêu tả nội tâm của Thúy Kiều. Phân tích những câu thơ đó Văn học trung đại Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX có những bước phát triển vượt bậc, đó là sự xuất hiện của ...
Đề bài: Tìm trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều những câu thơ miêu tả chân dung bên ngoài của Mã Giám Sinh và những câu miêu tả nội tâm của Thúy Kiều. Phân tích những câu thơ đó Văn học trung đại Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX có những bước phát triển vượt bậc, đó là sự xuất hiện của những gương mặt nhà văn, nhà thơ tiêu biểu như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiều, Nguyễn Du… những gương mặt nhà thơ này đã có những đóng góp lớn, làm cho văn học trung đại giai ...
Đề bài: Tìm trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều những câu thơ miêu tả chân dung bên ngoài của Mã Giám Sinh và những câu miêu tả nội tâm của Thúy Kiều. Phân tích những câu thơ đó
Văn học trung đại Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX có những bước phát triển vượt bậc, đó là sự xuất hiện của những gương mặt nhà văn, nhà thơ tiêu biểu như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiều, Nguyễn Du… những gương mặt nhà thơ này đã có những đóng góp lớn, làm cho văn học trung đại giai đoạn này phát triển một cách mạnh mẽ, những tác phẩm mang những giá trị nội dung lớn lao, phản ánh được bối cảnh thời đại, truyền tải những thông điệp nhân văn, nhân đạo sâu sắc. Một trong số những tác giả nổi bật nhất chính là đại thi hào Nguyễn Du, nhà thơ Nguyễn Du gắn liền với tên tuổi của một kiệt tác văn học lẫy lừng của dân tộc “Đoạn trường tân thanh” (Truyện Kiều). Trong tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du đã có những nét chấm phá vô cùng độc đáo về chân dung của nhân vật, dù là chính diện hay phản diện đều mang những nét đặc trưng phản ánh được con người, tính cách của nhân vật đó. Để tìm hiểu điều này, ta sẽ đi vào một trích đoạn cụ thể “Mã Giám Sinh mua Kiều”.
Trích đoạn “Mã Giám Sinh mua Kiều” là đoạn trích đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời của Thúy Kiều, bởi lúc này nàng đã quyết định bán mình để cứu cha, cứu cả gia đình. Quyết định này đã dẫn đến cuộc mua bán giữa Mã Giám Sinh và mụ mối, ngã giá để mua Kiều, cuộc mua bán tuy mang hình thức là một cuộc hỏi cưới đầy tính nghi thức, nhưng sự giả dối, trơ trẽn của Mã Giám Sinh cùng bọn người hầu không thể che đậy được bản chất của dân buôn ở hắn ta. Trong trích đoạn này, Nguyễn Du đã có những nét phác thảo chân dung Mã Giám Sinh đầy độc đáo, chỉ bằng vài nét bút, Mã Giám Sinh hiện ra là một người vô học, kệch cỡm giả dối đến tận cùng. Thúy Kiều trong đoạn trích này bị coi như một món hàng để người ta ngã giá, trao đổi. Tâm trạng đau đớn, tủi nhục của nàng cũng được Nguyễn Du khắc họa vô cùng sâu sắc.
“Gần miền có một mụ nào
Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh
Hỏi tên rằng Mã Giám Sinh
Hỏi quê rằng huyện Lâm Thanh cũng gần”
Cuộc mua bán được ngụy tạo bởi hình thức của một cuộc mai mối, hỏi vợ. Mà để hỏi vợ thì đâu có thể thiếu được vai trò của bà mối, ở đây bà mối đã đưa một người viễn khách vào vấn danh. Qua cách ăn nói thì thấy người “viễn khách” này khá đạo mạo, lịch sự thông qua việc giới thiệu tên cũng như quê quán. Hắn ta tên Mã Giám Sinh, cái tên “sực mùi” hình thức, khoe mẽ, bởi khi xưa, những Nho sinh được học ở trường Quốc Tử Giám mới lấy tên Mã Giám phía trước tên của mình. Ngay từ ấn tượng đầu tiên, người đọc chưa hiểu rõ về con người này xong ấn tượng cũng không hoàn toàn tốt. Như lời giới thiệu của bà mối thì Mã Giám Sinh là một người “viễn khách” tức quê quán khá xa, nhưng trong lời giới thiệu của hắn ta lại mang sự bất đồng rõ rệt “…rằng huyện Lâm Thanh cũng gần”
Vậy là sự mâu thuẫn trong lời nói đã thể hiện phần nào bản chất của Mã Giám Sinh, rằng hắn ta cũng không đạo mạo, có học thức như trong cách giới thiệu của hắn. Nhưng cũng không để người đọc phải chờ đợi, suy đoán bởi ngay sau đó bản chất thực của Mã Giám Sinh bị bóc tách ra khỏi diện mạo ngụy trang của mình:
“Quá niên trạc tuổi tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao
Trước thầy sau tớ lao sao
Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang”
Nhà thơ Nguyễn Du không trực tiếp nói về con người cũng như bản chất của Mã Giám Sinh mà để cho hắn tự bộc lộ mình thông qua diện mạo cũng như những hành động đầy tính vô học của mình. Mã Giám Sinh là một người đàn ông trạc tuổi tứ tuân, tức là đã hơn bốn mươi tuổi mà trong xã hội xưa vào độ tuổi này được xem là đứng tuổi. Với tuổi tác như vậy mà là thư sinh thì thực khiến người ta nghi ngờ, không chỉ vậy, diện mạo của hắn ta cũng khác hoàn toàn với độ tuổi của mình “Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao”, ngoài tứ tuần nhưng Mã Giám Sinh lại cố chải chuốt, quần là áo lượt không khiến cho người ta ấn tượng tốt mà ngược lại khiến cho hắn ta trở nên trơ trẽn, kệch cỡm đến cực điểm.
Rõ ràng quan hệ giữa Mã Giám Sinh và những người đầy tớ đi theo là quan hệ chủ tớ, nhưng lại diễn ra tình trạng “Trước thầy sau tớ lao xao”, nếu thực sự là chủ thật, tớ thật thì không thể có tình trạng thiếu quy củ, lộn xộn như vậy được. Sự ồn ào, nhốn nháo của chủ tớ Mã Giám Sinh khiến cho chúng ta liên tưởng đến một quan hệ dựa trên sự mua bán, trao đổi. Như vậy cũng có nghĩa Mã Giám Sinh cũng chẳng phải thư sinh có gia giáo, quy củ gì cả. Tất cả những gì hiện ra trước mắt chỉ là sự ngụy tạo đến trơ trẽn, giả dối.
“Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”
Nếu như ở những câu thơ trên ta thấy được một sự giả dối, kệch cỡm trong ngoại hình và trong cách ứng xử chủ tớ thì đến câu thơ này ta còn nhận thấy Mã Giám Sinh là một kẻ vô học không hơn. Ghế trên vốn là ghế dành cho bậc trên ngồi, không nói đến việc hắn ta chỉ là người đến hỏi vợ, chỉ riêng với tư cách của một Nho sinh thì hành động ấy không thể nào chấp nhận được. Có thể là hắn biết hoặc cũng có thể là hắn biết nhưng vẫn cố tình ngồi, bởi hắn ta tự cho mình quyền làm chủ, người đứng ra quyết định trong cuộc mua bán, trao đổi này.
Khắc họa bằng những nét bút tả thực khiến cho Mã Giám Sinh hiện ra rõ nét với tất cả vẻ giả tạo, lươn lẹo của một tên buôn người. Người đọc càng phẫn uất, bất bình trước Mã Giám Sinh bao nhiêu thì càng thêm thương Thúy Kiều bấy nhiêu, nàng bị coi như một món hàng không có quyền quyết định, chỉ biết im lặng nhìn người ta định giá qua lại. Miêu tả tâm trạng của thúy Kiều trong đoạn trích này cũng là một thành công lớn của Nguyễn Du:
“Ngại ngùng giợn gió e sương
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng
…
Nhìn hoa bóng thẹn trông gương mặt dày”
Thúy Kiều trong cuộc mua bán này không có quyền nói gì mà chỉ im lặng trong đau khổ, nàng e sợ những sóng gió trong tương lai có thể ập đến, nỗi đau khổ của bản thân cùng với nỗi lo lắng cho gia đình khiến cho nàng héo mòn, nước mắt chứa chan. Dáng hình buồn tủi tiều tụy của nàng khiến cho người đọc không khỏi xót xa, thương cảm.
Cuộc đời Thúy Kiều chính thức bước sang bước ngoặt mới sau cuộc mua bán đầy nhẫn tâm này, đó là một cuộc đời đầy sóng gió, biến cố. Đó là mười lăm năm trôi nổi thăng trầm với số phận đầy nghiệt ngã.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
THÚY KIỀU
THUY KIEU
TRUYỆN KIỀU
MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU
KIỀU BÁN MÌNH