21/02/2018, 10:02

Phân tích bài Ông Đồ của Vũ Đình Liên

Đề bài: Em hãy phân tích tác phẩm Ông đồ của Vũ Đình Liên Mỗi dịp tết đến xuân về người xưa thường có thói quen xin chữ để gửi gắm mong ước khát vọng cho năm mới.Đó à chữ nho,thứ chữ tượng hình giàu ý nghĩa.Để học được chữ đã khó huống chi lại còn phải viết được nét chữ đẹp lại là một việc ...

Đề bài: Em hãy phân tích tác phẩm Ông đồ của Vũ Đình Liên

Mỗi dịp tết đến xuân về người xưa thường có thói quen xin chữ để gửi gắm mong ước khát vọng cho năm mới.Đó à chữ nho,thứ chữ tượng hình giàu ý nghĩa.Để học được chữ đã khó huống chi lại còn phải viết được nét chữ đẹp lại là một việc khó hơn.Hình ảnh ông đồ già cho chữ câu đối đỏ trên phố đã là hình ảnh quen thuộc của dân ta,hình ảnh ấy đã đi sâu vào tâm trí Vũ Đình Liêm và hiện hình thành bức tranh thơ giản dị mà sinh động:

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Trên phố đông người qua

Từ mỗi và lại cho ta thấy sự lặp đi lặp lại đã trở thành nếp,thành quy luật quen thuộc.Hoa đào từ lâu đã trở thành biểu tượng của mỗi năm tết đến xuân về bởi vậy khi nhắc đến hoa đào nở cũng chính là thời khắc tết đến xuân về.Cứ mỗi khi hoa đào nở lại thấy ông đồ già xuất hiện cùng với mực màu,giấy đỏ bên phố nhộn nhịp người người đi lại sắm tết.Dẫu chỉ chiếm một góc nhỏ thôi “ trên phố” nhưng trong bức tranh thơ này ông đồ lại trở thành tâm điểm của góc phố.Rất điềm đạm và lặng lẽ Ông Đồ hoà vào dòng người tấp nập sự náo nhiệt rộn rã của cuộc đời bằng chính những gì mà ông có.

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay

Từ những con phố đông không gian tưởng chừng như bị thu hẹp lại quanh chỗ của Ông đồ già,ngồi viết chữ.Câu thơ râm ran sự sống bằng từ “bao nhiêu” và tính từ “ tấm tắc” biểu đạt sự thán phục người ca trân trọng.Người xưa quan niệm chữ nho là chữ thánh hiền học chữ nho không phải để phục vụ mục đích kiếm tiền bán chữ mà là để phò vua giúp nước,giúp đời.Những dẫu cho việc đánh đổi chữ thánh hiền để lấy miếng cơm manh áo là việc bất đắc dĩ chẳng phải vui sướng danh giá gì nhưng tâm đắc ngợi khen của người đời cũng được an ủi phần nào nỗi niềm của kẻ sinh bất phùng thời.Họ súm lại thuê ông viết chữ trầm chồ trước cái tài hoa của ông cũng có nghĩa là học trân trọng cái tài hoa ấy của ông.

Trong những câu thơ tiếp theo nhà thơ miêu tả cận cảnh đặc tả nét bút tài hoa của ông đồ:

Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay

Câu thơ gợi cho ta nhớ đến:

Một thầy khóa ò lưng trên cánh phản

Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân

Người đọc tưởng như nhìn thấy trước mắt bàn tay có những ngón tay thon dài của ông đồ uốn lượn theo nét chữ,theo đà đưa đẩy của bút lông từng nét chữ còn in màu mực tươi rồi hiện ra như rồng múa phượng bay.Dường như ông đồ đã gửi gắm hết tất cả những khát khao hi vọng và lí tưởng của mình vào đó.Chính lingh hồn và tâm huyết của người đã làm con chữ sống dậy.Câu thơ của Vũ Đình Liên như cũng muốn bay lên với niềm hân hoan trong thời kì hoàng kim của ông đồ.

Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu

Hai từ mỗi lại điệp trong một câu thơ diễn tả bước đi của thời gian.Nếu như trước đây vào mỗi năm hoa đào nở thì mọi người lại tấp nập nhờ ông đồ cho chữ thì nay mỗi năm lại một vắng.Người thuê viết không còn,giấy đỏ,mực thơm không được dùng đến nên:

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu

Tác giả đã sử dụng thể thơ ngụ ngôn và ngôn ngữ gợi cảm giàu sức mạnh ngôn ngữ gợi cảm gợi hình Vũ Đình Liên đã khiến cho tác phẩm của mình được người đời nhớ đến.Qua hình tượng ông đồ tác giả đã bày tỏ thật xuất sắc lòng thương người và tình hoài cổ của mình.

0