13/01/2018, 22:09

Cảm nhận của em về nỗi đau khổ của Thúy Kiều trong đoạn trích Mã giám sinh mua Kiều

Cảm nhận của em về nỗi đau khổ của Thúy Kiều trong đoạn trích Mã giám sinh mua Kiều Đề bài: Cảm nhận của em về nỗi đau khổ của Thúy Kiều trong đoạn trích “Mã giám sinh mua Kiều” (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) – Văn lớp 9. MB: – Đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” ...

Cảm nhận của em về nỗi đau khổ của Thúy Kiều trong đoạn trích Mã giám sinh mua Kiều

Đề bài: Cảm nhận của em về nỗi đau khổ của Thúy Kiều trong đoạn trích “Mã giám sinh mua Kiều” (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) – Văn lớp 9.

MB:

– Đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” nằm ở phần hai của Truyện Kiều. Sau khi gia đình Kiều bị vu oan, Kiều quyết định bán mình chuộc cha.

– Đoạn trích đã thể hiện nỗi đau khổ của Kiều khi phải từ bỏ mối tình đầu của mình.

TB:

– “Nỗi mình thêm tức nỗi nhà”: câu thơ diễn tả tình cảnh tội nghiệp của Kiều.

+ “Nỗi mình” ý muốn nói đến tình yêu lỡ dở của Thúy Kiều cùng Kim Trọng. Nỗi mình là nỗi đau đớn, xót xa khi phải chia tay mối tình đầu.

+ “Nỗi nhà” là nỗi lo cho cha và em, lo cho vận mệnh của gia đình.

– “Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng”: câu thơ sử dụng nghệ thuật ẩn dụ, điệp từ và ngôn ngữ giàu hình ảnh biểu cảm miêu tả bước đi của Kiều thướt tha kiều diễm, đồng thời cũng cực tả sự đau đớn, buồn khổ, xót xa vô hạn trong lòng nàng. Kiều như một cánh hoa sắp rơi rụng, tan tác.

– “Ngại ngùng dọn gió e sương”: câu thơ cho ta thấy nỗi lo sợ, phấp phỏng của Kiều trước những sóng gió cuộc đời.

– “Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày”: khi bị người ta nhìn ngắm, Kiều vô cùng thẹn thùng. Ta cảm nhận được tâm trạng vừa xấu hổ, vừa tủi thẹn của nàng. Kiều cố gượng mà chấp nhận hành động thô lỗ của Mã Giám Sinh.

– “Nét buồn như cúc, điệu gầy như mai”: câu thơ sử dụng nghệ thuật so sánh, miêu tả nỗi buồn đau, ủ rũ, gầy héo của Thúy Kiều. Kiều chấp nhận biến mình làm một món hàng để cứu cha và em. Qua đó, ta thấy được sự hi sinh và tấm lòng vị tha cao cả của nàng.

KB:

– Nguyễn Du đã miêu tả một cách xúc động tâm trạng của Thúy Kiều khi phải chấp nhận bán mình cho Mã Giám Sinh.

– Đoạn trích đã thể hiện được tư tưởng nhân đạo của tác giả: niềm cảm thương sâu sắc trước hiện trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp.

0