13/01/2018, 22:09

Phân tích những câu thơ miêu tả: chân dung Mã Giám Sinh và nội tâm Thúy Kiều

Phân tích những câu thơ miêu tả: chân dung Mã Giám Sinh và nội tâm Thúy Kiều Đề bài: Tìm trong đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” những câu thơ miêu tả chân dung bên ngoài của Mã Giám Sinh và những câu miêu tả nội tâm của Thúy Kiều. Phân tích những câu thơ đó. MB: – “Truyện ...

Phân tích những câu thơ miêu tả: chân dung Mã Giám Sinh và nội tâm Thúy Kiều

Đề bài: Tìm trong đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” những câu thơ miêu tả chân dung bên ngoài của Mã Giám Sinh và những câu miêu tả nội tâm của Thúy Kiều. Phân tích những câu thơ đó.

MB:

– “Truyện Kiều” của Nguyễn Du ngoài giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc còn có giá trị nghệ thuật đạt tới đỉnh cao.

– Nguyễn Du tỏ ra hết sức tài tình trong việc miêu tả chân dung nhân vật vừa có tính cụ thể, vừa có tính khái quát cao. Đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” là một ví dụ tiêu biểu.

TB:

*Các câu thơ tả chân dung bên ngoài của Mã Giám Sinh:

Quá niên trạc ngoại tứ tuần,

Mày râu nhẵn nhụi quần áo bảnh bao.

+ Nguyễn Du dùng bút pháp tả thực, chọn ra những chi tiết tiêu biểu nhất, những từ đắt nhất để thực hiện thần thái của nhân vật:

– Tuổi tác: mẫy từ phỏng đoán đứng liền nhau: quá, trạc, ngoại gây cảm giác rất khó xác định tuổi thật của Mã. Có thể hắn bốn hai, bốn ba, mà cũng có thể là bốn bảy bốn tám tuổi. (Ngũ tuần được coi là lão).

– Trang điểm và trang phục: Mã cố làm ra vẻ còn trẻ bằng cách cạo sạch râu ria. Tả mày râu nhẵn nhụi là tác giả đã hàm ý mỉa mai, vì người xưa quan niệm tu mi nam tử. Đã thế Mã còn ăn mặc không phù hợp với lứa tuổi của mình: áo quần bảnh bao.

Nhận xét: Bằng hai câu tả thực với giọng điệu mỉa mai, cười cợt, Nguyễn Du đã lột bỏ cái bề ngoài giả tạo, kệch cỡm của gã buôn người họ mã đáng ghét, đáng khinh.

*Các câu thơ miêu tả nội tâm của Thúy Kiều:

Nỗi mình thêm tức nỗi nhà,

Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng!

Ngại ngùng dợn gió e sương,

Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày.

Mối càng vén tóc bắt tay,

Nét buồn như cúc điệu gầy như mai.

+ Nguyễn Du sử dụng bút pháp ước lệ để miêu tả Kiều trong tâm trạng giày vò, đau đớn:

– “Nỗi mình”: là sự dở dang, tan vỡ tình yêu giữa Kiều với Kim Trọng.

– “Nỗi nhà”: là tai họa bất ngờ của gia đình Kiều.

– “Thêm tức”: là từ nhấn mạnh những bất hạnh chất chồng và sự đau khổ tột cùng của Kiều lúc này.

– Thúy Kiều trong đau thương vẫn đẹp một vẻ đẹp não nùng: “Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng”. Những tính từ đặc tả tâm trạng phức tạp: “ngại ngùng”, “dợn”, “e thẹn” được dùng chính xác.

– Kiều như hóa đá trong tâm trạng chất chứa đau thương, bẽ bàng, tủi thân tủi phận: “Mối càng vén tóc bắt tay, Nét buồn như cúc, điệu gầy như mai”. Trong khi tả Kiều, Nguyễn Du nhập thân vào nàng để thấu hiểu nỗi đau đớn tột cùng của người con gái tài hoa, bạc mệnh.

KB:

– Chân dung nhân vật Mã Giám Sinh và tâm trạng của Thúy Kiều lúc bán mình đã được Nguyễn Du đặc tả bằng những câu thơ bất hủ.

– Điều đó cho thấy tài năng kiệt xuất của thi hào cũng như thái độ yêu ghét phân minh của ông trước những kẻ xấu xa cần phải lên án và người lương thiện cần được bênh vực.

0