21/02/2018, 10:02

Phân tích Nhớ rừng của thế Lữ

Đề bài: Anh chị hãy phân tích bài Nhớ rừng- Thế Lữ Thế Lữ là một nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới buổi đầu. Với một hồn tho dồi dào, đầy lãng mạn, Thế Lữ đã góp phần quan trọng vào việc đổi mới thơ ca và đem lại chiến thắng cho thơ mới. Một trong những tác phẩm tiêu biểu và ...

Đề bài: Anh chị hãy phân tích bài Nhớ rừng- Thế Lữ

Thế Lữ là một nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới buổi đầu. Với một hồn tho dồi dào, đầy lãng mạn, Thế Lữ đã góp phần quan trọng vào việc đổi mới thơ ca và đem lại chiến thắng cho thơ mới. Một trong những tác phẩm tiêu biểu và góp phần mở đường cho sự thắng lợi của thơ mới là Nhớ rừng. Bài thơ mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt.

Bài thơ có thể dễ thấy hai phần tương phản tách biệt. Phần đầu là tâm trạng của con hổ khi bị nhốt trong lồng, cảnh tù túng nơi vườn bách thú với những thứ cảnh vật nhân tạo do con người tạo ra:

“Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,

Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua,

Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,

Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm.

Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,

Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi,

Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,

Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.”

Bị nhốt trong cũi sắt, con hổ buồn chán, “căm hờn” nhưng cũng không biết làm thế nào, đành nằm dài, gặm nỗi căm hờn ấy nhìn ngày tháng dần trôi qua. Thật buồn chán biết bao. Trong cũi sắt, bị đem ra làm trò chơi cho con người, để con người nhìn ngắm. Con hổ nhìn người với ánh mắt khinh thường, khinh thường họ ngạo mạn, không biết gì, gương mặt bé chế giễu hổ, vốn là con vật có sức mạnh linh thiêng nơi rừng thẳm, vì sa cơ mà phải bị nhốt tại đây. Ở trong vườn thú, xung quanh cũng chỉ toàn những con vật “dở hơi”, yếu đuổi. Dưới con mắt của hổ thì nơi đây không phải thuộc về nó, lời lẽ bộc lộ rõ sự chán nản cùng mệt mỏi.

Nằm dài trong cũi sắt, son hổ sống với nỗi nhớ những ngày xưa cũ nơi rừng núi, ngôi nhà của hổ, nhớ những ngày tung hoàng hống hách ở giang sơn của chính nó. Nó nhớ tất cả cảnh vật nới rừng núi nó vốn thuộc về. Nhớ những ngày sống giữa núi rừng đầy quyền uy:

“Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ

Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa.

Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,

Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,

Với khi thốt khúc trường ca dữ dội,

Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,

Lượn tấm thân như sóng cuộc nhịp nhàng,

Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.

Trong hang tối mắt thần khi đã quắc,

Là khiến cho mọi vật đều im hơi.

Ta biết ta chú tể cả muôn loài,

Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.”

Tất cả những gì con hổ nhớ lại đều là quá khứ oanh liệt của nó, quá khứ mà ở đó nó là bá chủ. Những câu thơ liên tục thể hiện sự quyền uy, bước chân “dõng dạc, đường hoàng”. Cảnh săn mồi được miêu tả thực oai phong, tấm thân hổ như “sóng cuộn nhịp nhàng”, vờn con mồi trong lá gai rồi cỏ cây. Trong đêm tối, mắt thần của nó lướt qua là khiến cho muôn loài phải e sợ. Và chính nó cũng nhận thức được sức mạnh của mình, con hổ biết nó là “chúa tể” muôn loài giữa nơi cây cối, cỏ hoa không tên tuổi.

Đặc biệt, thứ khiến con hổ nuối tiếc và nhớ nhất là những đêm săn mồi đầy thú vị của nó dưới ánh trăng tan. Ở đoạn thơ này, tác giả đặc biệt sử dụng những hình ảnh rất đẹp và có sức gợi tả cao. Con hổ nhớ lại những đêm trăng sáng, như đêm vàng bên bờ suối, “say mồi” đứng uy nghiêm uống nước suối như uống cả ánh trăng. “Ta say mồm đứng uống ánh trăng tan”. Rồi còn cả những ngày mưa to gió lớn như lay chuyển cả bốn phương rừng núi, duy con hổ vẫn bình tĩnh. “Lặng ngắm giang sơn đổi mới”. Rồi cả những bình minh sáng tinh mơ với cây xanh, thiên nhiên hoang dã cùng tiếng chim ca khiến giấc ngủ tưng bừng. Hình ảnh chú sơn lâm đợi hoàng hôn xuống, bóng tối trùm kín muôn nơi để săn mồi, chiếm phần của mình. Cuộc sống nơi rừng núi hoang dã là chốn lý tưởng cho con hổ, là nơi ở đó nó được sống đúng với bản chất của nó thế nên cuối đoạn không hề ngạc nhiên khi lời than được bật ra “-Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”

Hồi tưởng lại quá khứ tươi đẹp, chúa tể muôn loài của mình rồi hổ nhìn thẳng vào thực tại tù túng. Những uất hận dâng lên:

“Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,

Ghét những cảnh không đời nào thay đổi

Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:

Hoa chăm, cỏ xén, lỗi phẳng, cây trồng;

Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng

Len dưới nách những mô gò thấp kém;

Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,

Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu

Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.”

Nếu xưa kia được sống trong núi rừng với thiên nhiên bao la rộng lớn, sông một cuộc đời hoang dã với suối nước trong, cây cổ thụ ngàn tuổi…. thì giờ đây là một hoàn cảnh sống hoàn toàn trái ngược lại. Không những tù tắng, chật hẹp mà cảnh vật đều là giả, do bàn tay con người tạo ra. Hoa cỏ, suối nước không còn sức sống nới rừng núi. Nhưng mô gò thì thấp, không giống chỗ đứng của chú sơn lâm. Con hổ, còn chế nhạo việc tạo ra thiên nhiên giả này của con người, cho đó là sự học đòi “bắt chước vẻ hoang vu. Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.”

Đến khổ cuối, dường nhứ tất cả đã chuyển thành tiếng kêu cứ khẩn thiết. Hầu hết tất cả đều là câu cảm thán.

“Hỡi oai linh cảnh nước non hùng vĩ!

….Nơi ta không còn được thấy bao giờ

…-Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”

Những nhớ nhung về núi rừng thời xưa cũ đã chuyển thành tiếng kêu, sự gào xé trong tâm can con hổ. Những mong ước được quay về chốn vưa để thỏa chí vẫy vùng, tiếp tục theo những giấc mộng ngàn, hồn được sống cùng núi rừng. Những mong ước khát khao và mãnh liệt ấy dưới ngòi bút Thế Lữ đã được truyền tải một cách thực sự sâu sắc và chân thực.

Thế lữ thực sự thể hiện tài năng của mình bằng việc mượn lời con hổ bị giam trong vườn bách thú để nói lên tâm trạng của người dân Viêt Nam đương thời, đối mặt với quá nhiều khó khăn thách thức, cuộc sống luôn bức bách, tuy bên ngoài tỏ vẻ nhẫn nhịn nhưng thực chất đang kêu gào đòi tự do, khát khao yêu nước mãnh liệt luôn ẩn chứa trong đó. Đây thực sự là một bài thơ nói hộ nỗi lòng của người dân lúc ấy, nói hộ cả những tiếng than trong vô vọng.

Nhà phê bình văn học Hoài Thanh có nhận xét về thơ thế Lữ: “Đọc đôi bài, nhất là bà Nhớ Rừng, ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằN vặt bởi một sức mạnh phi thường. Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được”. Quả thực như vậy, đọc nhớ rừng mới thấy hết được điều này, sức biểu cảm mạnh mẽ qua từng câu chữ của tác giả, quả không hổ danh là một bài thơ xuất sắc trong nền thơ mới.

0