13/01/2018, 22:09

Thử sức với đề thi học kì 2 môn Văn lớp 9 có đáp án chi tiết

Thử sức với đề thi học kì 2 môn Văn lớp 9 có đáp án chi tiết Tham khảo và thử sức với đề thi học 2 lớp 9 môn Văn của Sở GD&ĐT Bắc Giang năm 2013: Viết một bài văn ngắn bày tỏ suy nghĩ của em về việc sử dụng điện thoại di động của học sinh hiện nay. 1 (2.0 điểm) a. Chỉ ra thành phần ...

Thử sức với đề thi học kì 2 môn Văn lớp 9 có đáp án chi tiết

Tham khảo và thử sức với đề thi học 2 lớp 9 môn Văn của Sở GD&ĐT Bắc Giang năm 2013: Viết một bài văn ngắn bày tỏ suy nghĩ của em về việc sử dụng điện thoại di động của học sinh hiện nay.

1(2.0 điểm)

a. Chỉ ra thành phần biệt lập và các phép liên kết câu trong đoạn văn sau:

Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu. Còn đằng kia, lửa đang chui bên trong cái dây mìn, chui vào ruột quả bom…

(Những ngôi sao xa xôi / Lê Minh Khuê)

b. Tìm hàm ý trong câu in đậm của đoạn văn sau:

Chị Dậu vừa nói vừa mếu:

          – Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u.

(Tắt đèn / Ngô Tất Tố)

2 (3.0 điểm)

Viết một bài văn ngắn bày tỏ suy nghĩ của em về việc sử dụng điện thoại di động của học sinh hiện nay.

3 (5.0 điểm)

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…

(SGK Ngữ văn 9, Tập 2, Tr 58, NXB GD 2011)


HƯỚNG DẪN CHẤM

BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II

Đáp án và thang điểm

CÂU

YÊU CẦU

ĐIỂM
1.

 

 

 

a. Thành phần biệt lập và phép liên kết

– Thành phần biệt lập tình thái: Dường như

– Phép liên kết câu:

+ Phép thế: thay thế cho chiếc kim đồng hồ

+ Phép nối: còn(đằng kia)

 

0.5

0.5

0.5

b. Hàm ý: con sẽ phải đi ở cho nhà người khác.0.5
2.Suy nghĩ về việc sử dụng điện thoại di động của học sinh hiện nay. 
a. Về kỹ năng

– Biết cách viết một bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.

– Văn phong trong sáng, lập luận chặt chẽ, bày tỏ được quan điểm, suy nghĩ của cá nhân.

 
b. Về nội dung

Thí sinh có thể viết bài theo nhiều cách, dưới đây là một số định hướng gợi ý chấm bài:

– Giới thiệu về tầm quan trọng của điện thoại di động đối với cuộc sống hiện nay, trong đó có học sinh.

– Nêu thực trạng việc sử dụng điện thoại di động của học sinh.

– Những nguyên nhân khiến học sinh sử dụng điện thoại di động.

– Những lợi ích và tác hại khi học sinh sử dụng điện thoại di động.

– Rút ra bài học về việc sử dụng điện thoại di động như thế nào cho hợp lí.

 

0.5

0.5

0.5

1.0

0.5

3.Cảm nhận về hai khổ thơ đầu trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương
a. Về kỹ năng

– Biết cách viết một bài văn nghị luận về một đoạn thơ.

– Văn phong trong sáng, có cảm xúc, lập luận chặt chẽ; bố cục mạch lạc; không mắc các lỗi chính tả, diễn đạt,…

b. Về kiến thức

Thí sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo những nội dung chính như sau:

– Đoạn thơ gồm hai khổ đầu bài thơ, là đoạn thể hiện những cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ trước khi vào lăng viếng Bác.

– Trong khổ thơ đầu, cách xưng hô con – Bác đã gợi mối quan hệ giữa người con miền Nam với Bác thật gần gũi, ấm áp. Tuy có dùng cách nói giảm (dùng từ “thăm” thay cho từ “viếng”) nhưng nỗi thương tiếc, xúc động của nhân vật trữ tình vẫn bộc lộ rõ. Từ nỗi xúc động ấy, nhà thơ nhìn hình ảnh hàng tre nơi lăng Bác như một biểu tượng chỉ sức sống của dân tộc đang quây quần bên Bác.

– Khổ thơ thứ hai là những suy ngẫm về vai trò của Bác với dân tộc và tình cảm của dân tộc với lãnh tụ. Bác được ví như mặt trời bất tử, đem lại nguồn sống mới cho dân tộc và vì thế, hình ảnh đoàn người ngày ngày vào lăng “kết tràng hoa” viếng Bác lại phản ánh tình cảm kính yêu và lòng biết ơn vô hạn của dân tộc với lãnh tụ.

– Cũng như cả bài thơ, ngôn từ trong đoạn thơ tuy giản dị tự nhiên mà cô đọng hàm súc. Hình ảnh thơ có sự hòa hợp nhuần nhuyễn giữa tả thực và biểu tượng.

 

0.5

1.5

2.0

1.0

0