28/05/2017, 20:14

Giải thích câu nói Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người

Đề bài: Một nhà văn có nói: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Em hãy giải thích nội dung câu nói đó Con người là loài động vật bậc cao, trong quá trình tiến hóa của mình, con người vốn thoát thai từ động vật. Nhưng cũng trong quá trình sinh tồn, sản xuất thì con người dần trở ...

Đề bài: Một nhà văn có nói: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Em hãy giải thích nội dung câu nói đó Con người là loài động vật bậc cao, trong quá trình tiến hóa của mình, con người vốn thoát thai từ động vật. Nhưng cũng trong quá trình sinh tồn, sản xuất thì con người dần trở thành những người làm chủ thế giới, bởi con người không ngừng học hỏi, tìm tòi phát triển năng lực và tri thức của bản thân mình. Hay nói cách khác, điều tạo ra sức mạnh để con ...

Đề bài: Một nhà văn có nói: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Em hãy giải thích nội dung câu nói đó

Con người là loài động vật bậc cao, trong quá trình tiến hóa của mình, con người vốn thoát thai từ động vật. Nhưng cũng trong quá trình sinh tồn, sản xuất thì con người dần trở thành những người làm chủ thế giới, bởi con người không ngừng học hỏi, tìm tòi phát triển năng lực và tri thức của bản thân mình. Hay nói cách khác, điều tạo ra sức mạnh để con người có thể chinh phục được thiên nhiên, chinh phục cuộc sống chính là nhờ tư duy, trí tuệ và kinh nghiệm trong suốt quá trình sinh sống. Nhưng, để có một cuộc sống như thực tại, khi con người có thể làm thay đổi cuộc sống, cải tạo thiên nhiên theo ý của mình thì đã trải qua một quá trình tích lũy lâu dài, trải qua nhiều thế hệ. Và để những tri thức, hiểu biết có thể lưu truyền từ đời này sang đời khác, tạo điều kiện thuận lợi cho nhận thức của con cháu đời sau thì cha ông ta đã có một phương thức lưu truyền vô cùng độc đáo và ý nghĩa, đó là thông qua ghi chép sách vở. Đánh giá về phương thức lưu truyền này, có một nhà văn nào đó đã từng nói rằng: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”.

Trong quá trình sinh tồn và phát triển của loài người thì đã trải qua vô vàn những khó khăn, những biến cố tự nhiên trong cuộc sống như những hiện tượng về thiên tai, động đất, sóng thần, lũ lụt, hay đơn giản là những hiện tượng thuộc về quy luật của tự nhiên như: mặt trời mọc, thủy triều lên, sự thay đổi của các mùa trong một năm…Khi chưa thể nhận thức hết được thế giới thì con người cổ xưa thường bị những yếu tố tự nhiên chi phối, tác động và từ đó sống lệ thuộc vào tự nhiên. Đó cũng là lí do vì sao trong nhiều thế kỉ, con người chủ yếu sống dựa vào tự nhiên, quy thuận tự nhiên.

Nhưng, con người ưu việt hơn con vật ở chỗ họ biết suy nghĩ, khám phá, tìm tòi về thế giới xung quanh, họ không chấp nhận mãi lệ thuộc vào tự nhiên, để cho nó làm ảnh hưởng, đe dọa đến sự sinh tồn của mình trên trái đất. Nên họ đã tìm nhiều cách chinh phục tự nhiên, làm chủ cuộc sống của chính mình. Thông qua quá trình chung sống cùng tự nhiên, ít nhiều họ cũng có những kiến thức, những hiểu biết về những hiện tượng tự nhiên ấy, dần dà nắm được quy luật và có thể chế ngự được tự nhiên bằng sức mạnh hiểu biết, trí tuệ của mình.

         

Nhưng chinh phục tự nhiên là một quá trình rất dài, không thể tiến hành trong một thời gian một vài trăm năm mà nó kéo dài đến vô hạn vì thiên nhiên, vũ trụ luôn hàm ẩn vô vàn những bí mật để giải đáp. Vì vậy mà những thế hệ đi trước đã nghĩ ra một cách vô cùng độc đáo để lưu giữ lại những tri thức, hiểu biết của mình để làm tài liệu cho con cháu mai sau có thể tiếp tục cuộc hành trình chinh phục tự nhiên ấy. Đó là thông qua những ghi chép của sách vở, những tri thức được lưu giữ trong sách vở cũng vô cùng phong phú, độc đáo, không chỉ riêng ở một lĩnh vực nào mà nó là toàn bộ tri thức về tất cả những gì hiện diện trên trái đất này mà con người đã từng nhận thức được.

Vì vậy mà lời đánh giá của nhà văn “ Sách là ngọn đèn sáng bất diết của trí tuệ con người” là hoàn toàn đúng đắn dựa trên vai trò lí luận và thực tiễn mà những cuốn sách được lưu truyền lại qua bao thế hệ. Đó là những cuốn bách khoa toàn thư về tất cả những lĩnh vực trong cuộc sống, là những nhận thức về thế giới mà ông cha ta đã tiếp thu được qua hàng ngàn năm chung sống, chinh phục và cải tạo tự nhiên kia. Lời nhận xét của nhà văn nọ thể hiện được vai trò và vị trí của những cuốn sách trong đời sống của con người hiện đại, đồng thời cũng thể hiện được tầm nhìn ra trông rộng và ý thức đúng đắn của một con người am hiểu.

“Sách” được nói đến ở đây chính là phương tiện lưu truyền, về nghĩa đen, sách là một loại vật dụng làm bằng giấy, dùng để viết lên đó những điều mình muốn lưu giữ. Còn trong câu nói này, sách không chỉ mang ý nghĩa vật chất là một vật dụng vô tri vô giác nữa, mà đó chính là nơi chứa đựng tinh hoa, hiểu biết, trí tuệ của loài người qua rất nhiều trí tuệ. Vì vậy mà những cuốn sách không thể cân đo đong đếm giá trị bằng vật chất mà chỉ có thể cảm thụ, nhận thức những giá trị vô giá của nó qua con đường tinh thần. Được cảm nhận và thẩm thấu cũng qua con đường tinh thần để làm phong phú thêm sự hiểu biết, am hiểu về thế giới cũng như những lĩnh vực của đời sống, từ đó mới có thể vận dụng vào thực tiễn để làm giàu có thêm đời sống hiện đại của con người.

Nói “sách là ngọn đèn sáng bất diệt” là đề cao vai trò, vị trí cũng như sức sống bền bỉ, lâu dài của nó trong đời sống hàng ngày. Đó là một sự sống không gì có thể hủy diệt. Bởi, như đã nói nếu nó chỉ là những vật chất vô tri thì có thể rất dễ bị quên lãng, nhưng khi nó đã chứa đựng những hiểu biết phong phú của loài người về thế giới thì sự lĩnh hội nó lại nằm trong kho tàng hiểu biết, trí tuệ của con người, vì vậy mà sức sống của nó là vĩnh cửu, lâu dài và không có gì có thể phá hủy.

Hình ảnh “ngọn đèn” mà nhà văn sử dụng ở đây mang tính chất tượng trưng, thể hiện được những điều minh triết, sâu sa mà ông cha ta đã truyền tải lại cho con cháu các thế hệ sau. Bởi những kiến thức được lưu truyền trong sách vở thường là những phát hiện mới lạ, độc đáo và có ích cho sự nhận thức của con người, mà xa hơn nữa là nó phục vụ cho quá trình cải tạo, chinh phục tự nhiên của loài người. Và đã là ngọn đèn thì ắt hẳn nó sẽ có chức năng soi đường dẫn lối cho con người, đó là ngọn đèn soi rạng con đường để co người có thể tự tin, vững bước, có những kinh nghiệm, kĩ năng khắc phục những trở ngại và đạt được thành công trong cuộc sống.

Khi có ngọn đèn soi đường dẫn lối thì con người cũng không bị a vào những mê cung mộng ảo, tránh được những sai lầm, những hạn chế trong quá trình sống, quá trình cải tạo cuộc sống của chính mình. Trí tuệ của con người là vô hạn, ta chưa thể đo lường hết độ nông sâu cũng như không thể biết được giới hạn của nó ra sao. Nhưng, những tri thức trên trái đất này cũng là vô hạn, vô cùng vô tận mà chưa ai khẳng định có thể nhận thức được nó. Bởi vậy, con người có khả năng, có trí tuệ nhưng sự nhận thức trong một thời gian nhất định lại có hạn, bởi vậy sách vở chính là những phương tiện giúp chúng ta nhìn rõ hơn về cuộc sống, bổ sung cho chúng ta những tri thức cần thiết, bởi đó là tổng hợp tư duy, trí tuệ của rất nhiều thế hệ trước đó.

“Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người” là lời khẳng định đầy chắc chắc về trí tuệ con người cũng như sức sống trường tồn của nó. Ở đây, ta có thể hiểu như sau: Sách là nơi chứa đựng những tinh hoa, giá trị sâu sắc, nhân văn nhất của cuộc sống, nhưng suy cho cùng nó lại là sản phẩm của trí tuệ, của nhận thức của con người. Sách là nơi phản ánh tư duy, trình độ nhận thức, trình độ phát triển của con người qua từng thời kì, từng giai đoạn nhất định. Nhưng, nhứng kiến thức trong sách vở được lưu truyền ấy nó không chỉ mang tính chất “tĩnh”, không hề vận động, chỉ tác động nhất thời vào trí óc của con người.

Mà hoàn toàn ngược lại, những tri thức, trí tuệ của con người thông qua sách vở sẽ vẫn tiếp tục được chuyển hóa, được phát triển lên những trình độ cao hơn. Những người đọc sẽ lĩnh hội những kiến thức trong sách vở, trên kiến thức đã có thì người lĩnh hội sẽ kết hợp cùng với quá trình nhận thức, sáng tạo của cá nhân mình để phát triển thêm những tri thức, gắn liền với thực tại cuộc sống của chính mình. Bởi vậy mà những kiến thức trong sách vở không ngừng được hoàn thiện, bổ sung mà nó còn nối tiếp phát triển trí tuệ của loài người

Như vậy, câu nói “Sách là ngọn đèn sáng bát diệt của trí tuệ con người” là hoàn toàn đúng đắn, thể hiện được sức mạnh, vai trò của nguồn lưu giữ tri thức nhân loại, đồng thời thể hiện được tính vận động trong quá trình lĩnh hội, phát triển.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

SÁCH

SACH

VAI TRÒ CỦA SÁCH

Ý NGHĨA VIỆC ĐỌC SÁCH

BÀN VỀ SÁCH

0