Phân tích bài Quê hương của Tế Hanh
Đề bài: Anh chị hãy phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh Quê hương luôn là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh một tác giả có mặt trong phong trào thơ mới và sau cách mạng vẫn tiếp tục sáng tác dồi dào,ông được biết đến qua những bài thơ viết về quê ...
Đề bài: Anh chị hãy phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh
Quê hương luôn là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh một tác giả có mặt trong phong trào thơ mới và sau cách mạng vẫn tiếp tục sáng tác dồi dào,ông được biết đến qua những bài thơ viết về quê hương miền nam thân yêu với những tình cảm chân thành và vô cùng sâu lắng.
Thơ ông là hơi thở nồng nàn của những con người đất biển hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ.Bài Quê Hương chính là tình cảm sâu đậm thời niên thiếu là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng trong thơ của ông bài thơ đã được viết bằng cả tấm lòng và tình yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng và những con người lao động cần cù.
Mở đầu bài thơ là nhịp sống hối hả của một làng chài ven biển:
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sống
Khi trời trong,gió nhẹ,sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Quê hương trong tâm trí của mỗi con người Việt Nam là mái đình là giếng nước,gốc đa,còn riêng quê hương trong tâm trí của Tế Hanh thì lại khác nó là một làng chài nằm trên cù lao giữa sông và biển,một làng chài sông nước bao vây.Một khung cảnh làng quê như đang mở ra trước mắt chúng ta vô cùng sinh động “ trời trong gió nhẹ sớm mai hồng” không gian như trải ra,bầu trời như rõ hơn và ánh sáng tràn ngập.
Cái nắng hồng của bình minh đang đến là báo hiệu cho một ngày dài bắt đầu,một ngày mới với biết bao nhiêu hi vọng với tinh thần hăng hái,phấn chấn của biết bao nhiêu con người trên những chiếc thuyền ra khơi.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Chỉ với hai dòng thư thôi tác giả đã đặc tả được bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống.Con thuyền được so sánh như con tuấn mã làm cho câu thơ có cảm giac như mạnh mẽ hơn thể hiện niềm vui và niềm phấn khởi của những người dân làng chài.Những động từ như ‘hăng,phăng,vượt” thể hiện khí thái hào hùng vô cùng dũng mãnh của con thuyền đầy sức sống và nhiệt huyết.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
Tác giả đã mượn hình ảnh thiên nhiên để liên tưởng đến hồn người phải là một tâm hồn nhạy cảm trước cảnh vật,một tấm lòng gắn bó với quê hương làng xóm Tế Hanh mới có thể viết được như vậy.Cánh buồm chính là hình ảnh quen thuộc cảu người dân vùng biển,cánh buồm trắng như thâu gió vượt biển khơi như hồn người đang hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.
Cả đoạn thơ là khug cảnh quê hương và dân chài bơi thuyền ra đánh cá thể hiện được một nhịp sống hối hả của những con người năng động là sự phấn khởi là niềm tin hi vọng lạc quan trong ánh mắt từng ngư dân mông đợi một ngày mailafm việc với biết bao kết quả tốt đẹp.
Với tâm hồn bình dị Tế Hanh xuất hiện trong phong trào thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời thoát li với thực tại.Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hòa quyện cùng với hồn nhân dân,hồn dân tộc,hòa vào “ cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.Quê hương chính là hai tiếng thân thương trong tư tưởng của Tế Hanh.