28/05/2017, 20:13

So sánh câu thơ cổ Trung Quốc với Truyện Kiều của Nguyễn Du

Đề bài: So sánh, phân tích cảnh sắc mùa xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc: Phương thảo liên thiên bích, Lê chi sổ điểm hoa ( Cỏ thơm liền với trời xanh, Trên cành lê có mấy bông hoa) với cảnh ngày xuân trong câu thơ: Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa ( Truyện Kiều) để ...

Đề bài: So sánh, phân tích cảnh sắc mùa xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc: Phương thảo liên thiên bích, Lê chi sổ điểm hoa ( Cỏ thơm liền với trời xanh, Trên cành lê có mấy bông hoa) với cảnh ngày xuân trong câu thơ: Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa ( Truyện Kiều) để thấy được sự tiếp thu và sáng tạo của Nguyễn Du Trung Hoa có một nền văn học vô cùng đồ sộ và được coi là một nền “văn học già” nhiều thành tựu của thế giới. Vì vậy mà tất yếu, ...

Đề bài: So sánh, phân tích cảnh sắc mùa xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc: Phương thảo liên thiên bích, Lê chi sổ điểm hoa ( Cỏ thơm liền với trời xanh, Trên cành lê có mấy bông hoa) với cảnh ngày xuân trong câu thơ: Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa ( Truyện Kiều) để thấy được sự tiếp thu và sáng tạo của Nguyễn Du

Trung Hoa có một nền văn học vô cùng đồ sộ và được coi là một nền “văn học già” nhiều thành tựu của thế giới. Vì vậy mà tất yếu, sự phát triển của văn học Trung Hoa ít nhiều sẽ ảnh hưởng, chi phối đến sự phát triển văn học của các quốc gia trong khu vực lân cận, ảnh hưởng không chỉ về đề tài mà cả chất liệu văn học, hình thức thơ ca….Việt Nam cũng là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng của nền văn học đó. Trong quá trình hình thành và phát triển nền văn học Việt Nam ta có ý thức trong việc kế thừa, chọn lọc những yếu tố văn học phù hợp để tạo tiền đề cho sự phát triển đầu tiên của nền văn học non trẻ nước nhà. Đặc biệt là trong thơ ca trung đại ta có thể thấy rõ được sự kế thừa này, ở đây ta sẽ đi tìm hiểu về ảnh hưởng giữa câu thơ cổ của Trung Quốc với câu thơ mùa xuân trong bài thơ “Cảnh ngày xuân” của đại thi hào Nguyễn Du.

Văn học Trung Đại chính là giai đoạn đầu của nền văn học viết, văn học bác học ở Việt Nam, nền văn học Việt Nam còn non trẻ nên ngay từ khi mới hình thành, các tác gia Trung đại đã có ý thức trong việc vay mượn, kế thừa những giá trị tinh hoa từ văn học Trung Quốc. Điều đáng lưu ý ở đây là chúng ta chỉ kế thừa những giá trị văn hóa tích cực, phù hợp với bản sắc của dân tộc Việt Nam, sự kế thừa không mang tính rập khuôn, hình thức mà sự kế thừa của dân tộc Việt Nam mang tính sáng tạo, những đề tài, chất liệu, hình thức văn chương được vay mượn từ Trung Hoa đều được sáng tạo, biến tấu cho phù hợp với đặc trưng văn hóa của người Việt.

Việc vay mượn là cần thiết và mang tính quy luật, song dân tộc ta không lạm dụng việc vay mượn đó mà chỉ sáng tạo trên cơ sở tinh hoa của nhân loại, vay mượn có ý thức đã thể hiện được bản lĩnh của dân tộc Việt Nam. Và chứng minh hùng hồn nhất cho bản lĩnh văn hóa tuyệt vời đó chính là sự phát triển không ngừng của nền văn học dân tộc, nhiều tác phẩm nổi tiếng, có giá trị nội dung, tư tưởng, nghệ thuật cao đã vượt ra biên giới quốc gia và đến được với độc giả của rất nhiều nước trên thế giới, đó là những thành tựu rực rỡ mà chúng ta đạt được trong suốt quá trình sáng tạo không ngừng.

Trở lại với tác phẩm truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, như chúng ta đã biết, truyện Kiều được Nguyễn Du mượn nội dung cốt truyện từ tác phẩm “Kim Vân Kiều Truyện” của nhà văn Thanh Tâm Tài nhân của Trung Quốc, dựa trên câu chuyện về cuộc đời của người con gái tài sắc nhưng bất hạnh Thúy Kiều, Nguyễn Du đã có những sáng tạo mang tính quyết định, từ hình thức văn chương đến việc tỉnh lược, đổi mới nội dung đã khiến tác phẩm “Kim Vân Kiều truyện” vốn nhạt nhòa trở thành đại kiệt Truyện Kiều được nhiều người biết đến, trở thành niềm tự hào của nền văn học dân tộc.

       

Trong quá trình sáng tác Truyện Kiều, nhà văn Nguyễn Du đã mượn nhiều những điển tích, điển cố, ảnh hưởng bởi những câu thơ cổ của Trung Hoa, một trong số đó có câu thơ:

“Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa”
(Dịch thơ:
Cỏ thơm liền với trời xanh
Trên cành lê có mấy bông hoa)

Cảm hứng về cảnh sắc tự nhiên trong câu thơ cổ của Trung quốc có sự gặp gỡ với hai câu thơ trong bài “Cảnh ngày xuân” của đại thi hào Nguyễn Du, qua sự phân tích các nhà nghiên cứu cho rằng, ý tưởng của hai câu thơ này của Nguyễn Du chịu ảnh hưởng bởi câu thơ cổ của Trung Quốc, hay nói cách khác, Nguyến Du đã mượn điển tích trong hai câu thơ cổ để sáng tạo nên câu thơ tả thiên nhiên tuyệt sắc trong Truyện Kiều:

“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Ở đây, ta có thể dễ dàng bắt gặp điểm gặp gỡ trong cảnh ngày xuân trong thơ Nguyễn Du và câu thơ cổ của Trung Quốc, đó chính là không gian rộng lớn của bầu trời, của những đám cỏ xanh mướt trải dài ra mênh mông và cảnh sắc mùa xuân đều được điểm xuyết bởi những cánh hoa lê tinh khiết. Chính sự gặp gỡ này mà ta có cơ sở để tin rằng Nguyễn Du đã mượn những điển tích trong thơ cổ Trung Quốc để tạo thành những sáng tạo nghệ thuật trong tác phẩm của mình. Tuy có sự tương đồng nhưng giữa Truyện Kiều và câu thơ cổ của Trung Quốc vẫn có những nét khác biệt riêng, không chỉ ở sắc thái câu thơ mà còn ở ý niệm mà nhà thơ muốn truyền tải.

Trước hết, ta sẽ đi tìm hiểu hai câu thơ trong bài thơ cổ của Trung Quốc, đó là hai câu thơ miêu tả cảnh thiên nhiên thông thường, lấy không gian bầu trời và cảnh sắc dưới mặt đất hòa quyện tạo thành bức tranh thiên nhiên tươi đẹp:

“Phương thảo liên thiên bích
Lê chi số điểm hoa”

Qua hai câu thơ này, ta cảm nhận được một diện không gian được mở rộng ra trong tầm mắt, đó là không gian của bầu trời, cỏ non thơm ngát mênh mông dường như đã hòa nhập làm một với không gian của bầu trời, tạo cho chúng ta cảm giác thiên nhiên, cảnh sắc dưới mặt đất và không gian rộng lớn của bầu trời dường như đã có sự hòa nhập làm một, đây là sự hòa nhập tự nhiên đến hài hòa, mang cho con người cảm xúc bất tận. Trên nền xanh bất tận của cỏ thơm được điểm xuyết bởi những bông hoa lê tinh khôi, rực rỡ, sự xuất hiện của mấy bông hoa lê trên nền xanh bất tận ấy trở thành tâm điểm của bức tranh thơ, tạo ra khung cảnh tươi đẹp có phần mơ mộng, lãng mạn. Câu thơ cổ của Trung Quốc đơn thuần chỉ là miêu tả cảnh sắc tự nhiên. Nhưng trong truyện Kiều của Nguyễn Du, sự tươi đẹp của cảnh ngày xuân ấy chỉ là phông nền để cho những nhân vật của truyện xuất hiện.

Trong câu thơ của Nguyễn Du, cảnh sắc thiên nhiên không tĩnh lặng, bất biến như trong câu thơ cổ mà dường như nó có sự vận động hài hòa, phù hợp với tâm trạng hồ hởi, vui tươi của con người trong tiết Thanh minh:

“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Cùng một chất liệu là bầu trời, cỏ xanh và hoa lê nhưng hai câu thơ ở hai bài thơ lại cho ta cảm giác hoàn toàn khác biệt, nếu như trong câu thơ cổ Trung Quốc, cảnh sắc tĩnh lặng khiến cho chúng ta lưu luyến, muốn lưu giữ, muốn lưu vào tầm mắt trọn vẹn nhất, thì trong câu thơ của Nguyễn Du, những đối tượng của bức tranh thơ là “cỏ non”, và “hoa lê” đều được đảo lên đầu câu, vì vậy mà nó tạo ấn tượng mạnh mẽ hơn hẳn, người đọc cảm nhận được những ngọn cỏ như vận động trải dài về tận phía chân trời, những cành lê dường như cũng đang dần nở rộ, như reo vui khi tiết trời vào xuân. Vì vậy, ấn tượng mà câu thơ mang lại cho người đọc cảm giác trực diện, người đọc như xuất hiện trong bức tranh thơ và đón nhận từng thay đổi của cảnh sắc ấy.

Tuy có sự tương đồng về ý tưởng, chất liệu nhưng ở mỗi bài thơ khác nhau lại mang những vẻ đẹp hoàn toàn khác nhau. Tuy Nguyễn Du mượn những điển tích của câu thơ cổ của Trung Quốc, nhưng bằng tài năng sáng tạo của mình, nhà thơ đã thổi vào câu thơ của mình cái hồn của sự sống, khiến cho bức tranh thấm đượm những hơi thở của sự sống đầy tinh tế.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

TRUYỆN KIỀU

TRUYEN KIEU

CẢNH NGÀY XUÂN

TẢ CẢNH NGÀY XUÂN

THÚY KIỀU

0