Phân tích nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích Chuyện người con gái Nam Xương
Phan tich nhan vat Vu Nuong – Đề bài: Phân tích nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích “ Chuyện người con gái Nam Xương”của Nguyễn Dữ. Có nguồn gốc từ câu chuyện cổ dân gian “ Vợ chàng Trương”- “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là một trong những ...
Phan tich nhan vat Vu Nuong – Đề bài: Phân tích nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích “ Chuyện người con gái Nam Xương”của Nguyễn Dữ. Có nguồn gốc từ câu chuyện cổ dân gian “ Vợ chàng Trương”- “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là một trong những truyện hay nhất trong tác phẩm “ Truyền kì mạn lục”- Tập truyện đầu tiên của nền văn học dân tộc, được đương đương thời coi là “Thiên cổ kì bút” (bút lạ từ ...
– Đề bài: Phân tích nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích “ Chuyện người con gái Nam Xương”của Nguyễn Dữ.
Có nguồn gốc từ câu chuyện cổ dân gian “ Vợ chàng Trương”- “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là một trong những truyện hay nhất trong tác phẩm “ Truyền kì mạn lục”- Tập truyện đầu tiên của nền văn học dân tộc, được đương đương thời coi là “Thiên cổ kì bút” (bút lạ từ ngàn xưa).
Chuyện người con gái Nam Xương xoay quanh cuộc đời và số phận của nhân vật Vũ Nương.
Vũ Nương, tên thật là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương. Trước hết,Vũ Nương là người phụ nữ có vẻ đẹp toàn diện. Tuy được Nguyễn Dữ đánh giá khá khái quát qua một câu “ tư dung tốt đẹp”, nhưng cách diễn đạt ấy hàm súc đủ gợi ở người đọc những hình dung về nhan sắc mặn mà, đằm thắm của nàng.
Không chỉ có vẻ đẹp nhan sắc,Vũ Nương còn đẹp ở nhân cách,phẩm giá. Trong gia đình,Vũ Nương là người con hiếu thảo. Khi chồng chinh chiến xa nhà,Vũ Nương còn rất trẻ. Quan hệ mẹ chồng nàng dâu vốn phức tạp, lại khó dung hòa trong xã hội phong kiến nặng lề thói.Vậy mà Vũ Nương yêu thương, chăm sóc cho mẹ chồng không khác gì mẹ đẻ.
Mẹ Trương Sinh vì nhớ con mà phiền muộn,đau ốm. Vũ Nương lo cho mẹ cả về thể chất lẫn tinh thần. Nàng “hết sức thuốc thang”, “lễ bái thần phật”, “chăm sóc miếng cơm,miếng áo”. Có thể nói nàng đã làm rất tốt bổn phận của một người con hiếu thảo khi chăm lo chu toàn cho người mẹ chồng già yếu.
Khi mẹ mất, việc tang ma cũng được nàng lo chu toàn và hết lời thương xót..Như thế, nàng đối với mẹ chồng đâu chỉ bằng trách nhiệm mà còn bằng cả tình thương sâu sắc. Lời trăng trối của mẹ Trương Sinh trước khi mất “ xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ” đã gián tiếp khẳng định công lao,đức hạnh và phẩm chất hiếu thảo của Vũ Nương đối với mẹ chồng.
Vũ Nương còn là người rất đảm đang,tháo vát. Trương Sinh ra trận, gánh nặng gia đình đổ cả lên vai Vũ Nương. Nàng phải vừa làm vợ, làm mẹ, làm dâu,vừa phải gánh vác giang sơn của nhà chồng, không có chồng ở bên động viên, giúp đỡ cho dẫu chỉ là về mặt tinh thần.
Ba năm đằng đẵng, nàng sinh con, chăm con, nuôi mẹ, lo tang ma khi mẹ nằm xuống…Tất cả những việc lớn bé ấy đều do một tay nàng xoay xỏa, sắp đặt.
Đáng quý và nổi bật hơn tất cả đó là tình yêu dành cho chồng,tấm lòng thủy chung,son sắc và sự nhân hậu, vị tha.
Thương chồng nên về làm dâu, nàng cư xử nhường nhịn,giữ gìn khuôn phép để gia đình trong ấm ngoài êm. Trước lúc Trương Sinh ra trận, nàng không nghĩ đến những năm tháng khó khăn dằng dằng trước mắt, không bận lòng về trách nhiệm nặng nề phải gánh vác trên vai nay mai. Nàng chỉ một lòng lo lắng cho sự an nguy của chồng, nàng mong ước giản dị: “chằng đi chẳng mong đeo ấn phong hầu…chỉ mong ngày về mang theo hai chữ bình yên”. Với nàng, sự bình yên của chồng là quan trọng nhất, vinh hoa bổng lộc cũng chẳng có ý nghĩa gì.
Thủy chung, tình nghĩa nên cách biệt ba năm nàng vẫn “ giữ gìn một tiết”. “ tô son điểm phấn đã từng nguôi lòng”, “ ngõ liễu tường hoa chưa từng bén gót”. Vũ Nương vẫn một mực trông chờ,ngóng đợi.
Nàng chỉ bóng mình trên tường để nguôi lòng cả nỗi nhớ cha của con, nỗi nhớ chồng của vợ.
Con người vị tha, nhân nghĩa ấy dù không còn trên cõi nhân gian vẫn như “ ngựa Hồ”, “chim Việt”hướng lòng về chồng con, gia đình, quê hương, xứ sở “ tôi tất phải tìm về có ngày”.
Không chỉ tình nghĩa với chồng con,quê hương, gia đình. Vũ Nương còn tình nghĩa với người mang công cứu mạng “ cảm ơn ân đức của Linh Phi đã thề sống chết không bỏ”.
Vị tha,nhân hậu nên với người chồng đa nghĩ, tàn nhẫn, Vũ Nương không một lời hờn trách, oán giận. Trước hành động vũ phu của người chồng, Vũ Nương chỉ khóc lóc, kêu oan. Dưới thủy cung,gặp Phan Lang, mới nghe nhắc đến Trương Sinh, tình cảm sầu thảm, nàng đã “ ứa nước mắt”. Đấy là giọt nước mắt tủi phận xong cũng là giọt nước mắt xót thương.
Khi Trương Sinh lập đàn giải oan ở bến Hoàng Giang, nàng hiện về trên kiệu hoa “đa tạ tình chàng”. Sự trở về ấy, dù chỉ giây lát thôi cũng cho ta thấy Vũ Nương có tấm lòng vị tha biết mấy!
Mặt khác, tâm hồn Vũ Nương trong sáng trong danh dự. Nàng bị chồng kết tội hư thân đã hết lời thanh minh,giải thích.
Để chứng minh tấm lòng trong sạch của mình, nàng đã gieo thân xuống dòng Hoàng Giang để tỏ lòng.
Có thể thấy Nguyễn Dữ đặt Vũ Nương vào nhiều hoàn cảnh khác nhau để bộc lộ phẩm giá, tính cách: khi cuộc sống vợ chồng bình thường, khi chồng đi lính, khi bị chồng nghi oan…Nhưng tính cách Vũ Nương nhất quán, trước sau như một. Con người ấy dù chết,bản chất vẫn tốt đẹp. Với chồng là sự thủy chung, trong trắng; với mẹ chồng là hiếu thảo, tận tụy; với con là tình yêu thương nhất mực. Ở nàng ta thấy được sự kết hợp giữa vẻ đẹp hình tức và vẻ đẹp tâm hồn đúng như Nguyễn Dữ giới thiệu “ tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.