25/05/2017, 00:51

Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi – Văn mẫu lớp 12

Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi – Văn mẫu lớp 12 4.8 (96%) 380 votes Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi – Bài làm 1 của một học sinh lớp chuyên Văn trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Yên ...

Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi – Văn mẫu lớp 12 4.8 (96%) 380 votes Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi – Bài làm 1 của một học sinh lớp chuyên Văn trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Yên Bái Trong nền văn học Việt Nam đầu những năm 60 của thế kỉ XX người ...

Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi – Bài làm 1 của một học sinh lớp chuyên Văn trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Yên Bái

Trong nền văn học Việt Nam đầu những năm 60 của thế kỉ XX người đọc đã từng bắt gặp hình ảnh những anh thanh niên trong “Đoàn xe không có kính” 1969 của Phạm Tiến Duật hay những anh chàng thanh niên độ mười tám đôi mươi ở Hà Nội đang trải qua bao khó khăn, gian khổ ở vùng núi Tây Bắc để chiến đấu trong tác phẩm “ Tây Tiến” của Quang Dũng. Những họ đều bị bao hàm trong cái tập thể quá lớn, sự đoàn kết quá cao. Và có lẽ đến đây người đọc lại bắt gặp một anh Việt gan góc, kiên cường. Anh đại diện cho sức trẻ, vẻ đẹp cho con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Từ đó để thấy được sự ngợi ca về chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Đình Thi, Việt đã làm sáng ngời lên vẻ đẹp, đức tính, sức sống, tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam.

Trước hết đên với nhân vật Việt người đọc đã bắt gặp ngay ngoại hình của anh. Lạ thay Việt lại có gò má mướt như trái vũ sữa, không phải khuôn mặt hốc hác vì thiếu đi bàn tay chăm sóc của cha mẹ. Khuôn mặt ấy luôn hiện lên nụ cười lỏm lẻm, có lúc toét miệng lên cười như một đứa trẻ con. Do Việt nhỏ tuổi, nên đồn chí gọi bằng cái tên thân mật “cậu Tư”. Với những nét phác họa trên tác giả đã cho bạn đọc thấy đây là một cậu bé mới lớn, có nhiều nét ngây thơ trong sáng.

Ngoại hình của Việt đã được tác giả khắc họa vài nét thôi đã thấy được tâm hồn trẻ thơ của cậu, đến với tính cách của Việt tác giả đã khắc họa qua dòng kí ức của cậu khi nằm bị thương ở chiến trường. Mặc dù Việt đã 18 tuổi, cái tuổi trưởng thành có thể suy nghĩ một cách thấu đáo thì Việt vẫn hồn nhiên trẻ con. Việt luôn tranh giành mọi thứ với chị. Lúc đi bắt ếch giỏ nào được nhiều thì lại thành công, tranh với Chiến bắt tàu Mĩ trên sông Định Thủy. Rồi ngay cả việc đi tòng quân Chiến và Việt cũng phải giành nhau:”mình đứng đâu có thua chị, tuy tóc chị có cao hơn mình một chút thật”. Việt so sánh ngay cả thứ nhỏ nhặt trong chàng trai mới lớn.

Việt hồn nhiên vô tư, không lo nghĩ việc gì, cậu phó phác hết tất cả mọi việc trong gia đình cho chị Chiến. Điều đó được thể hiện rất rõ trong đêm trước ngày lên đường. Chị Việt phải lo lắng tính toán từ việc thằng Út em, chuyện ruộng vườn nhà cửa đến việc phải gửi bàn thờ của má sang nhà chú Năm. Nhưng ngược lại với Chiến, Việt không lo nghĩ gì cả:”Việt lăn kềnh ra ván, cười khì khì” nét hồn nhiên vô tư của cậu bé mới lớn vẫn như thế ngay cả khi nói chuyện với chị Chiến :”Việt chụp ngay một con đom đóm úp trong lòng tay”. Rồi những suy nghĩ trẻ con lại hiện về khi Việt nghĩ :”hình như má cũng về đấu đây” má biến thành con đom đóm trên nóc nhà hay đang ngồi dựa vào mấy thúng lúa mà cầm nón quạt. Rồi Việt chìm dần trong giấc ngủ, Việt ngủ quên ngay cả khi đang nói chuyện với chị. Nhưng ó lẽ nét nhí nhảnh hồn nhiên của Việt được thể hiện rõ nhất ngay cả khi đi bộ đội rồi mà Việt vẫn mang theo ná thun. Nhưng bên cạnh đó Việt lại có cách thương chị Chiến rất lạ, việc dấu các anh trong bộ đội là không có chị, Việt sợ các anh tán mất chị. Mặc dù Việt là một cậu bé mới lớn hồn nhiên ngây thơ nhưng là người rất gan dạ, gan cường Việt không sợ kẻ thù không sợ chết. Việt nghĩ đơn giản :”chết là gì nhỉ? Chắc là đau gấp mấy lần bị thương”. Nhưng anh lại sợ “con ma cụt đầu” thẳng chỏng thụt lưỡi hay nhảy nhọt trong những đêm mưa ngoài vàm sông. Qua hồi ức của Việt, hình ảnh Việt  hiện lên thật sinh động ấn tượng. Đó là một cậu trai mới lớn còn hồn nhiên trong sáng.

Việt không chỉ đơn thuần là một cậu bé mới lớn có tính cách tâm hồn trẻ con mà bên cạnh đó Việt là một con người nhạy cảm giàu lòng yêu thương. Trước hết người đọc thấy Việt là một người nhạy cảm tinh tế. Khi anh bị thương nặng ngoài chiến trường mặc dù không nhìn thấy gì những Việt vẫn cảm nhận tinh tế những gì đang diễn ra xung quanh:” đêm sâu thăm thẳm, bắt đầu từ tiếng dế gáy u u cao vút mãi lên” rồi những tiếng ếch nhái trong đêm mưa, tiếng gió lạnh lùa trong lá, những hạt mưa lất phất trong đêm đên cả mùi của lúa gạo, mồ hôi của má trong những dòng hồi ức đứt quãng:” đến một giọt mưa rơi trên mặt đất hoặc một tiếng động nhỏ trong màn đêm” Việt đều cảm nhận thấy. Phải chăng tâm hồn của Việt đang ngày càng trưởng thành tinh tế hơn bởi phong ba bão táp của chiến tranh. Dòng hồi ức đứt quãng lại đưa Việt về với ngày còn nhỏ. Mỗi lần tỉnh lại hình ảnh chú Năm lại trở về trong dòng hồi ức của Việt. Chú Năm xuất hiện cùng với tiếng hò:”trầm đục và tức như tiếng gà gáy”. Rồi hình ảnh của má từ đây cũng trỗi dậy, Việt nhớ má:”ước gì bây giờ được gặp má” má đang bơi thuyền, mã sẽ ghé lại, xoa đầu Việt, đánh thức Việt dậy rồi lấy xoong cơn đi làm đồng để ở dưới xuồng lên cho Việt ăn…những hình ảnh thân thương giữa Việt và má vẫn còn đây, nhưng giờ má đã đi xa. Chợt Việt lại nhớ đên cái đêm thân thương Việt và chị Chiến tranh nhau đi tòng quân, cùng chị tính toán việc nhà. Rồi cái ngày khiêng bàn thờ má sang nhờ nhà chú Năm. Những bước chân lạch bạch ngày nào của chị Chiến sao giờ còn thân thương quá, Việt thấy” thương chị lạ”. Những dòng kí ức một thời của cậu bé mới lớn đâu dễ dàng quên như vậy, trong lòng Việt luôn khắc sâu hình ảnh của những người thân quen trong gia đình và cả mối thù đang đè nặng trên vai của Việt vẫn còn đây. Rồi dòng hồi ức đứt quãng lại đưa Việt về những kỉ niệm đồng đội:” Việt muốn chạy thật nhanh, thoát khỏi sự vắng lặng này về với ánh sáng ban ngày gặp lại anh Tánh…”. Những dòng hồi ức về những ngày còn nhỏ của Việt cứ trở đi trở lại, phải chăng đó là lời nhắc nhở anh về mối thù nợ nước, nợ nhà?

Từ một cậu bé mới lớn, hồn nhiên vô tư và gờ đây Việt đã trở thành một chiến sĩ giải phóng quân. Việt đã và đang đi trên con đường chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Ngay từ khi còn nhỏ Việt đã có phẩm chất gan dạ, Việt theo má đi đòi đầu ba:”chúng vứt đầu ba dưới đất Việt không lượm mà cứ nhè cái bụng thằng Tây mà đá”. Mới ít tuổi mà Việt đã phải chứng kiến cảnh ba bị chặt đầu, Việt không những không sợ mà còn có thái độ căm thù. Phải chăng chính dòng máu truyền thống đang chảy trong huyết quản của Việt đang sục sôi từ cái ngày ấy?. Lớn lên chưa đủ 18 tuổi Việt đã giành đi tòng quân với chị, Việt khẳng khái trả lời:” bộ một mình chị biết đi trả thù à?” rồi “đá trái dừa rụng dưới chân xuống mương cái đùng”. Tính cách ngang bướng của Việt chính là ý chí quyết tâm đòi lại độc lập tự do cho dân tộc, trả thù những gì mà chúng đã cướp đi ở gia đình Việt khiến Việt mất đi mái ấm gia đình ngay từ khi còn nhỏ. Việt đã trưởng thành đã ý thức được ngay cả trong suy nghĩ của mình:”chị có bị chặt đầu thì chớ chừng nào tôi mới bị” câu nói đã thể hiện sư quyết tâm với sự ra đi đền nợ nhà, nợ nước.

Với quyết tâm ra đi vì nghĩa lớn, người chiến sĩ cách mạng đã dũng cảm lập được những chiến công hiểm hách. Việt một mình dùng thù pháo để tiêu diệt xe bọc thép của giặc. Hơn thế nó còn được thể hiện rõ trong suy nghĩ và hành động của Việt khi anh bị thương nằm ở chiến trường nhưng Việt luôn sẵn sàng nổi súng nếu có giặc đến:” Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng”. Đó chính là phẩm chất anh hùng, kiên cường bất khuất của anh bộ đội cụ Hồ:”trên trời có mày, dưới đất có mày, cả khu rừng này chỉ có mình tao. Mày chỉ giỏi bắt nạt gia đình tao, còn với tao mày chỉ là thằng bỏ chạy”.Chuyện gia đình Việt hiện qua câu nói của chú Năm:”chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào”. Thì rõ ràng khúc sông của Việt chảy siết hơn các khúc sông khác trong gia đình. Nếu như cha và chú của Việt phải lo đến việc đánh giặc thì đến thế hệ Việt lại tìm giặc để đánh. Nói đến đây tưởng rằng như phi lí mà lại có lí, bởi khúc sông của Việt được thừa hưởng phù sa và sức mạnh của khúc sông trước. Vì thế những đứa con luôn được thừa hưởng phẩm chất đẹp đẽ của thế hệ cha ông để lại và có thể đi xa hơn nữa để đạt những ước mơ hoài bão. Mặc dù 9 ngón tay Việt bị thương còn ngón cái nhúc nhích:”ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng” và thầm ao ước “phải chi có chị Chiến ở đây, chị sẽ bắn thế cho Việt, nhằm vào ngực nó mà bắn” Đến đây người đọc  thấy điều gì đó giống như câu nói của Nguyễn Viết Xuân-“nhằm thẳng quân thù mà bắn”. Để thấy được đây là sự quyết tâm sức mạnh của cả một dân tộc và luôn sẵn sàng sống chết với kẻ thù. Sau khi tỉnh Việt lại hỏi về chuyện chiến sự. Anh Tánh báo tin:”diệt hết rồi, trận đánh xong rồi”. Việt nhoẻn miệng cười đó chính là nụ cười của người anh hùng cách mạng.Với vai trò là anh giải phóng quân cách mạng, anh đã làm rạng danh gia đình. Nếu “con sông đổ về một biển, con sông gia đình ra cũng chảy về biển”, thì có lẽ khúc sông của Việt trong dòng sông gia đình ấy gần biển nhất, chắc chắn một điều con sóng của dòng sông sẽ lan rộng, lan xa hơn nữa tới tận chân trời của hạnh phúc.

Truyện ngắn” Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Đình Thi không những thành công ở nội dung mà còn nổi bật ở nghệ thuật. Việc khai thắc đề tài chiến tranh, chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Tác phẩm đã có những tác động quan trọng trong việc khai thác đề tài đó. Chuyện kể một cách giản dị tự nhiên nhưng đem lại hiệu quả nghệ thuật bất ngờ với những thông điệp nghệ thuật sâu sắc. Câu chuyện về một gia đình có mối thù với đế quốc và có truyền thống cách mạng. Hơn thế ngòi bút của Nguyễn Đình Thi còn thành công hơn nữa trong việc xây dựng tính cách nhân vật trong từng hoàn cảnh, tình huống từng gia đoạn của phiên chuyện. Nguyễn Đình Thi đã xây dựng thành công nhân vật Việt vừa là nhân vật của đời thường vừa là nhân vật của anh hùng.

Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi – Bài làm 2

Nguyễn Thi là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn nghệ giải phóng miền Nam. Ông được mệnh danh là nhà văn của người dân Nam Bộ. Trong những tác phẩm của mình ông luôn dành bao tâm huyết để xây dựng họ thành những nhân vật văn học đáng nhớ và có cá tính.

Những đứa con trong gia đình là truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Thi rút trong tập truyện và kí (1978). Nhân vật trung tâm trong tác phẩm là Chiến và Việt. đặc biệt ở đây chúng ta đi tìm hiểu về những phẩm chất tính cách của nhân vật Việt, một chiến sĩ cộng sản anh hùng. Ngay từ nhỏ đã có một tư chất của một anh hùng nhưng cũng có phần trẻ con hồn nhiên của lứa tuổi. Có thể nói anh yêu nước là thế, căm thù giặc là thế nhưng ở cuộc sống bình thường Việt vẫn thể hiện tính cách hồn nhiên hợp lứa tuổi của mình.

Trước hết Việt sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước và lòng căm thù giặc. Ngay từ nhỏ Việt đã gắn bó với công việc đồng áng, gắn với người mẹ hay lam hay làm “ con mắt tìm việc, đôi chân dò được, lội khắp bưng này đến bưng khác”. Gia đình Việt rất giàu truyền thống cách mạng, truyền thống ấy được tạo bởi những chiến công vì nước vì dân. Truyền thống ấy còn được dệt bởi những mất mát đau thương mà kẻ thù gây ra: ông nội bị chánh tổng bắn chết, bà nội bị lính huyện đánh đập, ba Việt đi thăm dò tình hình cho ba Việt thì bị chết vì pháo của giặc, thím năm bị chúng bắn bể xuồng…Tất cả những điều đó được chú Năm ghi lại trong cuốn sổ gia đình, chú ghi chép tỉ mỉ đến từng chi tiết. những điều ghi trong đó không giống một cây hương gia phả mà là những đau thương cũng như chiến công hiển hách của gia đình. Chính vì xuất thân từ một gia đình như thế đã tác động rất nhiều đến phẩm chất anh hùng cũng như tinh thần yêu nước căm thù giặc của Việt. Đúng như chú Năm đã nói: “trăm sông đều đổ về biển, con sông của gia đình ta cũng dạt dào chảy về biển lớn” Việt lên đường đấu tranh thể hiện điều đó.

Vẻ đẹp thứ nhất của Việt chính là vẻ đẹp của tính cách hồn nhiên tỏng sáng mà hóm hỉnh, luôn vô tư và hiếu động. cậu tuy đã mười tám tuổi nhưng vẫn giữ nguyên tính cách trẻ con ấy. Cậu tư trong gia đình ấy có nụ cười lỏn lẻn rất dễ thương. Cậu hiếu động và luôn tranh phần hơn với chị từ việc đi bắt ếch đến việc đi bộ đội trước. Trong khi chị trang nghiêm bàn chuyện gia đình thì Việt lăn kềnh ra ván cười khì rình chụp con đom đóm trong lòng bàn tay làm trò chơi. Việt vô tâm để phó mặc công việc nhà cho chị “ Tôi nói rồi chị tính sao thì tính mà tôi ừ hết”. Trong hành trang đi lính của mình Việt không quên mang theo chiếc ná thun vật bất li thân gắn bó với tuổi thơ của cậu. thậm chí cách yêu chị của Việt cũng rất trẻ con, Việt dấu chị như dấu của riêng, cậu sợ mất chị trước những lời chêu đùa tếu táo của đồng đội anh em. Bản thân luôn muốn dành phần hơn với chị nhưng thật tâm thì yêu thương tình cảm biết bao. Những lần ngất đi tỉnh lại ở trong rừng chính những tình cảm của gia đình và những kỉ niệm tuổi thơ đã giúp cậu vững vàng thoát khỏi cái chết. Cả khi cận kề cái chết nhưng Việt vẫn sợ con ma cụt đầu và thằng chỏng cụt lưỡi. Điều đó cho thấy Việt vãn còn rất trẻ con và yêu thương gia đình một cách đặc biệt

Tiếp đến là phẩm chất tính cách của Việt, cậu cóphẩm chất của một người con yêu thương quý trọng những người trong gia đình mình lại vừa có phẩm chất bất khuất của người chiến sĩ cộng sản, luôn luôn gan góc. Có thể nói những phẩm chất ấy Việt được hưởng từ chính những người thân của mình. Tuổi nhỏ nhưng chí lớn, có lần Việt cùng chị Chiến đi theo du kích đánh tàu Mỹ một tên giặc đã bị chúng đạn của hai chị em. Và chiến công ấy đã được chú Năm ghi vào cuốn sổ gia đình. Việt dám xông thẳng vào đá cái thằng đã giết cha mình. Nếu không gan góc quả cảm thì sao Việt có thể lập nen chiến công ấy. Việt mặc cho sự ngăn cản của chị mà vẫn nhất quyết đăng kí tham gia đi bộ đội, trong đêm ghi tên đi tòng quân Việt đã đứng lên đầu tiên giơ tay đi đăng kí. Mục đích là để trả thù cho ba má, có thể nói Việt đã đi từ tình cảm yêu thương gia đình đến lí tưởng cao cả. Hành động xung phong đi đánh giặc không phải là tự phát mà đó là tinh thần tự giác ngộ cách mạng của tuổi trẻ miền Nam. Yêu thương gia đình cho nên kể cả khi đi đáng giặc Việt vẫn cảm thấy nhưu má luôn ở đâu đây quanh cậu, luôn dõi theo những việc cậu làm. Trước đêm đi tong quân Việt cùng chị khiêng bàn thờ ba má sang nhà chú Năm, đó là một chi tiết đẹp thể hiện truyền thống nhớ đến những người đã mất của nhân dân ta. trong thâm tâm Việt nghĩ: “ chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má chừng nào nước nhà độc lập chúng con lại rước ba má về”. Đến chú Năm cũng phải bất ngờ trước sự trưởng thành trước tuổi của Việt và chị Chiến. đức tính ấy được chú Năm khen ngợi cũng nhu động viên Việt lên đường : “ khôn việc nhà nó thu xếp được gọn, việc nước nó sẽ mở được rộng, gọn bề gia thất, đặng bề nước non”. Vào chiến trường trong trận đánh giáp là cà Việt dũng cảm dùng thư pháo tiêu diệt được một xe bọc thép của địch. Bị trọng thương hai mắt đau nhức, toàn thân đổ máu, khô khốc vì đói nhưng Việt vẫn trong tư thế tấn công tiêu diệt giặc “ tao sẽ chờ mày, trên trời có mày, dưới đất có mày, cả khu rừng này chỉ có mình tao, nếu mày bắn tao thì tao cũng bắn được mày, nghe súng nổ của các anh tao sẽ chạy tới đâm mày, mày chỉ giỏi giết gia đình tao, còn đối với tao mày chỉ là thằng chạy”. Biết bao nhiêu quyết tâm, biết bao nhiêu sự trừu mến với đồng đội, bao nhiêu sự khinh bỉ kẻ thù được thể hiện trong lời độc thoại ấy.

Quả thật Việt là một người lính chững chạc trong khi vẫn mang nét ngây thơ trong sáng của một cậu bé vừa đến tuổi thành niên. Việt đại diện cho sức trẻ tiến công thể hiện sự trưởng thành thanh niên của thời kì chống Mỹ vượt lên chính mình để đảm nhận sứ mệnh cao cả của dân tộc đã giao phó. Trong danh sách gia đình ấy Việt là khúc sông vươn xa nhất.

Qua đây ta cũng thấy được những nét nghệ thuật đặc sắc của truyện. đó là nghệ thuật trần thuật, tình huống truyện đơn giản nhưng lại mang lại sức hấp dẫn cho người đọc. Điểm nhìn trần thuật được kể thơ dòng hồi tưởng đứt nối của nhân vật Việt- một anh chiến sĩ bị trọng thương nằm trên chiến trường. Đó là phương thức ngôi kể thứ ba, người kể chuyện dấu mình đi để nhường lại ngòi bút cho nhân vật trong truyện, lối trần thuật nửa trực tiếp. Cách trần thuật như thế mang lại màu sắc trữ tình đậm đà tự nhiên sống động vì chuyện được kể qua con mắt, tấm lòng, ngôn ngữ, giọng điệu của chính nhân vật trong tác phẩm. Với hình thức trần thuật ấy tạo điều kiện cho tác giả nhập sâu hơn vào thế giới nội tâm của nhân vật để dẫn dắt câu chuyện. Câu chuyện được thuật lại đồng thời thể hiện tính cách của nhân vật. Do đó câu chuyện trở nên hấp dẫn sinh động hơn linh hoạt hơn vì không cần phụ thuộc vào trật tự logic của câu chuyện. Có thể xáo trộn thời gian, không gian chỉ cần thông qua những chi tiết hiện thực trên chiến trường mà gợi ra những dòng liên tưởng, hồi tưởng hết sức tự nhiên của nhân vật. Lần thứ hai Việt tỉnh dậy trời lất phất mưa, tiếng ếch kêu ran khiến Việt nhớ đến chuyện bắt ếch, chú Năm và cuốn sổ gia đình. Lần thứ bai tỉnh dậy, cậu nhận ra đó là ban ngày ngửi được mùi nắng và tiếng chim cu rừng quanh đây Việt nhớ đến cái ná thun và má của mình. Lần thứ tư Việt tỉnh dậy nghe thấy tiếng súng Việt sợ ma cụt đầu và nhớ về chuyện hai chị em đi lính. Cứ như thế câu chuyện của gia đình việt được tái hiện như một thước phim quay chậm mà sâu đậm trong tâm trí người đọc.

Không những thế, nghệ thuật dựng đối thoại độc thoại nọi tâm nhân vật gây xúc động và hấp dẫn. cùng lăng nghe những đạn đối thoại của chị em Việt Chiến : “ chú Năm nói tao với mày đi kì này… vậy à” hay những lời nói của chú Năm giống như những triết lý mà không hề khô khan, nó bọc lộ một cá tính bộc trực, sôi nổi của những con người Nam Bộ

Đặc biệt nhà văn còn xây dựng nhân vật mang đậm chất Nam Bộ. Người Nam Bộ vốn rất bộc trực, sôi nổi và kiên trung, bất khuất căm thù giặc sâu sắc. . tất cả những yếu tố đó hội tụ đầy đủ trong tác phẩm những đứa con trong gia đinh này.

Như vậy có thể thấy được truyện ngắn những đứa con trong gia đình đã góp thêm một phẩm chất, một tích cách đặc biệt cá tính, ấn tượng nhưng cũng bất khuất kiên trung vào tấm gương những anh hùng chiến sĩ cộng sản. Đặc biệt là người dân Nam Bộ chống Mỹ và cụ thể ở đây  là nhân vật Việt. Cậu có một trái tim nồng nàn yêu thương quê hương gia đình và xuất từ tình yêu thương ấy đi đến lí tưởng cao đẹp đó là giải phóng đất nước. đồng thời qua tác phẩm ta thấy rõ được tài năng xây dựng nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Thi.

Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi – Bài làm 3

Nhà văn Nguyễn Thi (1928 – 1968) là một cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền nam thời chống Mĩ.

Trong văn chương của Nguyễn Thi vừa giàu chất hiện thực cái dữ dội của chiến tranh vừa đằm thắm chất trữ tình. Nguyễn Thi gắn bó với vùng đất nam bộ nên những nhân vật tiêu biểu trong truyện của ông là những người nông dân nam bộ hồn nhiên trung hậu nhưng anh dũng kiên cường. Truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” 1966 là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Thi được việt trong những ngày nhân dân nam bộ anh dũng kiên cường đánh Mĩ. Truyện kể về những đứa con trong gia đình giàu lòng yêu nước quyết tam chiến đấu để trả thù nhà đền nợ nước. Hai nhân vật trung tâm của tác phẩm là Việt và Chiến nhưng nhân vật được nhà văn tô đậm nhất là nhân vật Việt.

Mặc dù trong truyện ngắn nhân vật Việt được tác giả khắc hoạ là một chiến sĩ kiên cường dũng cảm trên mặt trận nhưng trong đời sống Việt vẫn là một chàng trai tre có tính cách hồn nhiên vô tư như bao chàng trai khác.

Qua hồi ức của Việt khi còn ở nhà Việt là một chàng trai hồn nhiên trong trẻo. Khi chị Chiến doạ “thù cha chưa trả mà bỏ về thì chú chặt đầu” thì “Việt lăn kềnh ra ván cười khì khì”. Khi chị Chiến trao đổi bàn tính sắp xếp chuyện nhà thì Việt vẫn vô tư “chụp một con đom đóm úp vào trong lòng tay”. Hay khi chị Chiến trao đổi việc nhà thì Việt vừa khen thầm chị Chiến “chị nói nghe thniệt gọn” vừa “ngủ quên lúc nào không biết”. Khi ở chiến trường, đã trở thành một chiến sĩ dũng cảm rồi vẫn giữ bên mình cái ná thun bắn chim hồi nhỏ. Bị thương nằm một mình giữa rừng không sợ chết mà chỉ sợ ma và bóng đêm. Khắc hoạ nét tính cách hồn nhiên này của Việt tác giả muốn nhấn mạnh rằng Việt là một chiến sĩ dũng cảm anh hùng nhưng vẫn là một con người của đời thường như bao người trai trẻ khác.

Tuy sống hồn nhiên vô tư nhưng Việt không vô tâm với những người xung quanh. Việt luôn yêu thương cha mẹ chị em trong gia đình và người thân cũng như đồng đội xung quanh. Trong kí ức của Việt luôn in đậm hình ảnh của má. Trong cơn chập chờn tỉnh thức khi bị thương nằm một mình giữa rừng hình ảnh đầu tiên hiện về là hình ảnh người má thân yêu. “Việt tỉnh dậy lần thứ tư trong đầu còn thoáng hình ảnh người mẹ” và “Việt ước gì bây giờ được gặp má”. Khi hai chị em cùng sắp xếp việc nhà cũng là lúc “cả hai chị em cùng nhớ đến má” và lo đưa bàn thờ của má gửi sang nhà chú năm trước khi đi đánh giặc.

Đối với chị Chiến, Việt dành cho chị một tình thương sâu đậm. Việt đã coi chị như người mẹ, vâng lời sắp đặt việc nhà của chị. Tình thương chị Chiến được thể hiện rõ nhất khi hai vhị em khiêng bàn thờ má sang nhà chú năm “nghe tiếng chân chị Việt thấy lòng thương lạ”, “lần đầu tiên Việt muốn thấy lòng mình rõ như thế”.

Đối với những người thân yêu như chú năm, anh Tám và những người đồng đội khác thì Việt vừa yêu thương vừa gắn bó tin cậy. Khi bị thương nằm giữa rừng Việt vừa nghĩ đến má vừa nhớ đến anh Tám “Việt muốn chạy thật nhanh” để gặp lại anh Tám níu chặt lấy anh mà khóc”. Việt hồn nhiên vô tư trong cuộc sống nhưng lại rất giàu lòng yêu thương gắn bó vơói mọi người, đó là một nét tính cách nổi bật ở nhân vật Việt.

Nhà văn Nguyễn Thi tập trung khắc hoạ nét tính cách nổi bật của nhân vật Việt là tính cách của một con người dũng cảm kiên cường. Khi còn ở nhà “ý nghĩ đi bộ đội luôn thôi thúc Việt” đến nỗi “Việt đi đâu chị Chiến cũng dòm chừng coi Việt có bọc quần áo theo không” vì sợ Việt trốn nhà đi bộ đội. Mặc cho chị Chiến can ngăn Việt vẫn không nhường chị đi bộ đội trước Việt vẫn giành chị để được đi. May nhờ chú năm xin cho cả hai đi bộ đội thì mọi việc mới ổn.

Những ngày ở chiến trường Việt luôn tỏ ra là một chiến sĩ dũng cảm kiên cường trong một trận đánh ác liệt sau khi tiêu diệt được một xe bọc thép đầy Mĩ Việt bị thương nặng kiệt sức nằm giữa rừng vẫn ở trong tư thế chiến đấu “Việt vẫn còn đây nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng ngón cái còn lại sẵn sàng nổ súng”. Không chỉ ở tư thế chiến đấu mà Việt còn kiên cường hơn thế tự lết thân mình về phía mặt trận “Việt đã bò đi được một đoạn cây súng đẩy đi trước, hai cùi tay lôi người theo chính trận đánh đang gọi Việt đến”.

Việt mang nặng thù nhà nợ nước nên tinh thần chiến đấu luôn thôi thúc Việt và Việt đã chiến đấu đúng  nghĩa của một người anh hùng. Việt là hình ảnh của một người thanh niên thời đại mới có khí phách kiên cường bất khuất.

Với kết cấu tác phẩm theo lối đồng hiện, với nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật đa dạng độc đáo và ngôn ngữ đời thường giàu chất nam bộ, nhà văn đã xây dựng được nhân vật Việt một cách sinh động. Nhân vật Việt là mẫu người anh hùng của nhân dân nam bộ thời đánh Mĩ. Họ vừa mang nặng mối thù chung và mối thù riêng đã ra đi chiến đấu  đến hơi thở cuối cùng cho sự nghiệp giải phóng đất nước.

Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi – Bài làm 4

I. MỞ BÀI

   Truyện Những đứa con trong gia đình là một số những tác sáng tác xuất sắc nhất của Nguyễn  Thi. Thiên truyện thành công ở nhiều mặt, nhưng nổi bật nhất là nghệ thuật xây dựng nhân vật. Tác giả đã giành nhiều trang miêu tả những nét tính cách độc đáo của Việt, nhân vật trung tâm đã tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm.

II. THÂN BÀI

   Truyện Những đứa con trong gia đình được kết cấu theo những đợt hồi tưởng của người lính trẻ tên Việt bị trọng thương, thất lạc đồng đội trong mây ngày đêm. Diễn biến truyện hết sức linh hoạt xáo động không gian lẫn thời gian, chéo quá khứ với hiện tại, trong đó nhân vật Việt hiện lên với đầy đủ các về tính tình, tình cảm, và tinh thần chiến đấu.

   1. Tính tình hồn nhiên, thú vị

   Là một chiến sĩ trẻ, Việt vẫn giữ tính hồn nhiên của một thằng trai mới lớn. Việt luôn luôn giữ trong mình cái ná thun mà từ nhỏ Việt đã từng bắn chim. Còn hiện tại, Việt cầm súng tự động, bả súng còn thơm gỗ, đánh Mĩ bằng lê, ná thun vẫn còn nằm gọn trong túi áo.

   – Bị thương nặng đến đêm thứ hai, trong bóng đêm vắng lặng và lạnh Việt không sợ chết mà lại sợ bóng đêm và sợ ma.

   – Việt rất yêu thương chị Chiến nhưng hay tranh giành với chị, từ những đêm soi ếch ngoài ruộng đến việc lập chiến công. Soi ếch thì chú Năm đứng ra phân xử vì chị Chiến và Việt ai cũng giành phần nhiều là của minh, chị Chiến bao giờ cũng thương Việt. Sau này lớn lên, vết đạn bắn thằng Mĩ trên sông Định Thuỷ, chị cũng nhường…

   – Rồi đến đêm mít-tinh ghi lên lòng quân, hai chị em cùng tranh giành đi bộ đội, thật cảm động.

   – Ở đơn vị, Việt rất yêu quý đồng đội nhưng không nói thật là mình có Việt dấu chị như giấu của riêng vậy. Cậu sự mất chị mà!

   2. Tình thương yêu gia đình sâu đậm

   a) Vốn mồ côi, chị Hai ở xa, đứa em út còn nhỏ, tình cảm thương yêu Việt đối với chị thật sâu đậm. Sau khi cùng ghi lên vào bộ đội, sắp xếp việc xong. Việt và Chiến cùng khiêng bàn thờ má gởi sang nhà chú Năm. Việt khiêng trước. Chị Chiến khiêng bình bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị, Việt thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế. Còn mối thù thằng Mĩ thì có thế rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai.

   b) Ngoài tình thương chị, Việt còn rất thương mến chú Năm. Tình cảm hình thành từ những ngày Việt đang còn nhỏ. Việt thương chú Năm vì hồi đó hay bênh Việt. Mỗi khi cất giọng hò, chú làm như Việt chính là nơi cụ thể đế gởi gắm những câu hò đó. Theo từng hình ảnh liên tưởng của chú Năm, có Việt biến thành tấm áo và quàng hoặc con sông dài cá khi thì Việt thành người nghĩa quân Trương Định, ngọn đèn biển gò Công hoặc ngôi sáng ở Tháp Mười.

   c) Trong lúc Việt bị thương, hình ảnh cuả cha mẹ thân yêu luôn chập chờn ẩn hiện trong hồi ức của Việt với bao kỉ niệm chua xót lẫn ngọt ngào. Dường như cuộc đời vất vả của má, mọi ý nghĩ lặng lẽ trong đêm của má. cả những hiểm nguy gian lao của má đã trải qua một cách không hề sợ hãi, tất cả đều được gom và dồn lại vào trong ý nghĩ cuối cùng này: "Để má ráng nuôi bây lớn coi bây có làm được gì cho cha mày vui không? ”

   3.Tính cách anh hùngề tinh thần chiến đấu dũng cảm

   a) Phải sống chiến đấu như thế nào, trả thù nhà, đền nợ nước sao cho xứng đáng là những đứa con trong một gia đình có truyền thống yêu nước, gắn bó với cách mạng từ thời chống Pháp đến thời chống Mĩ ?… Việt đã chiến đấu bằng tất cả sức mạnh thể chất lẫn tinh thần, bằng ý chí bất khuất thừa hưởng từ một gia đình cách mạng. Ông nội của Việt, chú Năm, ba Việt đều tham gia kháng chiến chống Pháp. Cha bị Tây chặt đầu, mẹ bị trúng pháo của giặc, những hình ảnh thê thảm đó mãi in sâu trong tâm trí Việt. Chính mối thù nhà là động lực tinh thần và tình cảm thúc đẩy chị em Việt anh dũng chiến đấu.

   b) Giữa trận đánh. Việt bị thương nặng. Mất liên lạc với đồng đội, trơ trọi một thân, chịu đói chịu khát, mình đầy thương tích, Việt vẫn can đảm chịu đựng, Việt mới cảm thấy chân tay tê dại, khắp người, nước hay máu không biết, chỗ ướt sùng, chỗ dẻo quẹo, chỗ khô cứng (,..)Trời tối kì lạ Việt cho mũi lê đi trước, rồi tới hai cùi tay, hai cái chân nhức nhối cho nó đi sau cùng. Sau đó, Việt bò gấp qua những cái gì nữa Việt không cần biết, quên khắp cả người đang bị rì máu, quên cả trận địa sắt thép ngổn ngang mà một cành cây nhỏ đụng vào người Việt bây giờ cũng làm nặng thêm thương tích.

   c) Dù lúc tỉnh lúc mê, Việt vẫn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu mỗi khi choàng dậy, Việt day họng súng về hướng đó “Nếu mày đổ quân thì súng tao còn đạn”, Việt ngầm bảo bọn địch khi nghe tiếng xe bọc thép của chúng chạy mỗi lúc một gần.

   – Tỉnh dậy lần thứ tư giữa đêm sâu thẳm, nghe tiếng súng đồng đội từ nơi xa, Việt vẫn cố gắng bò về hướng đó. Việt đã cố gắng bò đi được một đoạn, cây súng đẩy đi trước, hai cùi tay lôi tay của người theo. Việt cũng không ý thức răng mình đang bò đi, mà chính trận đánh đang gọi Việt đến.

   –  Cuối cùng, đồng đội đã tìm được Việt. Dù kiệt sức, Việt vẫn giữ tư thế sẵn sàng chiến đấu sinh tử với kẻ thù: một ngón tay của cậu vần còn nhúc nhích, một viên đạn đã lên nòng và chung quanh cậu, dấu xe bục thép cồn nằm ngang dục. Hình ảnh người lính bị thương vẫn giữ tư thế sẵn sàng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng đã thể hiện được tính cách anh hùng của nhân vật.

III. KẾT BÀI

   Nguyễn Thi đã miêu tả nhân vật một cách sắc nét, từ tính tình, tình cảm tinh thần chiến đấu, không bằng những sắc màu ưtrng lệ mà qua hàng loạt hình ảnh sống thực, hồn nhiên đầy cảm động. Với ngôn ngữ mang màu sắc Nam Bộ những chi tiết về dáng cách, cử chỉ, lời nói của nhân vật, phát huy tối đa lời thoại nội tâm, những độc thoại khi đứt khi nối tưởng chừng như rời rạc nhưng thật chặt chẽ, truyện đã khắc hoạ hình tượng của một nhân vật tuổi trẻ anh hùng, đại biểu cho thế hệ thanh niên miền Nam anh hùng trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.

Từ khóa tìm kiếm

  • phân tích hình ảnh nhân vật việt lết về phía tiếng súng
  • phan tich ve dep kien cuong bat khuat cua viet tronh nhung dua con trong gia dinh

Bài viết liên quan

0